Cách mưu cầu lẽ thật (2)

Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta toàn nói về mục lớn đầu tiên nằm trong chuyện thực hành cách mưu cầu lẽ thật, đó là “buông bỏ”. Lần trước, chúng ta đã thông công về điều thứ ba trong nội dung “buông bỏ” là “buông bỏ những rào cản giữa mình và Đức Chúa Trời và sự thù địch đối với Ngài”, đây vốn là một nội dung hoàn toàn mới. Nội dung này không chỉ có một phương diện duy nhất này, mà còn bao gồm rất nhiều mục và rất nhiều nội dung. Những nội dung này đều là những gì mà người ta trải nghiệm trong quá trình Đức Chúa Trời làm công tác, đều liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sự mưu cầu của người ta, cho nên mục đầu tiên không thể không thông công chính là những quan niệm và tưởng tượng của con người về Đức Chúa Trời. Đây là một chủ đề mà người ta không thể tránh khỏi trong quá trình đi trên con đường tin Đức Chúa Trời. Lần trước, Ta đã thông công một phần của nội dung này, các ngươi nói xem, cụ thể đã thông công những gì. (Thưa, lần trước Đức Chúa Trời đã thông công về việc buông bỏ những rào cản giữa mình và Đức Chúa Trời và sự thù địch đối với Ngài. Trước hết, Đức Chúa Trời vạch rõ những quan niệm và tưởng tượng mà chúng con nảy sinh về công tác của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như, trong chúng con có những quan niệm và tưởng tượng về ngày của Đức Chúa Trời, chúng con còn cho rằng công tác của Đức Chúa Trời rất siêu nhiên, chỉ cần Đức Thánh Linh công tác và làm cảm động người ta, thì người ta sẽ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì và tâm tính bại hoại của họ cũng sẽ được thay đổi. Trong khi vạch rõ những quan niệm và tưởng tượng này, Đức Chúa Trời cũng nói cho chúng con biết rằng kết quả mà Đức Chúa Trời muốn đạt được trong công tác của Ngài chính là nhào nặn lời Ngài vào trong chúng con, để khi gặp chuyện gì đó trong cuộc sống thường nhật thì chúng con có thể thực hành theo lời Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật – đây là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với mỗi người chúng con.) Còn ai muốn bổ sung gì không? (Thưa, lần trước Đức Chúa Trời còn thông công về chuyện người ta cho rằng Đức Chúa Trời dựa vào những biểu hiện nhất thời của người ta mà quy định họ, còn cho rằng khi tuân giữ những quy định và hành vi tốt bên ngoài là người ta đang làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và có thể được cứu rỗi – những điều này đều là quan niệm và tưởng tượng của con người. Còn nữa, khi người ta yếu đuối hoặc bộc lộ sự phản nghịch và bại hoại, họ cho rằng Đức Chúa Trời sẽ sửa dạy và trừng phạt họ, đây cũng là một loại quan niệm và tưởng tượng. Nhờ Đức Chúa Trời vạch rõ những quan niệm và tưởng tượng này của con người, mà chúng con hiểu được rằng, điều Đức Chúa Trời muốn không phải là hành vi tốt bề ngoài của người ta, Ngài cũng không muốn bắt người ta tuân giữ một vài cách làm và quy định bề ngoài. Thay vào đó, Ngài hy vọng khi chúng con gặp chuyện thì có thể tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật.) Có phải nơi mỗi người đều những quan niệm và tưởng tượng này với nhiều mức độ khác nhau không? (Thưa, phải.) Khi vẫn chưa bắt đầu mưu cầu lẽ thật, hoặc khi chưa hiểu lẽ thật và chưa đạt được lẽ thật, thì người ta có khuynh hướng dựa vào những quan niệm và tưởng tượng này để suy đoán cách Đức Chúa Trời làm công tác hoặc kết luận Ngài sẽ làm công tác như thế nào. Đồng thời, người ta còn có khuynh hướng dựa vào những suy đoán này mà quy định bản thân, quy định kết cục của mình, và chuyện sau này mình được phúc hay chịu họa. Cho nên, trong quá trình người ta mưu cầu lẽ thật, những quan niệm và tưởng tượng này sẽ trở thành chướng ngại ở mức độ rất lớn đối với chuyện người ta tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, mưu cầu và đạt được lẽ thật. Nói cách khác, nếu người ta không thể buông bỏ những quan niệm và tưởng tượng này, vẫn xem nó là động lực và nguồn gốc cho việc tin và đi theo Đức Chúa Trời, vậy thì những quan niệm và tưởng tượng này sẽ cản trở người ta mưu cầu lẽ thật và đạt được lẽ thật ở mức độ rất lớn. Cuối cùng, người ta chỉ có thể dựa vào quan niệm và tưởng tượng để quy định giá trị, thân phận và địa vị của mình trước mặt Đức Chúa Trời, quy định sau này mình có thể được đãi ngộ như thế nào ở nhà Đức Chúa Trời, trong tương lai sẽ có đích đến như thế nào, được phúc lành ra sao, có bao nhiêu thẩm quyền, có thể cai quản mấy thành, là trụ cột hay là rường cột ở thiên đàng, hoặc là đời này có thể đạt được bao nhiêu, đời sau có thể đạt được bao nhiêu. Bởi vì những quan niệm và tưởng tượng này liên quan đến cuộc sống của người ta, cũng liên quan đến sự mưu cầu của người ta, cho nên chúng sẽ ảnh hưởng đến con đường mà người ta đi, đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến kết cục và đích đến cuối cùng của người ta. Nếu người ta sống và mưu cầu trong quan niệm và tưởng tượng, thì họ sẽ không tránh khỏi việc dựa vào quan niệm và tưởng tượng để nhìn nhận, phán xét và quy định mọi sự. Cho nên, bất kể Đức Chúa Trời cung ứng lẽ thật như thế nào, bất kể Ngài đã nói cho con người biết họ nên có quan điểm nào, nên đi con đường nào, chỉ cần người ta không buông bỏ quan niệm và tưởng tượng của mình, thì họ vẫn sẽ tiếp tục sống theo chúng, và những quan niệm, tưởng tượng này tự nhiên sẽ trở thành sự sống của người ta, trở thành quy luật mà người ta dựa vào để sinh tồn, sẽ không tránh khỏi chuyện chúng trở thành phương thức và phương pháp xử lý đủ loại sự việc và sự vật của người ta. Một khi quan niệm và tưởng tượng của người ta đã trở thành nguyên tắc và tiêu chuẩn để họ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động, thì bất kể người ta tin Đức Chúa Trời như thế nào, mưu cầu ra sao, chịu bao nhiêu khổ, trả bao nhiêu giá, thì đều uổng công cả. Chỉ cần người nào sống theo quan niệm và tưởng tượng, thì người đó chính là người chống đối và đối địch Đức Chúa Trời, họ không có sự thuận phục thực sự đối với hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt hay những yêu cầu của Ngài. Cuối cùng, kết cục của họ rất thảm thương. Ngươi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, đã dâng mình cho Đức Chúa Trời, đã bôn ba và trả giá rất nhiều, nhưng bởi vì xuất phát điểm và nguồn gốc trong mỗi việc ngươi làm đều là quan niệm và tưởng tượng của ngươi, vậy thì ngươi không thực sự tiếp nhận và thuận phục Đức Chúa Trời. Cho dù những quan niệm và tưởng tượng này xuất phát từ sách vở, từ xã hội, hay là từ dục vọng và sở thích cá nhân của ngươi, tóm lại, chỉ cần là quan niệm và tưởng tượng thì chúng không phải là lẽ thật và chúng đối địch với lẽ thật, chúng chính là chướng ngại vật cản trở người ta tiếp nhận lẽ thật, là kẻ thù của Đức Chúa Trời và lẽ thật. Cho nên, chỉ cần ngươi sống theo quan niệm và tưởng tượng của mình, thì ngươi cũng sẽ dựa vào quan niệm và tưởng tượng mà đánh giá và nhìn nhận mọi sự, cuối cùng ngươi chắc chắn sẽ vì quan niệm và tưởng tượng của mình mà phản nghịch hoàn cảnh Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi, phản nghịch sự dẫn dắt hoặc tể trị của Đức Chúa Trời trên ngươi. Tóm lại là ở đây chẳng có sự tiếp nhận và thuận phục thực sự nào cả. Tại sao? Tại vì cho dù ngươi chịu bao nhiêu khổ, trả bao nhiêu giá, nhưng chỉ cần ngươi sống theo quan niệm và tưởng tượng, thì việc chịu khổ và trả giá của ngươi không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật và không liên quan gì đến lẽ thật. Có thể nói, việc chịu khổ và trả giá của ngươi được thực hiện dựa trên quan niệm và tưởng tượng của con người, dựa trên sở thích của ngươi, và để thỏa mãn dục vọng xác thịt của ngươi, thỏa mãn một mục đích nào đó của ngươi. Chuyện này cũng giống như những gì mà Phao-lô đã biểu hiện, ông đã làm rất nhiều công tác, bôn ba rất nhiều, rao truyền phúc âm khắp hơn nửa châu Âu, nhưng cho dù chịu khổ, trả giá và bôn ba bao nhiêu, ông lại chẳng bao giờ có tư tưởng và quan điểm phù hợp với lẽ thật, chẳng bao giờ tiếp nhận lẽ thật, chẳng bao giờ có thái độ thuận phục Đức Chúa Trời và trải nghiệm thực sự trong việc thuận phục Đức Chúa Trời – thay vào đó, ông luôn sống trong quan niệm và tưởng tượng của mình. Quan niệm và tưởng tượng cụ thể của ông là gì? Là khi đã xong sự chạy, đã đánh trận tốt lành, thì mão triều thiên của sự công bình được dành sẵn cho ông – đây chính là quan niệm và tưởng tượng của Phao-lô. Cơ sở lý luận trong quan niệm và tưởng tượng của Phao-lô cụ thể là gì? Chính là Đức Chúa Trời sẽ dựa vào mức độ bôn ba, cái giá đã trả và mức độ chịu khổ để quy định kết cục của một con người. Dưới cơ sở lý luận của một loại quan niệm và tưởng tượng như vậy, Phao-lô đã bất tri bất giác đi lên con đường của kẻ địch Đấng Christ. Kết quả là khi đi đến cuối đường, ông không nhận biết, càng không hối cải chút gì về hành vi và biểu hiện chống đối Đức Chúa Trời cũng như thực chất chống đối Đức Chúa Trời của mình. Ông vẫn bám vào quan niệm và tưởng tượng ban đầu của mình để tin Đức Chúa Trời, nên chẳng những ông không có một chút thuận phục thực sự nào đối với Đức Chúa Trời, ngược lại ông còn cho rằng mình càng có tư cách để đổi lấy kết cục và đích đến tốt đẹp từ Đức Chúa Trời. “Đổi lấy” là cách nói dễ nghe, cách nói văn minh, nhưng thực ra đó không phải là đổi, ngay cả giao dịch cũng không phải, mà là ông trực tiếp đòi hỏi Đức Chúa Trời, thẳng thừng yêu cầu Đức Chúa Trời. Ông yêu cầu Đức Chúa Trời như thế nào? Như ông đã nói, “Ta đã xong sự chạy, đã đánh trận tốt lành, thì mão triều thiên vinh hiển được dành cho ta. Đây là điều ta đáng có được, Đức Chúa Trời đương nhiên nên ban cho ta”. Con đường mà Phao-lô đã đi là con đường chống đối Đức Chúa Trời, khiến ông đi đến sự diệt vong, và kết quả là cuối cùng chịu sự trừng phạt. Điều này không thể tách rời khỏi quan niệm và tưởng tượng của ông về Đức Chúa Trời. Ông luôn bám giữ quan niệm và tưởng tượng của mình mãi không buông, ông gạt sang một bên những lời Đức Chúa Trời đã phán, những lẽ thật – con đường sự sống – mà Đức Chúa Trời cung ứng cho con người, thậm chí còn có thái độ xem thường và khinh miệt, ngay cả sự thật rằng Đức Chúa Jêsus Christ là nhập thể mà ông cũng không thừa nhận hay tiếp nhận. Lúc đã đi đến cuối đường, ông vẫn giữ chặt quan niệm và tưởng tượng của mình mãi không buông, cứ tiếp tục kèn cựa với Đức Chúa Trời, cuối cùng ông đi đến kết cục tất yếu là bị diệt vong. Cho nên, trong quá tin Đức Chúa Trời, nếu người ta có thể buông bỏ đủ loại cảm xúc tiêu cực, có thể buông bỏ một vài thứ trong cuộc sống hiện thực gây cản trở người ta mưu cầu lẽ thật, nhưng lại không thể buông bỏ những rào cản giữa mình và Đức Chúa Trời hoặc sự thù địch đối với Ngài, thì đây chính là chuyện rất đáng tiếc và đáng buồn, cuối cùng, thứ mà con người thu hoạch được chính là kết cục bị trừng phạt giống Phao-lô. Đây là chuyện chắc chắn, không thể nghi ngờ gì nữa. Cho nên trong việc thực hành nội dung về “buông bỏ” này, thì mục “buông bỏ những rào cản giữa mình và Đức Chúa Trời hoặc sự thù địch đối với Ngài” là hết sức quan trọng, đây là mục quan trọng nhất và không thể bỏ qua. Ngươi phải thường xuyên kiểm điểm xem: Trong mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời và trong quá trình ngươi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, ngươi vẫn còn những quan niệm và tưởng tượng nào chắn ngang giữa ngươi và Đức Chúa Trời, không phù hợp với lẽ thật, với ý của Đức Chúa Trời và với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngươi nên kiểm điểm chúng và đối chiếu chúng với lời Đức Chúa Trời, sau đó buông bỏ chúng. Mục đích của việc buông bỏ không phải là để làm cho xong quá trình, mà là để tiếp nhận lẽ thật, để tiếp nhận nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã đưa ra cho con người về phương diện này, dùng những nguyên tắc lẽ thật này để thay thế cho quan niệm và tưởng tượng của ngươi, thay đổi quan điểm và phương hướng mưu cầu của ngươi, để trong đời sống và trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời, ngươi có thể tương hợp với Đức Chúa Trời, chứ không phải tương hợp với quan niệm và tưởng tượng của ngươi. Đức Chúa Trời làm công tác là để giải quyết quan niệm và tưởng tượng của con người, Ngài cung ứng lẽ thật cho con người cũng là để giải quyết quan niệm và tưởng tượng của họ. Thông qua việc giải quyết quan niệm và tưởng tượng của con người, Đức Chúa Trời khiến cho con người có tư tưởng và quan điểm đúng đắn, có lập trường và góc nhìn đúng đắn để tiếp cận với mỗi một hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt, mỗi một chuyện mà họ gặp phải trong cuộc sống. Đức Chúa Trời làm công tác và phán lời để cung ứng lẽ thật cho con người, không phải là để hoàn thiện quan niệm và tưởng tượng của con người, mà là để đập tan quan niệm và tưởng tượng của con người, cuối cùng khiến cho con người buông bỏ quan niệm và tưởng tượng của mình, đạt được nhận thức về Đức Chúa Trời.

Trước đây, chúng ta đã thông công về một vài quan niệm và tưởng tượng của con người đối với công tác của Đức Chúa Trời. Ngoài những quan niệm và tưởng tượng này ra, nơi con người còn tồn tại một vài quan niệm và tưởng tượng khác về công tác của Đức Chúa Trời, đây là những thứ mà người ta nên buông bỏ trong quá trình mưu cầu lẽ thật. Chẳng hạn như, người ta cho rằng khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời rồi, nếu có thể mưu cầu lẽ thật thì người ta sẽ hoàn toàn được đổi mới, và khi lời Đức Chúa Trời trở thành sự sống của người ta rồi thì người ta sẽ có sự sống hoàn toàn mới, sẽ thay da đổi thịt trở thành một con người mới. Người ta còn cho rằng tố chất của họ sẽ được nâng cao, bản năng cũng phần nào thay đổi, và nơi họ sẽ thường xuyên xảy ra một vài chuyện mà họ không ngờ tới. Nghĩa là có một vài chuyện mà tố chất và bản năng của họ vốn không thể làm được thì bây giờ chẳng những họ có thể làm, mà còn làm một cách vô cùng tự nhiên và suôn sẻ. Không chỉ thế, trong quá trình tin Đức Chúa Trời, có người còn thường cảm thấy sau khi mưu cầu lẽ thật thì tính cách và tính khí của mình trở nên tốt hơn, mắt cũng sáng hơn trước kia, tai cũng nghe tốt hơn trước kia, thỉnh thoảng soi gương còn cảm thấy mình sao càng ngày càng giống thiên sứ, dáng vẻ càng ngày càng xinh đẹp, đầy sức sống hơn trước kia. Thậm chí có người còn cảm thấy một vài thói quen sinh hoạt của mình đã có sự thay đổi, quy luật sống cũng khác đi – nếu trước kia mà đi ngủ quá muộn thì họ ngáp liên tục, nhưng từ sau khi mưu cầu lẽ thật thì những phản ứng này đều không còn nữa, đặc biệt thần kỳ. Trong quan niệm và tưởng tượng của mình, người ta cho rằng, sau khi họ mưu cầu lẽ thật, Đức Chúa Trời đã làm một vài công tác trên họ khiến họ có sự biến đổi không ngờ tới. Nó bao gồm chuyện tố chất người ta đột ngột được nâng cao, họ sẽ từ tố chất bình thường hoặc rất kém, trở nên đặc biệt thông minh, giỏi giang và từng trải, trở thành một người có tố chất và sự khôn ngoan, hơn nữa cảnh giới tư tưởng cũng được nâng cao. Khi mới tin Đức Chúa Trời và dự tính mưu cầu lẽ thật, họ đã có những tưởng tượng rất hão huyền và phi thực tế về chuyện mưu cầu lẽ thật này, tóm lại mọi tưởng tượng của họ đều không phù hợp với thực tế. Người ta cho rằng chỉ cần họ mưu cầu lẽ thật thì rất nhiều phương diện của họ sẽ được nâng cao và nhảy vọt, thậm chí có vài lĩnh vực còn có thể hơn hẳn người thường. Cho nên có người lấy tên là Lã Siêu, có người lấy tên là Mã Siêu, còn có người lấy tên là Ngưu Siêu. Ý nghĩa của cái tên này chính là họ hơn hẳn lừa, ngựa, trâu, tức là chạy nhanh hơn ngựa, mạnh hơn lừa và trâu. Lừa bình thường chở đồ vô cùng khoẻ, ngựa có sức chạy đặc biệt, trâu thì vô cùng chịu khó, cho nên họ lấy tên là Lã Siêu, Mã Siêu và Ngưu Siêu. Ngươi xem, mấy cái tên này họ đều ngâm cứu kỹ mới chọn. Trong chuyện người ta chọn tên cho mình, có thể thấy được người ta có sự lý giải riêng về công tác của Đức Chúa Trời, tiếc thay lý giải này không phù hợp với lẽ thật và không phải là điều tích cực, mà là quan niệm và tưởng tượng của con người. Cho dù những quan niệm và tưởng tượng này lệch lạc hay cực đoan, thì tóm lại chúng đều không khớp với sự thật và lẽ thật, chúng rất trống rỗng và liên quan đến những thứ siêu nhiên. Nguyên tắc Đức Chúa Trời làm công tác trên con người là: bất kể người ta có tố chất, năng lực công tác hoặc năng lực xử sự như thế nào, bất kể bản năng bẩm sinh của người ta là gì, bất kể tính cách, thói quen, quy luật sống, hứng thú, sở thích, thậm chí giới tính của người ta là gì, tóm lại Đức Chúa Trời làm công tác là dựa trên những nền tảng như tố chất, bản năng, tính cách, thói quen vốn có của người ta, quy luật sống đúng đắn và cả sở thích chính đáng của người ta, v.v. để đạt được kết quả khiến người ta hiểu, tiếp nhận và thuận phục lẽ thật, rồi bước vào thực tế lẽ thật. Vậy kết quả này đạt được dựa trên nền tảng gì? Chính là trên nền tảng rằng người ta có năng lực hiểu rõ lẽ thật, có năng lực lĩnh hội lẽ thật, và có nhân tính bình thường, chứ không phải trên nền tảng của cái gọi là nhân tính xuất chúng, cũng không phải trên nền tảng của nhân tính siêu nhiên. Cho nên, bất kể chúng ta thông công về phương diện lẽ thật nào đi nữa, thì đều là để ngươi bước vào những lẽ thật đó trên nền tảng là ngươi có nhân tính bình thường và năng lực lĩnh hội lẽ thật. Nhưng quan niệm và tưởng tượng của con người thì hoàn toàn trái ngược. Họ cho rằng khi Đức Chúa Trời làm công tác bày tỏ lẽ thật thì kết quả đạt được trên con người trái ngược với tố chất và bản năng vốn có của con người, cũng trái ngược với tính cách, thói quen, hứng thú và sở thích của con người. Người ta thường hy vọng nơi họ sẽ xuất hiện kỳ tích, nơi họ sẽ xuất hiện những chuyện siêu nhiên, những chuyện không ngờ tới vượt quá tố chất và bản năng của họ, thay vì họ bỏ công sức một cách vững vàng thực tế vào việc tìm kiếm lẽ thật. Sự thật này chứng tỏ điều gì? Có phải người ta xem việc mưu cầu lẽ thật là điều gì đó đặc biệt siêu nhiên và trống rỗng hay không? Có phải họ xem phương thức Đức Chúa Trời làm công tác trên con người cũng vô cùng siêu nhiên và trống rỗng hay không? (Thưa, phải.) Người ta thường hy vọng mình càng mưu cầu lẽ thật thì tố chất càng cao, hoặc mình nghe giảng đạo nhiều hơn, tiếp nhận lẽ thật và hiểu lẽ thật nhiều hơn, thì tố chất sẽ được nâng cao hơn trước. Đây có phải là quan niệm và tưởng tượng không? (Thưa, phải.) Chẳng hạn như chuyện học một nghiệp vụ: Lúc trước đi học ở trường, ngươi muốn nắm vững một nghiệp vụ thì phải học thuộc lòng, phải thức khuya dậy sớm, tận dụng thời gian rảnh rỗi mà bỏ công sức vào việc học. Nhưng sau khi tin Đức Chúa Trời, ngươi lại cho rằng chỉ cần Đức Thánh Linh làm công tác thì tố chất của người ta sẽ được nâng cao, người ta sẽ có sự biến đổi, sẽ không giống với trước đây nữa. Thế là ngươi quy định rằng dù Đức Chúa Trời làm như thế nào thì người ta chỉ cần phối hợp là được, không cần bỏ công sức vào việc mưu cầu lẽ thật và học tri thức nghiệp vụ, chỉ cần có thể làm bổn phận là được rồi, như vậy vẫn có tiến bộ trong chuyện tin Đức Chúa Trời như thường. Có phải người ta tưởng tượng như vậy không? (Thưa, phải.) Các ngươi nói xem, mưu cầu như vậy có đúng không? Mưu cầu như vậy có thể có được sự biến đổi thực sự không? (Thưa, không thể.) Không thể nào có sự biến đổi. Chẳng hạn như, có vài người cho rằng muốn hát hay thì nhất định phải thức khuya dậy sớm tập luyện, còn phải học lỏm chiêu của người khác, phải nghe đủ loại nhạc để học hỏi ưu điểm của người khác, như vậy mới có thể có thành tựu. Nhưng ngược lại, có vài người cho rằng hát hay là do thiên phú, có ân tứ và thích hát thì mới có thể hát hay, còn không có ân tứ và không có sở thích này thì chỉ có thể cậy dựa vào sự cảm động của Đức Thánh Linh mới có thể hát hay, hát có cảm xúc và đem lại sự hưởng thụ cho người nghe được. Do đó, đa số mọi người vẫn ôm một loại ảo tưởng như vậy, họ cậy dựa vào sự cảm động của Đức Thánh Linh, nếu không thì không mở miệng hát được. Đây chẳng phải là quan niệm và tưởng tượng sao? Có người cho rằng không cần bỏ nhiều công sức vào việc học tri thức nghiệp vụ đến vậy, chỉ cần mưu cầu lẽ thật thì Đức Chúa Trời sẽ ra tay, và những hy sinh vô vị mà con người làm đều vô dụng và uổng công mà thôi. Họ cho rằng Đức Chúa Trời làm một công tác thì sẽ có ích hơn bất kỳ công sức nào mà con người bỏ ra, cho nên chỉ cần người ta thành tâm làm bổn phận và sẵn lòng dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, thì Đức Thánh Linh sẽ công tác nơi họ, khi đó tố chất và năng lực của họ trong phút chốc sẽ được nâng cao và vượt quá phạm vi nhân tính bình thường – trước đây họ không hiểu thông suốt được thì bây giờ đã thông suốt, trước đây đọc sách không đọc được hai dòng một lúc, sau khi tin Đức Chúa Trời thì có thể đọc được mười dòng một lúc, hơn nữa còn có thể đọc đến đâu nhớ đến đấy. Nhưng họ luyện tập được như thế nào cũng không đạt đến mức độ như vậy, thế là họ ngẫm nghĩ: “Phải chăng Đức Chúa Trời không ân đãi mình? Lẽ nào khi làm bổn phận, mình vẫn chưa chịu đủ khổ, chưa đủ thành tâm hay sao?”. Có phải như vậy không? (Thưa, không phải.) Ngươi cho rằng ngươi càng có thể đạt đến sự siêu nhiên, vượt quá phạm vi năng lực và tố chất của mình thì chứng tỏ đây là công tác của Đức Chúa Trời; ngươi cho rằng mình càng có lòng thành, càng có lòng phối hợp, thì Đức Chúa Trời càng công tác trên ngươi và tố chất, năng lực của ngươi sẽ càng cao. Đây có phải là quan niệm và tưởng tượng của con người không? (Thưa, phải.) Có phải các ngươi đặc biệt thích ý nghĩ đó không? (Thưa, phải.) Nghĩ như thế thì kết quả sẽ là gì? Chẳng phải là luôn thất bại và không bao giờ thành hiện thực sao? Có những người còn tiêu cực, nói rằng: “Tôi đã hết sức thành tâm với Đức Chúa Trời, tại sao Đức Chúa Trời không ban cho tôi tố chất tốt hơn? Tại sao Đức Chúa Trời không cho tôi năng lực siêu nhiên? Tại sao lúc nào tôi cũng yếu đuối? Tố chất của tôi chẳng được cải thiện, tôi chẳng nhìn thấu được chuyện gì, hễ gặp chuyện phức tạp là tôi liền bối rối. Trước đây tôi như vậy, sao bây giờ vẫn vậy? Hơn nữa, khi làm bổn phận, khi xử lý vấn đề, tại sao tôi không bao giờ vượt qua được xác thịt? Tôi cũng hiểu được một vài đạo lý, nhưng vẫn không thể nhìn thấu sự việc, khi xử lý sự tình vẫn do dự thiếu quyết đoán. Tôi vẫn không sánh bằng những người có tố chất tốt. Năng lực công tác của tôi cũng kém, hiệu suất khi làm bổn phận cũng thấp. Tố chất của tôi cũng chẳng cải thiện chút nào! Chuyện này là sao? Lẽ nào tôi thành tâm với Đức Chúa Trời như vậy vẫn chưa đủ sao? Hay là Đức Chúa Trời không thích tôi? Tôi còn thiếu sót chỗ nào đây?”. Có những người tìm đủ loại nguyên nhân, cũng đã thử nhiều biện pháp khác nhau để thay đổi sự thật này, chẳng hạn như nghe giảng đạo nhiều hơn, đọc thuộc nhiều lời Đức Chúa Trời hơn, viết nhiều ghi chú tĩnh nguyện hơn, rồi còn nghe người khác thông công về lẽ thật nhiều hơn, tìm kiếm nhiều hơn, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không được như ý. Họ tin Đức Chúa Trời ba năm, năm năm rồi, mà tố chất và năng lực công tác của họ vẫn y hệt như cũ, chẳng cải thiện gì cả. Rồi nhìn vào bản thân, thì họ thấy tính cách của mình vẫn khiếp nhược như trước, chậm chạp ì ạch như con trâu già, hoặc là tính cách vẫn hấp tấp, làm chuyện gì cũng đứng ngồi không yên – chẳng có thay đổi gì cả! Có người thì thấy hứng thú và sở thích của mình trong khoảng thời gian này dường như vẫn không thay đổi, một số khuyết điểm, thói quen và tật xấu của họ cũng không thay đổi. Còn có người thích đi ngủ muộn và thức dậy muộn, họ thấy những thói quen sinh hoạt này cũng không thay đổi. Thế là họ ngẫm nghĩ, “Chuyện này là sao? Chẳng lẽ Đức Thánh Linh không công tác trên mình? Chẳng lẽ Đức Chúa Trời rời bỏ mình rồi? Chẳng lẽ Ngài không hài lòng về mình? Chẳng lẽ con đường mà mình đã đi là sai? Chẳng lẽ phương thức mưu cầu của mình không đúng? Chẳng lẽ mình chưa để tâm đủ vào việc làm bổn phận? Chẳng lẽ mình trả giá không đủ nhiều?”. Họ tìm đủ mọi dạng nguyên nhân, cuối cùng cũng chẳng có kết quả gì. Nguyên nhân của việc không có kết quả là gì? (Thưa, vì họ vẫn luôn sống trong quan niệm và tưởng tượng của mình. Họ cảm thấy rằng sau khi tin Đức Chúa Trời, chỉ cần họ có sự thành tâm đối với Đức Chúa Trời thì một khi Đức Chúa Trời làm công tác, tố chất và năng lực công tác có thể được nâng cao. Những ý nghĩ này xuất phát từ quan niệm và tưởng tượng của họ.) Quan niệm và tưởng tượng của người ta quyết định mục tiêu và phương thức mưu cầu họ, quyết định con đường mà họ đi, cuối cùng cũng sẽ quyết định thu hoạch và kết cục của họ. Khi có quan niệm và tưởng tượng như vậy thì người ta sẽ thu hoạch được cái gì? Sẽ thu hoạch được lẽ thật sao? Sẽ thu hoạch được đức tin thực sự và lòng yêu kính thực sự đối với Đức Chúa Trời sao? Sẽ thu hoạch được sự thuận phục thực sự dành cho Đức Chúa Trời sao? (Thưa, không.) Những thứ này, họ đều không thu hoạch được.

Đức Chúa Trời thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại một cách tuần tự tiệm tiến, đương nhiên còn có một nguyên tắc chính yếu hơn, đó là Ngài thuận theo tự nhiên mà làm công tác. Nguyên tắc “thuận theo tự nhiên” này có thể có chút khó hiểu đối với con người. Vậy thuận theo tự nhiên là gì? Nghĩa là khi Đức Chúa Trời làm công tác trên mỗi người hay phán lời với họ, Ngài không bao giờ ép buộc hay làm khó người ta. Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi, cung ứng lẽ thật cho ngươi giống như Ngài cung ứng cho những người khác. Về hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt, ngươi nên nhìn nhận và nhận biết như thế nào, tiếp cận bằng quan điểm và thái độ như thế nào, thì Đức Chúa Trời đã có lời phán rõ ràng về những chuyện này, cũng đã nói cho ngươi biết những nguyên tắc lẽ thật rõ ràng. Còn việc ngươi tiếp cận chúng như thế nào thì đó là lựa chọn tự do của ngươi. Ngươi có thể lựa chọn tiếp nhận lẽ thật và nhận biết bản thân, cũng có thể lựa chọn khước từ lẽ thật; ngươi có thể lựa chọn tiếp nhận tỏ lộ từ hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, cũng có thể lựa chọn mặc kệ công tác của Đức Chúa Trời – ngươi có sự tự do lựa chọn trong những chuyện này, ngươi có thể tự do lựa chọn. Chẳng hạn như, đối với bổn phận mà ngươi nên làm, ngươi có thể lựa chọn làm một cách tận tâm tận lực, cũng có thể lựa chọn làm với thái độ qua loa chiếu lệ. Chuyện này hoàn toàn tùy vào sự lựa chọn cá nhân của ngươi, đương nhiên cũng tùy vào tố chất, năng lực, bản năng, v.v. của cá nhân ngươi. Đức Chúa Trời không làm công tác thêm nào, nghĩa là trong trường hợp thông thường, Ngài không làm thêm bất kỳ công tác thúc giục hay cưỡng ép nào. Như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi – chuyện này giống như Đức Chúa Trời bày ra cho ngươi một bàn tiệc, có đồ ăn nguội, đồ ăn nóng, có cơm, có canh, còn có hoa quả, đồ uống, v.v. thứ gì cũng có, còn ngươi chọn ăn gì thì Đức Chúa Trời cho ngươi tự do lựa chọn – cho dù ngươi lựa chọn như thế nào thì đều là sự tự do của ngươi, Đức Chúa Trời không can thiệp, Ngài chỉ bày tỏ lẽ thật và cung ứng cho con người. Trong bữa tiệc, có người nhìn thoáng qua kiểu cưỡi ngựa xem hoa, chứ không tự mình nếm thử những món ngon của bữa tiệc rốt cuộc là như thế nào, họ chỉ bàn luận một chút, nói chút đạo lý rồi đi. Có người lại chọn nhìn một chút, không quan tâm những món ngon này, cũng không để lại bất kỳ thái độ hay quan điểm nào mà cứ thế rời đi. Nhưng có người lại tự mình nếm thử, thể nghiệm những món ngon này, thậm chí còn học được cách để nấu một trong những món ngon này. Trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt này, cho dù thái độ của ngươi là gì, cho dù là ưng thuận, hay là khước từ và phủ nhận, khinh thường và thù địch, v.v… thì đối với Đức Chúa Trời, đó đều là một loại thái độ. Vậy Đức Chúa Trời tiếp cận và xử lý như thế nào với đủ loại thái độ của con người? Sau khi đã cung ứng cho con người vô số lẽ thật, thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người chỉ là quan sát và ghi chép lại. Còn chuyện con người lựa chọn làm gì, có thái độ gì, thì Đức Chúa Trời không can thiệp, chuyện này không liên quan gì đến Đức Chúa Trời. Vậy chuyện này liên quan đến điều gì? Nó liên quan đến con đường ngươi lựa chọn, liên quan đến thu hoạch cuối cùng của ngươi, cũng liên quan đến kết cục cuối cùng của bản thân ngươi. Về chuyện này, Đức Chúa Trời không hề làm công tác hỗ trợ phụ thêm nào, Ngài chỉ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ mà Ngài nên làm. Sau khi cung ứng lẽ thật cho ngươi, nói cho ngươi biết nguyên tắc để xử lý các loại người, sự việc và sự vật, có lẽ Đức Chúa Trời cũng sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi nữa. Nhưng về chuyện lựa chọn cuối cùng của ngươi rốt cuộc là gì và ngươi đi con đường như thế nào, thì Đức Chúa Trời không can thiệp, Ngài để ngươi tự mình lựa chọn. Chẳng hạn như, khi được bầu làm lãnh đạo và người làm công, ngươi có thể chọn hành động theo nguyên tắc lẽ thật và sự sắp xếp công tác của Đức Chúa Trời, hoặc chọn tùy ý làm càn và làm theo sở thích của bản thân. Nếu ngươi chọn xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc lẽ thật và làm bổn phận theo sự sắp xếp công tác, thì Đức Chúa Trời sẽ xem kỹ và ghi lại, cuối cùng, ngươi sẽ thu hoạch được lẽ thật và có sự thuận phục đối với Đức Chúa Trời, một kết cục là vậy. Nếu ngươi làm theo ý mình, tùy ý làm càn, làm trái với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật, thì đây cũng là một lựa chọn, cũng đại diện cho con đường mà ngươi đi, Đức Chúa Trời cũng sẽ xem kỹ và ghi lại, đương nhiên, kết cục của ngươi thì không cần phải nói nữa. Nhưng nếu ngươi thu hoạch được sự sống và lẽ thật, thì ngươi cũng sẽ đạt được sự khen ngợi từ Đức Chúa Trời và có được đích đến tốt đẹp.

Người ta cho rằng, trong công tác của Đức Chúa Trời bao gồm sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, vậy “sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời” trong quan niệm và tưởng tượng của con người là gì? Là một dạng thao túng, nghĩa là Đức Chúa Trời đang ngầm dùng một tấm lưới lớn bao trùm lấy người ta, thao túng mọi hành vi của họ, thao túng môi trường mà họ sống, theo dõi mọi hành vi và hành động của họ. Đây có phải là quan niệm và tưởng tượng của con người không? (Thưa, phải.) Cho nên, trong lòng người ta sẽ nảy sinh một sự đề phòng và sợ hãi với Đức Chúa Trời, sự đề phòng và sợ hãi này đều do quan niệm và tưởng tượng của người ta về sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời mà ra. Sự sợ hãi và đề phòng như thế này không phải là sự thuận phục và kính sợ thực sự đối với Đức Chúa Trời, mà là một dạng phản nghịch và chống đối. Người ta cho rằng Đức Chúa Trời làm được mọi sự và hiện diện mọi nơi, người ta làm việc gì cũng là “người đang làm, trời đang nhìn”. Người ta cho rằng Đức Chúa Trời vẫn luôn theo dõi họ, nhìn chằm chằm vào họ, với mục đích muốn ràng buộc lòng và tay chân họ, không cho họ tự do lựa chọn, ép họ thực hành lẽ thật, ép họ thay đổi tư tưởng và quan điểm của mình, và ép họ làm theo mong muốn của Ngài. Đây đều là quan niệm của người ta. Nếu nói một cách khắt khe, thì đây là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Trên thực tế, khi đối đãi với con người, Đức Chúa Trời không bao giờ có ý ép buộc, ràng buộc hoặc thao túng con người, Đức Chúa Trời không bao giờ kìm kẹp hay ép buộc người ta, càng không cưỡng ép họ. Đức Chúa Trời ban cho con người sự tự do trọn vẹn, cho họ tự lựa chọn con đường mình nên đi. Cho dù ngươi đang ở nhà Đức Chúa Trời, cho dù người là người được Đức Chúa Trời tiền định và lựa chọn, ngươi vẫn được tự do. Đối với các yêu cầu và sự an bài của Đức Chúa Trời, ngươi có thể lựa chọn khước từ, cũng có thể lựa chọn tiếp nhận, Đức Chúa Trời cho ngươi cơ hội tự do lựa chọn. Chỉ có điều, bất kể ngươi lựa chọn điều gì, bất kể ngươi hành động thế nào, bất kể quan điểm xử lý của ngươi khi đối mặt với một chuyện ra sao, phương tiện và phương thức giải quyết cuối cùng của ngươi là gì, thì ngươi phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Kết cục cuối cùng của ngươi không phải dựa trên sự phán xét và định nghĩa của cá nhân của ngươi, mà thay vào đó Đức Chúa Trời đang ghi lại về ngươi. Sau khi Đức Chúa Trời bày tỏ vô số lẽ thật, sau khi người ta đã nghe vô số lẽ thật này rồi, Đức Chúa Trời sẽ dựa vào những gì Ngài đã phán, những gì Ngài đã yêu cầu, và những nguyên tắc mà Ngài đã đặt ra cho con người, để đánh giá sự đúng sai của mỗi người một cách nghiêm ngặt và để xác định kết cục cuối cùng của mỗi người là gì. Trong chuyện này, sự dò xét, sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời không phải là Ngài đang thao túng người ta, cũng không phải Ngài đang ràng buộc người ta – ngươi được tự do. Ngươi không cần đề phòng Đức Chúa Trời, cũng không cần cảm thấy sợ hãi và bất an, từ đầu đến cuối, ngươi luôn được tự do. Đức Chúa Trời ban cho ngươi một môi trường tự do, cho ngươi một ý chí để tự do lựa chọn, cũng cho ngươi một không gian để tự do lựa chọn và cho ngươi tự mình lựa chọn, cuối cùng, ngươi đạt được kết cục như thế nào hoàn toàn do con đường ngươi tự đi mà ra. Như vậy có phải rất công bằng không? (Thưa, phải.) Nếu cuối cùng ngươi được cứu rỗi, trở thành người thuận phục Ðức Chúa Trời và tương hợp với Ngài, là người được Ngài chấp thuận, thì ngươi được như vậy nhờ sự lựa chọn đúng đắn của ngươi. Còn nếu cuối cùng ngươi không được cứu rỗi, không thể tương hợp với Đức Chúa Trời, không được Ngài thu phục và không phải là người mà Ngài chấp thuận, thì đó cũng do sự lựa chọn của bản thân ngươi mà ra. Cho nên, trong công tác của Ngài, Đức Chúa Trời ban cho con người không gian rất lớn để lựa chọn, cũng ban cho con người sự tự do tuyệt đối. Điều này là bởi Đức Chúa Trời dùng lẽ thật để đánh giá tất cả con người, sự việc và sự vật, bao gồm cả kết cục và đích đến của con người. Kết cục và đích đến của con người cũng được đánh giá bằng lẽ thật, đây là nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời và nó vĩnh viễn không thay đổi. Đức Chúa Trời sẽ không vì ngươi sợ hãi và đề phòng Ngài, không vì ngươi đi đến cuối đường một cách hèn nhát và dễ bảo, mà chấp thuận ngươi, ân đãi ngươi và cho ngươi được cứu rỗi. Ngài cũng sẽ không vì ngươi có bất kỳ công lao nào mà cho ngươi cuối cùng được cứu rỗi. Nghĩa là cuối cùng, sẽ không có bất kỳ ai được đặc cách để đạt được kết cục và đích đến tốt đẹp mà họ không xứng đáng có được, bất kể cuối cùng mỗi người đạt được kết cục gì thì nó đều được quyết định bởi con đường họ đi. Lấy một ví dụ nhé. Chẳng hạn, khi Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi một hoàn cảnh, trong hoàn cảnh này, điều ngươi nên làm chính là phản tỉnh và nhận biết vi phạm của mình, nhận biết tâm tính bại hoại của mình, những tư tưởng và quan điểm sai lầm cùng những thiếu sót và khuyết điểm của mình, hoặc nhận biết những hiểu lầm và oán trách của mình đối với Đức Chúa Trời. Ngươi cũng không nên tiếp tục nói lý lẽ hay ngụy biện nữa, thay vào đó ngươi nên có thể thuận phục, tìm kiếm lẽ thật tương ứng để thay đổi hiện trạng, tiếp nhận lẽ thật vào trong mình, sau đó hành động theo nguyên tắc lẽ thật, như vậy thì ngươi sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Khi gặp lại những chuyện tương tự, ngươi sẽ thực hành theo nguyên tắc lẽ thật một cách rất tự nhiên, không cần Đức Chúa Trời phải sắp đặt hoàn cảnh đặc biệt để hỗ trợ ngươi nữa. Đây là điều mà người ta có thể đạt đến, và khi người ta có thể đạt đến rồi thì Đức Chúa Trời sẽ không làm bất kỳ công tác vô ích nào nữa. Nhưng đối với những người không mưu cầu lẽ thật thì thái độ của Đức Chúa Trời lại khác. Có vài người khi gặp chuyện, lại không tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh bản thân, thay vào đó họ không ngừng tiêu cực và buông lời oán thán, họ oán trách Đức Chúa Trời và người khác. Họ không những nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời, mà còn xét đoán Ngài. Nếu có người tỉa sửa và vạch trần họ, thì họ sẽ tìm lý do biện bạch cho bản thân, họ còn có thể tiêu cực, lười biếng, thậm chí còn phá đám. Loại người này thì không vô phương cứu vãn rồi, đây là loại người khiến Đức Chúa Trời ghét bỏ. Nếu khi tin Đức Chúa Trời mà ngươi có chút hứng thú với lẽ thật, sẵn lòng nghe giảng đạo và vươn tới lẽ thật, có chút thái độ tích cực, thì Đức Chúa Trời sẽ dò xét lòng ngươi, sẽ cảm động ngươi một chút khi ngươi tìm kiếm lẽ thật, sau đó Ngài dò xét xem ngươi có thể thực hành lẽ thật hay không. Nhưng nếu ngươi lựa chọn tiêu cực và chểnh mảng khi làm việc, thích nói lý lẽ và biện bạch cho mình, đi đâu cũng vênh váo, không lựa chọn nhận biết bản thân, cũng không lựa chọn hối cải, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ làm như thế nào và xử lý ngươi ra sao? Ngài chỉ âm thầm theo dõi xem có thay đổi gì không. Đức Chúa Trời sẽ không cảm động ngươi, cũng không thúc giục ngươi đọc lời Ngài và tìm kiếm lẽ thật. Ngài không quản, cũng không can thiệp, cho ngươi tha hồ biểu diễn. Khi nào lương tâm của ngươi phát hiện ra và cảm thấy “Mình không nên làm như vậy”, hoặc là thỉnh thoảng ngươi nghe được một lời chứng trải nghiệm gần giống với hoàn cảnh hiện tại của mình và thấy được cách người khác hành động, rồi đột nhiên ngươi cảm thấy việc mình làm là không thích hợp, không có lý tính, đáng xấu hổ, và ngươi thấy một nỗi đau âm ỉ trong lòng. Từ đó, ngươi bắt đầu không tiêu cực và yếu đuối nữa, ngươi cũng sẽ xấu hổ khi mở miệng biện bạch cho mình, những ý nghĩ hay việc làm gây nhiễu loạn và phá đám của ngươi ngày càng ít đi, ngày càng bớt nghiêm trọng. Bất kể cuối cùng chuyện này phát triển đến mức độ nào, tóm lại chúng đều thuộc về hành vi cá nhân. Đức Chúa Trời chỉ đang âm thầm kín đáo quan sát, mục đích quan sát là để tìm chứng cứ hầu cuối cùng sẽ đánh giá ngươi. Cũng giống như khi thành Ni-ni-vê sắp bị hủy diệt, Đức Chúa Trời chỉ sai Giô-na đến để truyền thông điệp cho dân thành Ni-ni-vê. Ngài không cảm động họ, không bắt họ thú tội, hối cải hay nhận biết vấn đề của mình, Ngài không làm những chuyện này. Đức Chúa Trời chỉ sai Giô-na đến để truyền thông điệp, đồng thời Ngài cũng âm thầm quan sát họ, để xem sau khi nghe thông điệp này thì loạt phản ứng và hành động của họ là gì, xem từ vua đến dân có dự tính gì, xem thái độ của đủ mọi loại người đối với thông điệp lần này của Đức Chúa Trời là gì. Ngài chỉ âm thầm quan sát. Quan sát nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời giống như người đứng ngoài quan sát quá trình phát triển và đường hướng thay đổi của sự việc, chứ không có bất kỳ sự can thiệp nào. Ngoài việc bảo Giô-na truyền đạt những lời đó ra, Đức Chúa Trời không làm thêm bất kỳ công tác nào, Ngài cũng không khích lệ người ta, càng không truyền đạt những lời dư thừa, mà chỉ có vài câu được truyền đạt từ miệng Giô-na. Đương nhiên, nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời đối với con người hiện đại cũng không thay đổi – Ngài vẫn làm công tác như vậy, thái độ của Đức Chúa Trời đối với nhân loại từ đầu đến cuối chính là như vậy. Bất kể Đức Chúa Trời muốn thay đổi một người nào đó hay muốn hoàn thành điều gì đó nơi một người, thì thái độ, nguyên tắc và phương thức làm công tác của Ngài cũng không thay đổi. Vì sao? Vì Đức Chúa Trời tạo dựng người sống, tạo dựng loài người thọ tạo có ý chí tự do, chứ không phải máy móc hay tượng gỗ. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật hoặc khi Ngài muốn hoàn thành một việc gì đó, trước tiên, Ngài thường sắp đặt một hoàn cảnh để giúp người ta tìm kiếm hầu nắm bắt được tâm ý của Ngài, có lúc Ngài sẽ trực tiếp nói cho người ta biết tâm ý và yêu cầu của Ngài là gì, việc còn lại thì tùy vào lựa chọn của người ta dựa trên ý chí tự do và điều kiện mà họ có. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với dân thành Ni-ni-vê chính là như vậy, thái độ của Ngài khi đối đãi với những người mà bây giờ Ngài muốn cứu rỗi vẫn không thay đổi. Nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời không thay đổi, Ngài mãi mãi sẽ làm như vậy, nguyên tắc làm công tác của Ngài đối với nhân loại mà Ngài tạo dựng cũng mãi mãi như vậy. Sau khi thông báo cho toàn dân thành Ni-ni-vê xong, Giô-na đi tìm một chỗ mát mẻ để nghỉ, ông ngồi một bên mà quan sát xem những người dân trong thành từ vua đến dân, sau khi nghe ông truyền đạt xong lời Đức Chúa Trời và tất cả mọi người đều biết tin Đức Chúa Trời sắp hủy diệt thành Ni-ni-vê rồi, thì sẽ dấy lên làn sóng như thế nào, sẽ có hành động gì, ông chỉ quan sát mà thôi. Đương nhiên, quan sát thì cần có thời gian, và trong quá trình đó, Đức Chúa Trời cũng đang quan sát sự thay đổi của mọi sự việc này. Nếu sự việc phát triển theo hướng tốt, thì đương nhiên, Đức Chúa Trời sẽ rất vui mừng; nếu sự việc phát triển đi theo hướng xấu, thì Đức Chúa Trời có thể sẽ đau buồn, nhưng chuyện đó tuỳ vào trường hợp. Đức Chúa Trời đau buồn vì nhân loại là do Ngài tạo dựng, khi nhân loại đối mặt với sự hủy diệt thì Ngài sẽ đau buồn, khi đối mặt với một sự sống sắp mất đi thì Ngài sẽ đau buồn. Nhưng khi đối mặt với những con người bại hoại quá tê dại, quá trì độn và quá phản nghịch như thế, thì Đức Chúa Trời lại không đau buồn. Ngài sẽ dựa theo kế hoạch ban đầu của Ngài, dựa theo phương thức làm công tác của Ngài, dựa theo phương thức và nguyên tắc Ngài xử lý loài thọ tạo, để làm việc Ngài nên làm. Trong chuyện này không có tình cảm và cảm xúc theo ý con người, mà chỉ có nguyên tắc và tiêu chuẩn làm việc của Đấng Tạo Hóa. Cho nên, con người cũng nên buông bỏ quan niệm của mình về phương diện này, nên lĩnh hội một cách chính xác về thái độ và phương thức của Đức Chúa Trời khi đối đãi với con người, chứ đừng dùng lòng dạ hẹp hòi của loài người thọ tạo để ức đoán và suy diễn tâm tư, ý niệm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm công tác trên ngươi, sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi, an bài con người, sự việc và sự vật để tôi luyện ngươi, rèn luyện ngươi, muốn nhào nặn lẽ thật vào trong ngươi – dự tính ban đầu khi Đức Chúa Trời làm như vậy là dựa trên điều gì? Là dựa trên nguyên tắc tôn trọng và yêu quý sự sống. Đây không phải là tình cảm mà Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại thọ tạo, Đức Chúa Trời không có tình cảm. Nguyên tắc của ý định ban đầu này vượt quá tình cảm máu mủ xác thịt của con người, đương nhiên, đây cũng không phải là ân tình gì, mà nó xuất hiện do nguyên tắc trân quý và tôn trọng sự sống. Có vài người nói: “Đây có phải là tầm nhìn của Đức Chúa Trời không? Đây có phải là cảnh giới cao của Ngài không?”. Các ngươi nói xem, có phải không? (Thưa, không phải.) Dùng từ “cảnh giới” và “tầm nhìn” cho con người thì được, nhưng đừng dùng chúng cho Đức Chúa Trời. Đây không phải là tầm nhìn, cũng không phải là cảnh giới gì cả. Một mặt, có thể nói đây là chỗ đáng mến của Đấng Tạo Hoá, mặt khác cũng có thể nói đây là sự bộc lộ thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quý trọng và tôn trọng sự sống của bất kỳ loài thọ tạo nào, nhưng trên nền tảng quý trọng và tôn trọng, Đức Chúa Trời vẫn không đánh mất nguyên tắc, nguyên tắc này không phải là nguyên tắc của tình cảm hay của xác thịt, vậy nó là nguyên tắc của điều gì? Nó là nguyên tắc của lẽ thật, điều mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có. Ngươi xem, nếu có con cái thì người ta sẽ nuông chiều chúng vô cùng, có tình cảm dành vô cùng sâu đậm với chúng, thậm chí chỉ muốn nâng niu trong lòng bàn tay và cả ngày đi theo và ở bên cạnh thì mới yên tâm. Đức Chúa Trời không có loại tình cảm hay ân tình đó đối với con người. Vì con người có quan hệ máu mủ nên mới nảy loại tình cảm này dành cho con cái, loại tình cảm này sẽ khiến người ta đánh mất lý trí và nguyên tắc. Chúng không phải là sự bộc lộ tự nhiên và bình thường của nhân tính bình thường, cũng không phải sự thể hiện của tình yêu thương, mà chúng hoàn toàn là tình cảm và huyết khí, là thứ tình cảm nảy sinh do quan hệ máu mủ. Tình cảm không phải là lẽ thật, không phải là thứ mà nhân tính bình thường nên có, nó là thứ tiêu cực. Đức Chúa Trời không có sự nuông chiều hay cưng chiều đối với nhân loại, vậy thái độ của Ngài đối với nhân loại là gì? Đức Chúa Trời dựa vào nguyên tắc quý trọng sự sống của loài thọ tạo và tôn trọng sự sống để chọn ngươi, chịu trách nhiệm với ngươi, làm công tác trên ngươi, trả giá vì ngươi, phán dạy để cung ứng lẽ thật và sự sống cho ngươi. Nhưng phương thức làm công tác của Đức Chúa Trời không phải là “giữ chặt ngươi không buông” như người ta tưởng tượng, hoặc nói theo thổ ngữ là là bóp nặn ngươi. Không phải như vậy, Đức Chúa Trời không bóp nặn ai cả, Ngài chưa bao giờ bắt ép người ta làm gì. Khi tin Đức Chúa Trời, vì để được phúc mà lúc nào người ta cũng muốn bóp nặn Đức Chúa Trời, lúc nào cũng muốn ép Ngài ban phúc lành, còn muốn ăn bám Ngài, bóp nặn Ngài để được vào thiên quốc. Có phải là như vậy không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời không bóp nặn ngươi. Dùng thổ ngữ “bóp nặn ngươi” cũng không hay lắm, nhưng lại chân thực, người ta sẽ dễ hiểu được. Đức Chúa Trời đâu có giữ ngươi không buông, ngươi là người tự do. Nếu ngươi trân quý hết thảy công tác mà Đức Chúa Trời đã làm trên ngươi do Ngài tôn trọng, trân quý và yêu quý sự sống của ngươi, thì ngươi không nên lựa chọn đề phòng, hiểu lầm, chống đối và khước từ Đức Chúa Trời khi Ngài sắp đặt và an bài bất kỳ hoàn cảnh nào cho ngươi. Thay vào đó, ngươi nên làm những gì mà một loài thọ tạo nên làm, thể hiện thái độ mà một loài thọ tạo nên có đối với Đấng Tạo Hóa – đó là thuận phục và tiếp nhận. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Phương diện này đã được thông công rõ ràng rồi.

Cách người ta tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời cũng đã bộc lộ quan niệm và tưởng tượng của họ. Quan niệm và tưởng tượng này là gì? Là người ta lý giải rằng sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời là thao túng và khống chế người ta. Nhưng Đức Chúa Trời có làm như vậy không? (Thưa, không.) Trong sâu thẳm nội tâm, người ta có một loại sợ hãi ẩn tàng đối với Đức Chúa Trời, hễ nhắc đến Đức Chúa Trời thì họ lại cảm thấy Ngài thật đáng sợ, chứ không đáng mến. Họ cho rằng nếu ngươi không nghe lời Đức Chúa Trời, không thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài, thì Ngài sẽ nổi giận với ngươi cho đến khi nào ngươi có thể nghe lời Ngài và thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài mới thôi, và cho đến khi hoàn thiện được ngươi, Đức Chúa Trời sẽ không buông tha ngươi. Đây có phải là quan niệm của con người không? Con người đã tưởng tượng Đức Chúa Trời thành gì rồi? Chẳng phải họ đã tưởng tượng Đức Chúa Trời thành một người cai trị độc tài sao? Họ cho rằng ngươi nhất định phải tiếp nhận sự thống trị của Ngài, nhất định phải tiếp nhận chính sách của Ngài, nhất định phải cung kính với Ngài, Ngài nói gì thì nghe nấy, không được bàn tán sau lưng Ngài điều gì, phải tiếp nhận mọi hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt cho ngươi, nếu không tiếp nhận thì ngươi sẽ bị trừng phạt và gặp báo ứng. Đức Chúa Trời thực sự làm như vậy sao? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời tôn trọng ngươi và có trách nhiệm với ngươi, Ngài trân quý sự sống của nhân loại thọ tạo. Người ta chớ có bất phân tốt xấu và không biết trân trọng lòng tốt của Ngài. Nếu biết trân trọng lòng tốt của Ngài, thì ngươi nên tiếp nhận hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt và đón nhận từ Ngài. Cho dù ngươi không tiếp nhận lẽ thật bên trong đó, không hiểu nguyên tắc lẽ thật trong đó, không hiểu mình nên thực hành và thay đổi điều gì, thì ít nhất ngươi cũng đừng đề phòng và hiểu lầm Đức Chúa Trời, đây là điều ngươi nên đạt được. Cho dù ngươi không thu hoạch được gì trong những hoàn cảnh đó, nhưng ngươi cũng đừng xuyên tạc ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài không tìm cách đạt được gì nơi ngươi cả. Một loài thọ tạo nhỏ bé như ngươi thì có cái gì để Đức Chúa Trời tìm cách đạt được chứ? Mạng của ngươi và tất cả những gì ngươi hưởng thụ hôm nay đều là do Đức Chúa Trời ban cho, chút đạo lý ngươi hiểu được cũng là do Đức Chúa Trời ban cho ngươi, ý chí tự do, tố chất và ân tứ của ngươi, những năng lực và bản lĩnh lớn nhỏ của ngươi đều là do Đức Chúa Trời ban cho. Vậy nơi ngươi có gì để Ngài tìm cách đạt được chứ? Nếu nói Đức Chúa Trời nhào nặn lẽ thật vào trong ngươi, khiến ngươi thuận phục và kính sợ Ngài, rồi Ngài sẽ được vinh hiển, và ngươi cho rằng đây là điều mà Đức Chúa Trời tìm cách đạt được nơi ngươi, vậy chẳng phải ngươi đang lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử sao? Đây có phải là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời có thể đạt được vinh hiển gì nơi con người? Cuối cùng người được lợi ích thực tế vẫn là bản thân con người. Công tác của Đức Chúa Trời chưa làm xong thì Ngài đã đạt được vinh hiển rồi, bởi vì bản thân Đức Chúa Trời là Đấng vinh hiển, lẽ thật và thẩm quyền của Ngài là bằng chứng rằng Ngài chiến thắng Sa-tan, là thực tế của tất cả những điều tích cực. Bản thân Đức Chúa Trời chính là Đấng vinh hiển, Ngài còn cần đạt được chút vinh hiển nhỏ nhoi đó từ một loài thọ tạo nhỏ bé như ngươi sao? Đức Chúa Trời không tìm cách đạt được gì nơi con người. Nếu nói Ngài tìm cách đạt được gì đó, thì đó là làm con người cuối cùng có thể dựa theo kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời mà đạt đến yêu cầu của Ngài, khi con người được cứu rỗi và có thể tương hợp với Ngài, thì Ngài sẽ được nghỉ ngơi – nhân loại được cứu rỗi rồi sẽ đổi lấy sự nghỉ ngơi Đức Chúa Trời – đây chính là điều mà Đức Chúa Trời tìm cách đạt được. Vậy chẳng phải cuối cùng, người được lợi ích thực tế vẫn là bản thân con người sao? Khi đạt được lẽ thật, người ta sẽ không còn sống trong mê muội nữa, mà sẽ có phương hướng và con đường, sẽ tương hợp với Đức Chúa Trời và sẽ không còn phản nghịch Đức Chúa Trời nữa, họ sẽ không còn bị bất kỳ thế lực tà ác nào bắt đi nữa, sẽ trở thành một loài thọ tạo chân chính, sẽ không đối diện với cái chết nữa, đây là chuyện vinh hạnh biết bao! Người đạt được lợi ích thực tế lớn nhất chính là nhân loại, là nhân loại tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài. Phương diện này có phải đã được thông công rất rõ ràng rồi không? Vậy, quan niệm và tưởng tượng của con người trong đó là gì? (Thưa, là họ lý giải sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời là sự thao túng và khống chế con người.) Nếu chúng ta không thông công về phương diện này, thì trong lòng người ta sẽ luôn luôn có một vài tư tưởng và quan điểm không thể diễn tả thành lời hoặc chưa hình thành nên một loại lý luận hệ thống. Tuy những thứ này không kìm kẹp người ta trong việc làm bổn phận, cũng không có ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống của người ta, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc người ta mưu cầu lẽ thật, ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời và quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời. Cho nên người ta nhất định phải buông bỏ những thứ này. Khi vấn đề này được giải quyết, thì rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ được dỡ bỏ, một chướng ngại trên con đường mưu cầu lẽ thật ngươi cũng đã được loại bỏ, khi đó, ngươi sẽ thấy nhẹ nhàng hơn trong việc mưu cầu lẽ thật. Khi những khó khăn thực tế được giải quyết, những rào cản và sự ngăn cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ ít đi, nên ngươi làm bổn phận và thực hành lẽ thật cũng sẽ thoải mái tự nhiên hơn nhiều. Giống như lúc ra chiến trường, các ngươi nói xem, trang bị nhẹ để ra trận và vác cả gánh nặng để ra trận, cái nào tốt hơn? Cái nào thoải mái hơn? (Thưa, trang bị nhẹ để ra trận.) Trang bị nhẹ, đeo vũ khí trên lưng là được rồi, đơn giản và thoải mái như vậy thôi. Nếu như vừa mang nồi niêu vừa mang hành lý, hoặc thậm chí mang đồ trang điểm, dụng cụ tập thể dục, thì gánh nặng kia sẽ quá lớn, trên lưng mang nhiều đồ như vậy thì người ra trận cũng khổ sở mà đánh nhau cũng bất tiện. Những quan niệm và tưởng tượng này giống như các loại gánh nặng trên lưng người ta, đi đến đâu cũng thấy phiền toái, vướng víu. Tóm lại những thứ này sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến ngươi, cản trở ngươi mưu cầu lẽ thật và thực hành lẽ thật. Khi không có chuyện gì quan trọng, thì có vẻ ngươi không có vấn đề gì lớn, nhưng hễ có vấn đề mang tính nguyên tắc quan trọng xảy ra thì giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ có một rào cản ngăn cách như vậy. Khi những điều này xuất hiện, ngươi sẽ cảm thấy mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời có vấn đề, thấy ngươi có mâu thuẫn với Đức Chúa Trời; đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời không còn thuần khiết nữa, và ngươi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khi buông bỏ những thứ này xuống, ngươi sẽ cảm thấy tốt hơn, trong lòng nhẹ nhõm và được giải phóng, không còn bị kìm kẹp, bị ràng buộc nữa. Mặc dù những thứ này thỉnh thoảng vẫn có thể loé lên trong tiềm thức hoặc trong tư tưởng của ngươi, nhưng ngươi đã giải quyết được nó về cơ bản rồi, lúc tiếp tục hành động, ngươi sẽ thấy tự nhiên và đơn giản hơn nhiều. Tuy những quan niệm và tưởng tượng này có lẽ vẫn còn có tác dụng khó thấy ở sâu trong tư tưởng của ngươi, nhưng ít nhất về mặt ý nguyện chủ quan, ngươi đã phân định rõ ràng rằng nó không phải là thứ tích cực, cho nên, về mặt chủ quan, ngươi sẽ buông bỏ nó, không chịu sự ảnh hưởng của nó nữa. Như vậy, về cơ bản ngươi đã buông bỏ và giải quyết được rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại một cách tuần tự tiệm tiến, đương nhiên còn có một nguyên tắc chính yếu hơn, đó là Ngài thuận theo tự nhiên mà làm công tác. Nguyên tắc “thuận theo tự nhiên” này có thể có chút khó hiểu đối với con người. Vậy thuận theo tự nhiên là gì? Nghĩa là khi Đức Chúa Trời làm công tác trên mỗi người hay phán lời với họ, Ngài không bao giờ ép buộc hay làm khó người ta. Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi, cung ứng lẽ thật cho ngươi giống như Ngài cung ứng cho những người khác. Về hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt, ngươi nên nhìn nhận và nhận biết như thế nào, tiếp cận bằng quan điểm và thái độ như thế nào, thì Đức Chúa Trời đã có lời phán rõ ràng về những chuyện này, cũng đã nói cho ngươi biết những nguyên tắc lẽ thật rõ ràng. Còn việc ngươi tiếp cận chúng như thế nào thì đó là lựa chọn tự do của ngươi. Ngươi có thể lựa chọn tiếp nhận lẽ thật và nhận biết bản thân, cũng có thể lựa chọn khước từ lẽ thật; ngươi có thể lựa chọn tiếp nhận tỏ lộ từ hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, cũng có thể lựa chọn mặc kệ công tác của Đức Chúa Trời – ngươi có sự tự do lựa chọn trong những chuyện này, ngươi có thể tự do lựa chọn. Chẳng hạn như, đối với bổn phận mà ngươi nên làm, ngươi có thể lựa chọn làm một cách tận tâm tận lực, cũng có thể lựa chọn làm với thái độ qua loa chiếu lệ. Chuyện này hoàn toàn tùy vào sự lựa chọn cá nhân của ngươi, đương nhiên cũng tùy vào tố chất, năng lực, bản năng, v.v. của cá nhân ngươi. Đức Chúa Trời không làm công tác thêm nào, nghĩa là trong trường hợp thông thường, Ngài không làm thêm bất kỳ công tác thúc giục hay cưỡng ép nào. Như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi – chuyện này giống như Đức Chúa Trời bày ra cho ngươi một bàn tiệc, có đồ ăn nguội, đồ ăn nóng, có cơm, có canh, còn có hoa quả, đồ uống, v.v. thứ gì cũng có, còn ngươi chọn ăn gì thì Đức Chúa Trời cho ngươi tự do lựa chọn – cho dù ngươi lựa chọn như thế nào thì đều là sự tự do của ngươi, Đức Chúa Trời không can thiệp, Ngài chỉ bày tỏ lẽ thật và cung ứng cho con người. Trong bữa tiệc, có người nhìn thoáng qua kiểu cưỡi ngựa xem hoa, chứ không tự mình nếm thử những món ngon của bữa tiệc rốt cuộc là như thế nào, họ chỉ bàn luận một chút, nói chút đạo lý rồi đi. Có người lại chọn nhìn một chút, không quan tâm những món ngon này, cũng không để lại bất kỳ thái độ hay quan điểm nào mà cứ thế rời đi. Nhưng có người lại tự mình nếm thử, thể nghiệm những món ngon này, thậm chí còn học được cách để nấu một trong những món ngon này. Trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt này, cho dù thái độ của ngươi là gì, cho dù là ưng thuận, hay là khước từ và phủ nhận, khinh thường và thù địch, v.v… thì đối với Đức Chúa Trời, đó đều là một loại thái độ. Vậy Đức Chúa Trời tiếp cận và xử lý như thế nào với đủ loại thái độ của con người? Sau khi đã cung ứng cho con người vô số lẽ thật, thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người chỉ là quan sát và ghi chép lại. Còn chuyện con người lựa chọn làm gì, có thái độ gì, thì Đức Chúa Trời không can thiệp, chuyện này không liên quan gì đến Đức Chúa Trời. Vậy chuyện này liên quan đến điều gì? Nó liên quan đến con đường ngươi lựa chọn, liên quan đến thu hoạch cuối cùng của ngươi, cũng liên quan đến kết cục cuối cùng của bản thân ngươi. Về chuyện này, Đức Chúa Trời không hề làm công tác hỗ trợ phụ thêm nào, Ngài chỉ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ mà Ngài nên làm. Sau khi cung ứng lẽ thật cho ngươi, nói cho ngươi biết nguyên tắc để xử lý các loại người, sự việc và sự vật, có lẽ Đức Chúa Trời cũng sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi nữa. Nhưng về chuyện lựa chọn cuối cùng của ngươi rốt cuộc là gì và ngươi đi con đường như thế nào, thì Đức Chúa Trời không can thiệp, Ngài để ngươi tự mình lựa chọn. Chẳng hạn như, khi được bầu làm lãnh đạo và người làm công, ngươi có thể chọn hành động theo nguyên tắc lẽ thật và sự sắp xếp công tác của Đức Chúa Trời, hoặc chọn tùy ý làm càn và làm theo sở thích của bản thân. Nếu ngươi chọn xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc lẽ thật và làm bổn phận theo sự sắp xếp công tác, thì Đức Chúa Trời sẽ xem kỹ và ghi lại, cuối cùng, ngươi sẽ thu hoạch được lẽ thật và có sự thuận phục đối với Đức Chúa Trời, một kết cục là vậy. Nếu ngươi làm theo ý mình, tùy ý làm càn, làm trái với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật, thì đây cũng là một lựa chọn, cũng đại diện cho con đường mà ngươi đi, Đức Chúa Trời cũng sẽ xem kỹ và ghi lại, đương nhiên, kết cục của ngươi thì không cần phải nói nữa. Nhưng nếu ngươi thu hoạch được sự sống và lẽ thật, thì ngươi cũng sẽ đạt được sự khen ngợi từ Đức Chúa Trời và có được đích đến tốt đẹp.

Người ta cho rằng, trong công tác của Đức Chúa Trời bao gồm sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, vậy “sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời” trong quan niệm và tưởng tượng của con người là gì? Là một dạng thao túng, nghĩa là Đức Chúa Trời đang ngầm dùng một tấm lưới lớn bao trùm lấy người ta, thao túng mọi hành vi của họ, thao túng môi trường mà họ sống, theo dõi mọi hành vi và hành động của họ. Đây có phải là quan niệm và tưởng tượng của con người không? (Thưa, phải.) Cho nên, trong lòng người ta sẽ nảy sinh một sự đề phòng và sợ hãi với Đức Chúa Trời, sự đề phòng và sợ hãi này đều do quan niệm và tưởng tượng của người ta về sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời mà ra. Sự sợ hãi và đề phòng như thế này không phải là sự thuận phục và kính sợ thực sự đối với Đức Chúa Trời, mà là một dạng phản nghịch và chống đối. Người ta cho rằng Đức Chúa Trời làm được mọi sự và hiện diện mọi nơi, người ta làm việc gì cũng là “người đang làm, trời đang nhìn”. Người ta cho rằng Đức Chúa Trời vẫn luôn theo dõi họ, nhìn chằm chằm vào họ, với mục đích muốn ràng buộc lòng và tay chân họ, không cho họ tự do lựa chọn, ép họ thực hành lẽ thật, ép họ thay đổi tư tưởng và quan điểm của mình, và ép họ làm theo mong muốn của Ngài. Đây đều là quan niệm của người ta. Nếu nói một cách khắt khe, thì đây là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Trên thực tế, khi đối đãi với con người, Đức Chúa Trời không bao giờ có ý ép buộc, ràng buộc hoặc thao túng con người, Đức Chúa Trời không bao giờ kìm kẹp hay ép buộc người ta, càng không cưỡng ép họ. Đức Chúa Trời ban cho con người sự tự do trọn vẹn, cho họ tự lựa chọn con đường mình nên đi. Cho dù ngươi đang ở nhà Đức Chúa Trời, cho dù người là người được Đức Chúa Trời tiền định và lựa chọn, ngươi vẫn được tự do. Đối với các yêu cầu và sự an bài của Đức Chúa Trời, ngươi có thể lựa chọn khước từ, cũng có thể lựa chọn tiếp nhận, Đức Chúa Trời cho ngươi cơ hội tự do lựa chọn. Chỉ có điều, bất kể ngươi lựa chọn điều gì, bất kể ngươi hành động thế nào, bất kể quan điểm xử lý của ngươi khi đối mặt với một chuyện ra sao, phương tiện và phương thức giải quyết cuối cùng của ngươi là gì, thì ngươi phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Kết cục cuối cùng của ngươi không phải dựa trên sự phán xét và định nghĩa của cá nhân của ngươi, mà thay vào đó Đức Chúa Trời đang ghi lại về ngươi. Sau khi Đức Chúa Trời bày tỏ vô số lẽ thật, sau khi người ta đã nghe vô số lẽ thật này rồi, Đức Chúa Trời sẽ dựa vào những gì Ngài đã phán, những gì Ngài đã yêu cầu, và những nguyên tắc mà Ngài đã đặt ra cho con người, để đánh giá sự đúng sai của mỗi người một cách nghiêm ngặt và để xác định kết cục cuối cùng của mỗi người là gì. Trong chuyện này, sự dò xét, sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời không phải là Ngài đang thao túng người ta, cũng không phải Ngài đang ràng buộc người ta – ngươi được tự do. Ngươi không cần đề phòng Đức Chúa Trời, cũng không cần cảm thấy sợ hãi và bất an, từ đầu đến cuối, ngươi luôn được tự do. Đức Chúa Trời ban cho ngươi một môi trường tự do, cho ngươi một ý chí để tự do lựa chọn, cũng cho ngươi một không gian để tự do lựa chọn và cho ngươi tự mình lựa chọn, cuối cùng, ngươi đạt được kết cục như thế nào hoàn toàn do con đường ngươi tự đi mà ra. Như vậy có phải rất công bằng không? (Thưa, phải.) Nếu cuối cùng ngươi được cứu rỗi, trở thành người thuận phục Ðức Chúa Trời và tương hợp với Ngài, là người được Ngài chấp thuận, thì ngươi được như vậy nhờ sự lựa chọn đúng đắn của ngươi. Còn nếu cuối cùng ngươi không được cứu rỗi, không thể tương hợp với Đức Chúa Trời, không được Ngài thu phục và không phải là người mà Ngài chấp thuận, thì đó cũng do sự lựa chọn của bản thân ngươi mà ra. Cho nên, trong công tác của Ngài, Đức Chúa Trời ban cho con người không gian rất lớn để lựa chọn, cũng ban cho con người sự tự do tuyệt đối. Điều này là bởi Đức Chúa Trời dùng lẽ thật để đánh giá tất cả con người, sự việc và sự vật, bao gồm cả kết cục và đích đến của con người. Kết cục và đích đến của con người cũng được đánh giá bằng lẽ thật, đây là nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời và nó vĩnh viễn không thay đổi. Đức Chúa Trời sẽ không vì ngươi sợ hãi và đề phòng Ngài, không vì ngươi đi đến cuối đường một cách hèn nhát và dễ bảo, mà chấp thuận ngươi, ân đãi ngươi và cho ngươi được cứu rỗi. Ngài cũng sẽ không vì ngươi có bất kỳ công lao nào mà cho ngươi cuối cùng được cứu rỗi. Nghĩa là cuối cùng, sẽ không có bất kỳ ai được đặc cách để đạt được kết cục và đích đến tốt đẹp mà họ không xứng đáng có được, bất kể cuối cùng mỗi người đạt được kết cục gì thì nó đều được quyết định bởi con đường họ đi. Lấy một ví dụ nhé. Chẳng hạn, khi Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi một hoàn cảnh, trong hoàn cảnh này, điều ngươi nên làm chính là phản tỉnh và nhận biết vi phạm của mình, nhận biết tâm tính bại hoại của mình, những tư tưởng và quan điểm sai lầm cùng những thiếu sót và khuyết điểm của mình, hoặc nhận biết những hiểu lầm và oán trách của mình đối với Đức Chúa Trời. Ngươi cũng không nên tiếp tục nói lý lẽ hay ngụy biện nữa, thay vào đó ngươi nên có thể thuận phục, tìm kiếm lẽ thật tương ứng để thay đổi hiện trạng, tiếp nhận lẽ thật vào trong mình, sau đó hành động theo nguyên tắc lẽ thật, như vậy thì ngươi sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Khi gặp lại những chuyện tương tự, ngươi sẽ thực hành theo nguyên tắc lẽ thật một cách rất tự nhiên, không cần Đức Chúa Trời phải sắp đặt hoàn cảnh đặc biệt để hỗ trợ ngươi nữa. Đây là điều mà người ta có thể đạt đến, và khi người ta có thể đạt đến rồi thì Đức Chúa Trời sẽ không làm bất kỳ công tác vô ích nào nữa. Nhưng đối với những người không mưu cầu lẽ thật thì thái độ của Đức Chúa Trời lại khác. Có vài người khi gặp chuyện, lại không tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh bản thân, thay vào đó họ không ngừng tiêu cực và buông lời oán thán, họ oán trách Đức Chúa Trời và người khác. Họ không những nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời, mà còn xét đoán Ngài. Nếu có người tỉa sửa và vạch trần họ, thì họ sẽ tìm lý do biện bạch cho bản thân, họ còn có thể tiêu cực, lười biếng, thậm chí còn phá đám. Loại người này thì không vô phương cứu vãn rồi, đây là loại người khiến Đức Chúa Trời ghét bỏ. Nếu khi tin Đức Chúa Trời mà ngươi có chút hứng thú với lẽ thật, sẵn lòng nghe giảng đạo và vươn tới lẽ thật, có chút thái độ tích cực, thì Đức Chúa Trời sẽ dò xét lòng ngươi, sẽ cảm động ngươi một chút khi ngươi tìm kiếm lẽ thật, sau đó Ngài dò xét xem ngươi có thể thực hành lẽ thật hay không. Nhưng nếu ngươi lựa chọn tiêu cực và chểnh mảng khi làm việc, thích nói lý lẽ và biện bạch cho mình, đi đâu cũng vênh váo, không lựa chọn nhận biết bản thân, cũng không lựa chọn hối cải, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ làm như thế nào và xử lý ngươi ra sao? Ngài chỉ âm thầm theo dõi xem có thay đổi gì không. Đức Chúa Trời sẽ không cảm động ngươi, cũng không thúc giục ngươi đọc lời Ngài và tìm kiếm lẽ thật. Ngài không quản, cũng không can thiệp, cho ngươi tha hồ biểu diễn. Khi nào lương tâm của ngươi phát hiện ra và cảm thấy “Mình không nên làm như vậy”, hoặc là thỉnh thoảng ngươi nghe được một lời chứng trải nghiệm gần giống với hoàn cảnh hiện tại của mình và thấy được cách người khác hành động, rồi đột nhiên ngươi cảm thấy việc mình làm là không thích hợp, không có lý tính, đáng xấu hổ, và ngươi thấy một nỗi đau âm ỉ trong lòng. Từ đó, ngươi bắt đầu không tiêu cực và yếu đuối nữa, ngươi cũng sẽ xấu hổ khi mở miệng biện bạch cho mình, những ý nghĩ hay việc làm gây nhiễu loạn và phá đám của ngươi ngày càng ít đi, ngày càng bớt nghiêm trọng. Bất kể cuối cùng chuyện này phát triển đến mức độ nào, tóm lại chúng đều thuộc về hành vi cá nhân. Đức Chúa Trời chỉ đang âm thầm kín đáo quan sát, mục đích quan sát là để tìm chứng cứ hầu cuối cùng sẽ đánh giá ngươi. Cũng giống như khi thành Ni-ni-vê sắp bị hủy diệt, Đức Chúa Trời chỉ sai Giô-na đến để truyền thông điệp cho dân thành Ni-ni-vê. Ngài không cảm động họ, không bắt họ thú tội, hối cải hay nhận biết vấn đề của mình, Ngài không làm những chuyện này. Đức Chúa Trời chỉ sai Giô-na đến để truyền thông điệp, đồng thời Ngài cũng âm thầm quan sát họ, để xem sau khi nghe thông điệp này thì loạt phản ứng và hành động của họ là gì, xem từ vua đến dân có dự tính gì, xem thái độ của đủ mọi loại người đối với thông điệp lần này của Đức Chúa Trời là gì. Ngài chỉ âm thầm quan sát. Quan sát nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời giống như người đứng ngoài quan sát quá trình phát triển và đường hướng thay đổi của sự việc, chứ không có bất kỳ sự can thiệp nào. Ngoài việc bảo Giô-na truyền đạt những lời đó ra, Đức Chúa Trời không làm thêm bất kỳ công tác nào, Ngài cũng không khích lệ người ta, càng không truyền đạt những lời dư thừa, mà chỉ có vài câu được truyền đạt từ miệng Giô-na. Đương nhiên, nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời đối với con người hiện đại cũng không thay đổi – Ngài vẫn làm công tác như vậy, thái độ của Đức Chúa Trời đối với nhân loại từ đầu đến cuối chính là như vậy. Bất kể Đức Chúa Trời muốn thay đổi một người nào đó hay muốn hoàn thành điều gì đó nơi một người, thì thái độ, nguyên tắc và phương thức làm công tác của Ngài cũng không thay đổi. Vì sao? Vì Đức Chúa Trời tạo dựng người sống, tạo dựng loài người thọ tạo có ý chí tự do, chứ không phải máy móc hay tượng gỗ. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật hoặc khi Ngài muốn hoàn thành một việc gì đó, trước tiên, Ngài thường sắp đặt một hoàn cảnh để giúp người ta tìm kiếm hầu nắm bắt được tâm ý của Ngài, có lúc Ngài sẽ trực tiếp nói cho người ta biết tâm ý và yêu cầu của Ngài là gì, việc còn lại thì tùy vào lựa chọn của người ta dựa trên ý chí tự do và điều kiện mà họ có. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với dân thành Ni-ni-vê chính là như vậy, thái độ của Ngài khi đối đãi với những người mà bây giờ Ngài muốn cứu rỗi vẫn không thay đổi. Nguyên tắc làm công tác của Đức Chúa Trời không thay đổi, Ngài mãi mãi sẽ làm như vậy, nguyên tắc làm công tác của Ngài đối với nhân loại mà Ngài tạo dựng cũng mãi mãi như vậy. Sau khi thông báo cho toàn dân thành Ni-ni-vê xong, Giô-na đi tìm một chỗ mát mẻ để nghỉ, ông ngồi một bên mà quan sát xem những người dân trong thành từ vua đến dân, sau khi nghe ông truyền đạt xong lời Đức Chúa Trời và tất cả mọi người đều biết tin Đức Chúa Trời sắp hủy diệt thành Ni-ni-vê rồi, thì sẽ dấy lên làn sóng như thế nào, sẽ có hành động gì, ông chỉ quan sát mà thôi. Đương nhiên, quan sát thì cần có thời gian, và trong quá trình đó, Đức Chúa Trời cũng đang quan sát sự thay đổi của mọi sự việc này. Nếu sự việc phát triển theo hướng tốt, thì đương nhiên, Đức Chúa Trời sẽ rất vui mừng; nếu sự việc phát triển đi theo hướng xấu, thì Đức Chúa Trời có thể sẽ đau buồn, nhưng chuyện đó tuỳ vào trường hợp. Đức Chúa Trời đau buồn vì nhân loại là do Ngài tạo dựng, khi nhân loại đối mặt với sự hủy diệt thì Ngài sẽ đau buồn, khi đối mặt với một sự sống sắp mất đi thì Ngài sẽ đau buồn. Nhưng khi đối mặt với những con người bại hoại quá tê dại, quá trì độn và quá phản nghịch như thế, thì Đức Chúa Trời lại không đau buồn. Ngài sẽ dựa theo kế hoạch ban đầu của Ngài, dựa theo phương thức làm công tác của Ngài, dựa theo phương thức và nguyên tắc Ngài xử lý loài thọ tạo, để làm việc Ngài nên làm. Trong chuyện này không có tình cảm và cảm xúc theo ý con người, mà chỉ có nguyên tắc và tiêu chuẩn làm việc của Đấng Tạo Hóa. Cho nên, con người cũng nên buông bỏ quan niệm của mình về phương diện này, nên lĩnh hội một cách chính xác về thái độ và phương thức của Đức Chúa Trời khi đối đãi với con người, chứ đừng dùng lòng dạ hẹp hòi của loài người thọ tạo để ức đoán và suy diễn tâm tư, ý niệm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm công tác trên ngươi, sắp đặt hoàn cảnh cho ngươi, an bài con người, sự việc và sự vật để tôi luyện ngươi, rèn luyện ngươi, muốn nhào nặn lẽ thật vào trong ngươi – dự tính ban đầu khi Đức Chúa Trời làm như vậy là dựa trên điều gì? Là dựa trên nguyên tắc tôn trọng và yêu quý sự sống. Đây không phải là tình cảm mà Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại thọ tạo, Đức Chúa Trời không có tình cảm. Nguyên tắc của ý định ban đầu này vượt quá tình cảm máu mủ xác thịt của con người, đương nhiên, đây cũng không phải là ân tình gì, mà nó xuất hiện do nguyên tắc trân quý và tôn trọng sự sống. Có vài người nói: “Đây có phải là tầm nhìn của Đức Chúa Trời không? Đây có phải là cảnh giới cao của Ngài không?”. Các ngươi nói xem, có phải không? (Thưa, không phải.) Dùng từ “cảnh giới” và “tầm nhìn” cho con người thì được, nhưng đừng dùng chúng cho Đức Chúa Trời. Đây không phải là tầm nhìn, cũng không phải là cảnh giới gì cả. Một mặt, có thể nói đây là chỗ đáng mến của Đấng Tạo Hoá, mặt khác cũng có thể nói đây là sự bộc lộ thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quý trọng và tôn trọng sự sống của bất kỳ loài thọ tạo nào, nhưng trên nền tảng quý trọng và tôn trọng, Đức Chúa Trời vẫn không đánh mất nguyên tắc, nguyên tắc này không phải là nguyên tắc của tình cảm hay của xác thịt, vậy nó là nguyên tắc của điều gì? Nó là nguyên tắc của lẽ thật, điều mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có. Ngươi xem, nếu có con cái thì người ta sẽ nuông chiều chúng vô cùng, có tình cảm dành vô cùng sâu đậm với chúng, thậm chí chỉ muốn nâng niu trong lòng bàn tay và cả ngày đi theo và ở bên cạnh thì mới yên tâm. Đức Chúa Trời không có loại tình cảm hay ân tình đó đối với con người. Vì con người có quan hệ máu mủ nên mới nảy loại tình cảm này dành cho con cái, loại tình cảm này sẽ khiến người ta đánh mất lý trí và nguyên tắc. Chúng không phải là sự bộc lộ tự nhiên và bình thường của nhân tính bình thường, cũng không phải sự thể hiện của tình yêu thương, mà chúng hoàn toàn là tình cảm và huyết khí, là thứ tình cảm nảy sinh do quan hệ máu mủ. Tình cảm không phải là lẽ thật, không phải là thứ mà nhân tính bình thường nên có, nó là thứ tiêu cực. Đức Chúa Trời không có sự nuông chiều hay cưng chiều đối với nhân loại, vậy thái độ của Ngài đối với nhân loại là gì? Đức Chúa Trời dựa vào nguyên tắc quý trọng sự sống của loài thọ tạo và tôn trọng sự sống để chọn ngươi, chịu trách nhiệm với ngươi, làm công tác trên ngươi, trả giá vì ngươi, phán dạy để cung ứng lẽ thật và sự sống cho ngươi. Nhưng phương thức làm công tác của Đức Chúa Trời không phải là “giữ chặt ngươi không buông” như người ta tưởng tượng, hoặc nói theo thổ ngữ là là bóp nặn ngươi. Không phải như vậy, Đức Chúa Trời không bóp nặn ai cả, Ngài chưa bao giờ bắt ép người ta làm gì. Khi tin Đức Chúa Trời, vì để được phúc mà lúc nào người ta cũng muốn bóp nặn Đức Chúa Trời, lúc nào cũng muốn ép Ngài ban phúc lành, còn muốn ăn bám Ngài, bóp nặn Ngài để được vào thiên quốc. Có phải là như vậy không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời không bóp nặn ngươi. Dùng thổ ngữ “bóp nặn ngươi” cũng không hay lắm, nhưng lại chân thực, người ta sẽ dễ hiểu được. Đức Chúa Trời đâu có giữ ngươi không buông, ngươi là người tự do. Nếu ngươi trân quý hết thảy công tác mà Đức Chúa Trời đã làm trên ngươi do Ngài tôn trọng, trân quý và yêu quý sự sống của ngươi, thì ngươi không nên lựa chọn đề phòng, hiểu lầm, chống đối và khước từ Đức Chúa Trời khi Ngài sắp đặt và an bài bất kỳ hoàn cảnh nào cho ngươi. Thay vào đó, ngươi nên làm những gì mà một loài thọ tạo nên làm, thể hiện thái độ mà một loài thọ tạo nên có đối với Đấng Tạo Hóa – đó là thuận phục và tiếp nhận. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Phương diện này đã được thông công rõ ràng rồi.

Cách người ta tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời cũng đã bộc lộ quan niệm và tưởng tượng của họ. Quan niệm và tưởng tượng này là gì? Là người ta lý giải rằng sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời là thao túng và khống chế người ta. Nhưng Đức Chúa Trời có làm như vậy không? (Thưa, không.) Trong sâu thẳm nội tâm, người ta có một loại sợ hãi ẩn tàng đối với Đức Chúa Trời, hễ nhắc đến Đức Chúa Trời thì họ lại cảm thấy Ngài thật đáng sợ, chứ không đáng mến. Họ cho rằng nếu ngươi không nghe lời Đức Chúa Trời, không thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài, thì Ngài sẽ nổi giận với ngươi cho đến khi nào ngươi có thể nghe lời Ngài và thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài mới thôi, và cho đến khi hoàn thiện được ngươi, Đức Chúa Trời sẽ không buông tha ngươi. Đây có phải là quan niệm của con người không? Con người đã tưởng tượng Đức Chúa Trời thành gì rồi? Chẳng phải họ đã tưởng tượng Đức Chúa Trời thành một người cai trị độc tài sao? Họ cho rằng ngươi nhất định phải tiếp nhận sự thống trị của Ngài, nhất định phải tiếp nhận chính sách của Ngài, nhất định phải cung kính với Ngài, Ngài nói gì thì nghe nấy, không được bàn tán sau lưng Ngài điều gì, phải tiếp nhận mọi hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt cho ngươi, nếu không tiếp nhận thì ngươi sẽ bị trừng phạt và gặp báo ứng. Đức Chúa Trời thực sự làm như vậy sao? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời tôn trọng ngươi và có trách nhiệm với ngươi, Ngài trân quý sự sống của nhân loại thọ tạo. Người ta chớ có bất phân tốt xấu và không biết trân trọng lòng tốt của Ngài. Nếu biết trân trọng lòng tốt của Ngài, thì ngươi nên tiếp nhận hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt và đón nhận từ Ngài. Cho dù ngươi không tiếp nhận lẽ thật bên trong đó, không hiểu nguyên tắc lẽ thật trong đó, không hiểu mình nên thực hành và thay đổi điều gì, thì ít nhất ngươi cũng đừng đề phòng và hiểu lầm Đức Chúa Trời, đây là điều ngươi nên đạt được. Cho dù ngươi không thu hoạch được gì trong những hoàn cảnh đó, nhưng ngươi cũng đừng xuyên tạc ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài không tìm cách đạt được gì nơi ngươi cả. Một loài thọ tạo nhỏ bé như ngươi thì có cái gì để Đức Chúa Trời tìm cách đạt được chứ? Mạng của ngươi và tất cả những gì ngươi hưởng thụ hôm nay đều là do Đức Chúa Trời ban cho, chút đạo lý ngươi hiểu được cũng là do Đức Chúa Trời ban cho ngươi, ý chí tự do, tố chất và ân tứ của ngươi, những năng lực và bản lĩnh lớn nhỏ của ngươi đều là do Đức Chúa Trời ban cho. Vậy nơi ngươi có gì để Ngài tìm cách đạt được chứ? Nếu nói Đức Chúa Trời nhào nặn lẽ thật vào trong ngươi, khiến ngươi thuận phục và kính sợ Ngài, rồi Ngài sẽ được vinh hiển, và ngươi cho rằng đây là điều mà Đức Chúa Trời tìm cách đạt được nơi ngươi, vậy chẳng phải ngươi đang lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử sao? Đây có phải là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời có thể đạt được vinh hiển gì nơi con người? Cuối cùng người được lợi ích thực tế vẫn là bản thân con người. Công tác của Đức Chúa Trời chưa làm xong thì Ngài đã đạt được vinh hiển rồi, bởi vì bản thân Đức Chúa Trời là Đấng vinh hiển, lẽ thật và thẩm quyền của Ngài là bằng chứng rằng Ngài chiến thắng Sa-tan, là thực tế của tất cả những điều tích cực. Bản thân Đức Chúa Trời chính là Đấng vinh hiển, Ngài còn cần đạt được chút vinh hiển nhỏ nhoi đó từ một loài thọ tạo nhỏ bé như ngươi sao? Đức Chúa Trời không tìm cách đạt được gì nơi con người. Nếu nói Ngài tìm cách đạt được gì đó, thì đó là làm con người cuối cùng có thể dựa theo kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời mà đạt đến yêu cầu của Ngài, khi con người được cứu rỗi và có thể tương hợp với Ngài, thì Ngài sẽ được nghỉ ngơi – nhân loại được cứu rỗi rồi sẽ đổi lấy sự nghỉ ngơi Đức Chúa Trời – đây chính là điều mà Đức Chúa Trời tìm cách đạt được. Vậy chẳng phải cuối cùng, người được lợi ích thực tế vẫn là bản thân con người sao? Khi đạt được lẽ thật, người ta sẽ không còn sống trong mê muội nữa, mà sẽ có phương hướng và con đường, sẽ tương hợp với Đức Chúa Trời và sẽ không còn phản nghịch Đức Chúa Trời nữa, họ sẽ không còn bị bất kỳ thế lực tà ác nào bắt đi nữa, sẽ trở thành một loài thọ tạo chân chính, sẽ không đối diện với cái chết nữa, đây là chuyện vinh hạnh biết bao! Người đạt được lợi ích thực tế lớn nhất chính là nhân loại, là nhân loại tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài. Phương diện này có phải đã được thông công rất rõ ràng rồi không? Vậy, quan niệm và tưởng tượng của con người trong đó là gì? (Thưa, là họ lý giải sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời là sự thao túng và khống chế con người.) Nếu chúng ta không thông công về phương diện này, thì trong lòng người ta sẽ luôn luôn có một vài tư tưởng và quan điểm không thể diễn tả thành lời hoặc chưa hình thành nên một loại lý luận hệ thống. Tuy những thứ này không kìm kẹp người ta trong việc làm bổn phận, cũng không có ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống của người ta, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc người ta mưu cầu lẽ thật, ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời và quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời. Cho nên người ta nhất định phải buông bỏ những thứ này. Khi vấn đề này được giải quyết, thì rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ được dỡ bỏ, một chướng ngại trên con đường mưu cầu lẽ thật ngươi cũng đã được loại bỏ, khi đó, ngươi sẽ thấy nhẹ nhàng hơn trong việc mưu cầu lẽ thật. Khi những khó khăn thực tế được giải quyết, những rào cản và sự ngăn cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ ít đi, nên ngươi làm bổn phận và thực hành lẽ thật cũng sẽ thoải mái tự nhiên hơn nhiều. Giống như lúc ra chiến trường, các ngươi nói xem, trang bị nhẹ để ra trận và vác cả gánh nặng để ra trận, cái nào tốt hơn? Cái nào thoải mái hơn? (Thưa, trang bị nhẹ để ra trận.) Trang bị nhẹ, đeo vũ khí trên lưng là được rồi, đơn giản và thoải mái như vậy thôi. Nếu như vừa mang nồi niêu vừa mang hành lý, hoặc thậm chí mang đồ trang điểm, dụng cụ tập thể dục, thì gánh nặng kia sẽ quá lớn, trên lưng mang nhiều đồ như vậy thì người ra trận cũng khổ sở mà đánh nhau cũng bất tiện. Những quan niệm và tưởng tượng này giống như các loại gánh nặng trên lưng người ta, đi đến đâu cũng thấy phiền toái, vướng víu. Tóm lại những thứ này sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến ngươi, cản trở ngươi mưu cầu lẽ thật và thực hành lẽ thật. Khi không có chuyện gì quan trọng, thì có vẻ ngươi không có vấn đề gì lớn, nhưng hễ có vấn đề mang tính nguyên tắc quan trọng xảy ra thì giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ có một rào cản ngăn cách như vậy. Khi những điều này xuất hiện, ngươi sẽ cảm thấy mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời có vấn đề, thấy ngươi có mâu thuẫn với Đức Chúa Trời; đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời không còn thuần khiết nữa, và ngươi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khi buông bỏ những thứ này xuống, ngươi sẽ cảm thấy tốt hơn, trong lòng nhẹ nhõm và được giải phóng, không còn bị kìm kẹp, bị ràng buộc nữa. Mặc dù những thứ này thỉnh thoảng vẫn có thể loé lên trong tiềm thức hoặc trong tư tưởng của ngươi, nhưng ngươi đã giải quyết được nó về cơ bản rồi, lúc tiếp tục hành động, ngươi sẽ thấy tự nhiên và đơn giản hơn nhiều. Tuy những quan niệm và tưởng tượng này có lẽ vẫn còn có tác dụng khó thấy ở sâu trong tư tưởng của ngươi, nhưng ít nhất về mặt ý nguyện chủ quan, ngươi đã phân định rõ ràng rằng nó không phải là thứ tích cực, cho nên, về mặt chủ quan, ngươi sẽ buông bỏ nó, không chịu sự ảnh hưởng của nó nữa. Như vậy, về cơ bản ngươi đã buông bỏ và giải quyết được rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời.

Chúng ta thường thông công về chủ đề mưu cầu lẽ thật theo cách này. Liệu các ngươi có thể cảm nhận được tầm quan trọng của việc mưu cầu lẽ thật không? Khi nhìn thấy những người quen biết xung quanh mình bị hội thánh xử lý, thậm chí có người bị thanh trừ và khai trừ, trong lòng các ngươi có cảm nghĩ gì không? Có tổng kết ra được chút kinh nghiệm hay bài học nào không? Vấn đề chính của những người bị phân đến nhóm B và những người bị thanh trừ là gì? (Thưa, khi nhìn thấy một vài người quen biết xung quanh mình bị điều đến nhóm B hoặc bị thanh trừ, trong lòng con có chút cảm xúc. Tuy họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng đúng là họ không mưu cầu lẽ thật. Nếu con cũng không mưu cầu lẽ thật, cũng không tìm kiếm lẽ thật khi gặp chuyện, thì cuối cùng con cũng sẽ bị đào thải giống như họ.) Nguyên tắc xử lý những người này của nhà Đức Chúa Trời là gì, các ngươi có biết hay không? Có phải chỉ vì nhân tính của họ không tốt, vì họ không mưu cầu lẽ thật và nhìn không thuận mắt mà nhà Đức Chúa Trời thanh trừ họ không? (Thưa, không phải.) Vậy có phải những người không bị xử lý thì đều không có vấn đề về nhân tính, đều yêu thích và mưu cầu lẽ thật, có thể thuận phục lẽ thật, yêu kính và kính sợ Đức Chúa Trời? Chuyện có phải như vậy không? (Thưa, không phải.) Những người bị nhà Đức Chúa Trời thanh trừ hay là phân vào nhóm B chỉ vì họ không yêu thích lẽ thật và chán ghét lẽ thật sao? Họ bị xử lý vì nhân tính của họ không tốt và không tiếp nhận lẽ thật chút nào, hay là vì ngoại hình không đẹp hoặc là có vi phạm nhất thời sao? Đây có phải là nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời dùng để xử lý người ta không? (Thưa, không phải.) Có phải vì ai đó không mưu cầu lẽ thật nên nhà Đức Chúa Trời xử lý họ, huỷ tư cách làm bổn phận của họ và đuổi họ đi không? (Thưa, không phải.) Vậy tại sao lại xử lý và đuổi những người này đi? (Thưa, vì họ không hành động theo nguyên tắc lẽ thật, gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho công tác của nhà Đức Chúa Trời.) Đây có phải là nguyên nhân chính không? (Thưa, phải.) Còn có nguyên nhân nào khác không? Có ai bị đuổi đi chỉ vì luôn nói dối không? (Thưa, không có.) Có ai bị đuổi đi vì không yêu thích lẽ thật và chán ghét lẽ thật không? Có ai bị đuổi đi vì không trung thành khi làm bổn phận không? (Thưa, không có.) Ngươi nói xem, những người này bị đuổi đi thì có đáng tiếc không? Có ai bị oan ức không? (Thưa, không có.) Tuyệt đối không có ai bị oan ức cả. Dựa theo những việc ác mà những người này đã làm, khi đến cõi thuộc linh, họ đáng phải chết mười tám lần rồi, họ đều phải chịu sự trừng phạt – chết đi rồi sống lại và chịu trừng phạt tiếp, rồi lại chết, lại sống lại, lại chịu trừng phạt, rồi lại chết – họ đáng chết đủ mười tám lần. Họ làm quá nhiều việc ác, tội ác ngập trời! Vậy tại sao lại xử lý và khai trừ những người này? Bởi vì không xử lý thì không được, không phải họ đang làm bổn phận, mà họ đang gây nhiễu loạn và gián đoạn, đang phá hoại! Có người còn cho rằng, họ bị xử lý vì họ thích nói dối, nhân tính không tốt, hoặc là vì họ tranh giành địa vị và đoạt quyền, làm bổn phận thì không có lòng trung thành, còn có vài người hồ đồ nói rằng chuyện này là bởi họ không yêu thích lẽ thật và không mưu cầu lẽ thật. Vậy các ngươi có yêu thích lẽ thật không? Những người không bị đuổi đi đều yêu thích và mưu cầu lẽ thật sao? (Thưa, không phải.) Những điều đó đều không phải là sự thật. Trên thực tế, những người này bị xử lý và khai trừ là vì trong quá trình làm bổn phận, họ đóng vai trò gây nhiễu loạn, gián đoạn và phá hoại, họ đã làm những việc mà ma quỷ, Sa-tan và con rồng lớn sắc đỏ muốn làm nhưng không làm được, xúc phạm nghiêm trọng đến các sắc lệnh quản trị của nhà Đức Chúa Trời, chọc giận Đức Chúa Trời nghiêm trọng. Không đuổi đi thì không được, phải đuổi đi. Không phải nhà Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương hay là hà khắc với người ta, không phải Đức Chúa Trời không cho người ta cơ hội, mà do họ đã quá đáng, dẫn đến gây nhiễu loạn và gián đoạn, mang đến tổn thất quá lớn cho công tác của hội thánh. Đâu phải họ đang làm bổn phận, thậm chí còn không phải là đang đem sức lực phục vụ, mà họ đang gây nhiễu loạn và gián đoạn, đang hành ác. Không có dân được Đức Chúa Trời chọn nào thích có những người như vậy trong hội thánh. Trong hội thánh, nếu ngươi buông vài lời mỉa mai hoặc nói dối, thì đó chỉ là hành vi cá nhân, chỉ là cá nhân ngươi không yêu thích lẽ thật và không mưu cầu lẽ thật, chỉ cần việc ngươi làm không gây ra sự nhiễu loạn và gián đoạn, thì không ai xử lý ngươi cả. Nếu khi làm bổn phận, ngươi có lúc có chút qua loa chiếu lệ nhưng hầu hết thời gian ngươi vẫn làm có hiệu quả, thì chỉ cần ngươi không gây ra sự nhiễu loạn và gián đoạn, nhà Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi cơ hội để tiếp tục ở lại và làm bổn phận, sẽ dựa theo nguyên tắc mà đối đãi với ngươi. Nhưng khi những người này gây ra sự nhiễu loạn và gián đoạn, họ làm xằng làm bậy, lúc nào cũng làm trái nguyên tắc, đến mức không ai được yên ổn, mọi phương diện công tác của hội thánh đều bị phá hoại, biết bao nhiêu thành quả làm bổn phận của anh chị em đều đổ sông đổ biển. Việc họ gây nhiễu loạn và gián đoạn gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, không biết phải cần bao nhiêu người, tốn bao nhiêu thời gian mới có thể bù đắp, cho nên những người này nhất định phải bị đuổi đi! Chỉ như vậy mới có thể bảo vệ tốt anh chị em để anh chị em có thể làm bổn phận một cách bình thường và đạt được thành quả tốt đẹp. Chỉ có thanh trừ những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ này thì mới có thể tạo một môi trường làm việc và môi trường sống thích hợp cho anh chị em. Nếu những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ này còn ở lại trong hội thánh thì họ chỉ có thể gây hoạ, họ đi đến đâu là đem lại bầu không khí ngột ngạt và hỗn loạn đến đó. Mọi việc họ làm còn không với tới nổi tiêu chuẩn của việc đem sức lực phục vụ, chỉ toàn là gây nhiễu loạn, phá hoại và hủy hoại. Họ làm chuyện gì cũng là để gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh và đời sống hội thánh. Họ chẳng phải là sai dịch của Sa-tan sao? Người như vậy mà còn có thể ở lại trong hội thánh sao? Họ không phải là loài người bại hoại thông thường, mà họ là sai dịch của Sa-tan! Những người này đã làm những chuyện gì? Họ hoang phí của lễ, lấy của lễ của Đức Chúa Trời đem cho dân ngoại đạo vô điều kiện – lúc đưa tiền cho dân ngoại đạo thì họ vô cùng hào phóng, người ta không cần mà họ cứ ép lấy. Họ nhờ dân ngoại đạo làm chút việc, người ta nói trả tiền công 100 đô-la là được, thế mà họ cứ nhất quyết trả 300, người ta đòi 300 thì họ nhất quyết trả 500, trả tiền công rồi còn cho ngươi ta thêm tiền nữa. Chi tiêu bao nhiêu của lễ, họ cũng không hỏi Bề trên, mà cứ tự mình làm chủ. Làm công tác gì, họ cũng không dựa vào sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời hay nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời dặn dò, đương nhiên càng không dựa vào nguyên tắc lẽ thật. Họ cứ tùy theo tính khí của mình, muốn làm như thế nào thì làm như thế ấy, không hề bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ thà bảo vệ dân ngoại đạo, chứ không bảo vệ lợi ích của nhà Ðức Chúa Trời, còn lấy của lễ của Ðức Chúa Trời hoang phí khắp nơi. Số tiền đó là do họ kiếm được sao? Họ vung tay phát tiền thưởng và tặng quà cho dân ngoại đạo, ai mà không đồng ý với họ thì không được, ai không đồng ý thì họ sẽ giáo huấn người đó. Ngươi nói xem, người như vậy mà là người tin Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời sao? Đây chẳng phải là loại cặn bã sao? Người như vậy có nên bị thanh trừ không? (Thưa, có.) Những người này còn làm những việc ác nào nữa? Khi rao truyền phúc âm, họ báo cáo số liệu giả để lừa gạt nhà Đức Chúa Trời, ai không báo cáo số liệu giả thì họ sẽ trừng trị và chèn ép người ta một cách tàn nhẫn, họ ép người ta khai gian số liệu giả, không khai cũng không được. Đây là loại người gì vậy? Họ còn là người không? Nếu ngươi nói rằng họ chỉ có nhân tính không tốt, không yêu thích lẽ thật, không mưu cầu lẽ thật, thì lời này có cơ sở không? Đây chẳng phải là nói xằng nói bậy sao? (Thưa, phải.) Họ chẳng những không yêu thích lẽ thật, không mưu cầu lẽ thật, mà ngay cả nhân tính bình thường, họ cũng không có, chuyện yêu thích lẽ thật và mưu cầu lẽ thật thì càng khỏi nói đến, họ chính là ma quỷ! Bây giờ các ngươi đã thấy rõ chưa? (Thưa, đã thấy rõ rồi.) Bản tính của những người này là gì? (Thưa, là bản tính của ma quỷ.) Họ có bản tính của ma quỷ. Sau khi bị thanh trừ, những người này còn không phục, còn ấm ức, “Oan cho tôi quá, tôi đâu có làm như vậy!” Sự thật bày ra trước mắt mà họ không thừa nhận, còn cố chấp cãi đến cùng, như vậy chẳng cho thấy việc thanh trừ họ là đúng sao? Nếu không thanh trừ loại người này thì sẽ gây ra hậu quả gì? Họ sẽ hối cải sao? Ngay cả khi ngươi cho họ cơ hội để họ tiếp tục làm bổn phận và chỉ tiến hành tỉa sửa họ, liệu họ có thể hối cải và cải thiện không? (Thưa, không thể.) Họ tuyệt đối không thể nào hối cải. Đây là thực chất bản tính gì? Loại người nào không thể hối cải, cho dù đối mặt với sự thật, cũng không hối cải? (Thưa, là ma quỷ.) Là ma quỷ, người có thực chất của Sa-tan, tà linh và ô quỷ thì sẽ không hối cải, ngươi thông công lẽ thật như thế nào, họ cũng không hối cải. Họ cũng không thừa nhận ngay cả sự thật về việc hành ác của mình, vậy họ có thể tiếp nhận lẽ thật và nhận biết bản thân không? Tuyệt đối sẽ không có chuyện đó! Nếu họ có thể thừa nhận sự thật việc họ hành ác, thì họ sẽ có cơ hội tiếp nhận lẽ thật, nhưng ngay cả sự thật mà họ cũng không thừa nhận, họ cũng không thừa nhận hay tiếp nhận tính chất việc họ làm, người như vậy thì không thể nào hối cải. Họ giống như dân thành Sô-đôm – nếu có người bảo dân được Đức Chúa Trời chọn thành Sô-đôm: “Nếu không hối cải, thì Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thành này”, liệu họ có tiếp nhận không? Nghe xong lời này, họ sẽ có thái độ gì? Họ sẽ làm như không nghe thấy, vẫn hành động theo sở thích của mình như trước, muốn làm gì thì làm, không hề hối cải. Cho nên, kết cục cuối cùng của họ là bị hủy diệt. Đối với những người gây nhiễu loạn và gián đoạn trong hội thánh, Đức Chúa Trời đã cho họ cơ hội, nhưng họ lại không trân quý, không hối cải, nhất quyết đối đầu với Đức Chúa Trời đến cùng. Những người này không có lương tâm và lý trí, vậy họ có đáng thương hay không? (Thưa, không đáng thương.) Có ai đứng ra bênh vực những kẻ không đáng thương này không? Có ai ngưỡng mộ họ, cảm thấy họ đã chịu khổ và trả giá nhiều năm, làm công tác cũng đặc biệt vất vả và cần cù, hơn nữa có vài người có tố chất không tệ, đặc biệt có năng lực công tác, có tài năng lãnh đạo, cảm thấy đuổi họ đi thì thật đáng tiếc? Có đáng tiếc hay không? (Thưa, không đáng tiếc.) Không đáng tiếc thì cho thấy việc đuổi họ đi là đúng. Ngươi hãy quan sát xem những người này có thể tiếp nhận lẽ thật không, xem họ đi con đường nào. Nếu lúc làm bổn phận mà họ có thể gây nhiễu loạn và gián đoạn, thì họ chính là thứ cặn bã trong nhân loại! Loài thọ tạo làm bổn phận là lẽ đương nhiên, cho dù làm bổn phận gì thì cũng phải làm tròn trách nhiệm. Dù không đạt tiêu chuẩn, thì ít nhất cũng không được gây nhiễu loạn và gián đoạn! Gây nhiễu loạn và gián đoạn là việc Sa-tan làm, không nên là chuyện mà nhân loại bại hoại làm. Nhân loại bại hoại vì bị Sa-tan làm bại hoại mà thân bất do kỷ chống đối Đức Chúa Trời, nhưng những người có nhân tính bình thường, có lương tâm và lý trí thì sẽ không cố ý gây nhiễu loạn và gián đoạn trong lúc làm bổn phận. Vì họ có lương tâm và lý trí ràng buộc, nên trong quá trình làm bổn phận, họ sẽ không gây nhiễu loạn, gián đoạn và phá hoại công tác của nhà Đức Chúa Trời. Cho dù người ta làm bổn phận không đạt tiêu chuẩn, thì làm được ở mức cơ bản cũng tạm chấp nhận rồi, ít nhất phải phù hợp với tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí. Nhưng ngay cả tiêu chuẩn này mà những người này cũng không đạt đến, cho nên cuối cùng họ chỉ có thể đi tới bước đường đó – vì làm nhiều việc ác mà bị nhà Đức Chúa Trời thanh trừ và khai trừ. Họ là thứ cặn bã trong nhân loại!

Tiếp theo, hãy nói về những vấn đề về quan niệm và tưởng tượng trong “buông bỏ những rào cản giữa mình và Đức Chúa Trời và sự thù địch đối với Ngài”, vốn là mục thứ ba của “buông bỏ”, nằm trong việc thực hành cách mưu cầu lẽ thật. Vừa rồi, chúng ta đã nói đến một vài quan niệm và tưởng tượng của con người về công tác của Đức Chúa Trời. Giờ các ngươi nhìn lại xem, có phải người ta vẫn còn một vài quan niệm và tưởng tượng về công tác của Đức Chúa Trời không? Những quan niệm và tưởng tượng này liệu có ảnh hưởng đến cách người ta tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời, cách họ trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, cách họ lý giải và nhận biết về công tác của Ngài không? Trong các loại người xuất hiện trong hội thánh, có một loại là kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ. Cho dù họ bị xử lý vì đã làm những việc ác nào, cho dù hội thánh vì chuyện gì mà thanh trừ và khai trừ họ, thì luôn có một vài người có những quan niệm nhất định về việc nhà Đức Chúa Trời thanh lọc kẻ chẳng tin, kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ. Những quan niệm và tưởng tượng này đều là do người ta hoàn toàn không có chút nhận thức nào về công tác của Đức Chúa Trời và sự tể trị của Ngài mà ra. Trong quan niệm và tưởng tượng của người ta, hội thánh là nơi Đức Chúa Trời làm công tác trên đất, cho nên hội thánh là nơi trực tiếp nhất mà con người có thể nhìn thấy sự tể trị của Đức Chúa Trời, cũng có thể nói, đó là nơi có thể thể hiện sự tể trị của Đức Chúa Trời một cách trực tiếp nhất và rõ ràng nhất. Nhưng ở nơi này, người ta lại thường thấy xuất hiện những con người, sự việc và sự vật không phù hợp với quan niệm của mình. Trong quan niệm của mình, người ta cho rằng, vì hội thánh là một nơi có liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời, vậy thì hội thánh phải là một nơi trời yên biển lặng tràn đầy sự thân thiện và hòa bình, tràn đầy lòng yêu thương và sự khoan dung, tràn đầy niềm vui và sự an ủi. Họ cho rằng trong hội thánh không nên có sự xuất hiện của các loại người như kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ, cũng không nên xuất hiện chuyện kẻ ác hành ác. Họ cho rằng đương nhiên, dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, trong hội thánh không nên xuất hiện những chuyện trái với nguyên tắc lẽ thật, càng không cho phép có các loại người vô pháp, chuyện vô pháp, hoặc một vài chuyện không phù hợp với ý người, tình người và nhân tính. Họ cho rằng tất cả đều nên an hòa, yên bình, hiền hòa, tích cực, lạc quan và hướng thượng, thậm chí không được có bất kỳ cuộc tranh đấu nào, không cho phép có bất kỳ chuyện xấu xa và xấu không phù hợp với nhu cầu của nhân tính nào xuất hiện. Đây là quan niệm của con người. Nhưng thực tế lại không khớp với quan niệm và tưởng tượng của con người. Dù là ở thời kỳ nào hoặc là ở trong giai đoạn công tác nào, trong hội thánh cũng luôn xuất hiện một vài kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, khiến cho phương diện công tác nào đó của nhà Đức Chúa Trời bị phá hoại, trật tự công tác của hội thánh bị phá vỡ và quấy nhiễu, v.v.. Khi những chuyện này xảy ra, người ta sẽ cảm thấy đây là chuyện không thể ngờ tới, trong lòng tràn đầy sự bất lực, không hiểu nổi và bối rối. Họ tự hỏi: “ Rốt cuộc Đức Chúa Trời có tồn tại không? Rốt cuộc Ngài tể trị nhân loại này, quản lý hội thánh của Ngài và quản lý nhà của Ngài như thế nào? Rốt cuộc Đức Chúa Trời có quản không? Ngài ở đâu? Tại sao khi những chuyện vô pháp này xảy ra, tại sao khi kẻ ác xuất hiện gây nhiễu loạn lại không có ai đứng ra ngăn chặn, Đức Chúa Trời cũng không đứng ra ngăn chặn? Chuyện này rốt cuộc là sao? Hội thánh chẳng phải là nhà của Đức Chúa Trời sao? Những người đi theo Đức Chúa Trời chẳng phải là dân được Đức Chúa Trời chọn sao? Vậy tại sao Đức Chúa Trời không ngó ngàng, không bảo vệ nhà của Ngài? Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ dân được Ngài chọn sống bình an trong nơi ấm cúng, trong chốn nương náu?”. Việc người ta có những nghi ngờ này có phải là do đủ loại quan niệm của người ta gây ra không? (Thưa, phải.) Vậy những quan niệm này chủ yếu là về điều gì? Có phải là về công tác của Đức Chúa Trời và sự tể trị của Ngài không? Do hội thánh xuất hiện kẻ ác hành ác, gây nhiễu loạn và gián đoạn, do người ta không hiểu gì về những chuyện này, cho nên người ta khó mà nhìn thấu nguyên do đằng sau những chuyện này và kết quả cuối cùng của những chuyện này là gì. Bởi vì nhìn không thấu, cho nên người ta sẽ nảy sinh đủ loại ý nghĩ và quan niệm về Đức Chúa Trời. Có vài người cho rằng: “Nhà Đức Chúa Trời nên tỏ lòng yêu thương đối với kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ, nếu như không tỏ lòng yêu thương thì chẳng phải nhà Đức Chúa Trời cũng giống xã hội này sao? Ở xã hội, luôn có nhóm người này trừng trị nhóm người kia, đều là vì tranh quyền đoạt lợi. Nhà Đức Chúa Trời thanh trừ và khai trừ kẻ ác chẳng phải là đang trừng trị người ta sao? Vậy ở trong nhà Đức Chúa Trời cũng chẳng an toàn gì! Nếu thực sự gặp sóng gió gì đó, nói không chừng mình sẽ bị oan và bị thanh trừ, mà chẳng có ai rửa oan cho! Đức Chúa Trời rốt cuộc ở đâu? Tại sao Ngài không đứng ra nói một lời hay làm việc gì đó? Xin để cho chúng con nhìn thấy sự tồn tại của Ngài, nhìn thấy sự Toàn Năng của Ngài, để cho chúng con tận mắt nhìn thấy sự tể trị của Ngài, như vậy trong lòng chúng con chẳng phải sẽ yên tâm hơn sao?”. Trong hội thánh, mỗi khi người ta trải qua một vài chuyện khiến người ta không lý giải được, thì có vài người sẽ nảy sinh cảm xúc bất an và nghi ngờ trong lòng, thậm chí có người còn muốn trốn tránh những chuyện này, còn có người thì rơi vào tiêu cực, đặc biệt là có vài người bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và lừa gạt nên cam tâm sa đọa, thậm chí có vài người bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và lợi dụng mà trở thành đồng lõa của chúng, thậm chí bị hội thánh cách ly để phản tỉnh hoặc bị thanh trừ. Người ta cảm thấy tất cả những chuyện này thật khó hiểu, đồng thời cũng nảy sinh nghi ngờ về sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Điều này là bởi đức tin của nhiều người nơi Đức Chúa Trời chủ yếu bắt nguồn từ việc họ tin rằng Đức Chúa Trời tể trị vạn vật và tể trị hết thảy. Nghĩa là rất nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời có thể tể trị hết thảy, tể trị vạn vật, tể trị số phận của nhân loại, vì vậy mà họ tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, tin vào thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Nhưng những chuyện xảy ra xung quanh khiến họ nảy sinh nghi ngờ và dao động về sự tể trị của Đức Chúa Trời, từ đó cũng nảy sinh nghi ngờ về sự thật rằng Ngài tể trị vạn vật, do đó đức tin của họ đối với Đức Chúa Trời cũng nảy sinh sự dao động, một loạt các vấn đề theo đó mà xuất hiện. Người ta có đủ loại quan niệm và tưởng tượng về sự tể trị của Đức Chúa Trời, những quan niệm và tưởng tượng này chắc chắn cũng không phù hợp với lẽ thật hay sự thật, thay vào đó, chúng là sự diễn giải sai lầm hoặc là sự hiểu lầm của con người. Vậy thì tiếp theo, chúng ta sẽ thông công một chút về cách Đức Chúa Trời tể trị hết thảy con người, sự việc và sự vật xung quanh ngươi mà ngươi có thể thấy được và có thể cảm nhận được, còn thông công về nguyên tắc để Ngài tể trị hết thảy những điều này là gì và mục đích mà Ngài muốn đạt được là gì.

Cụm từ “sự tể trị của Đức Chúa Trời” liên quan đến nội dung rất rộng. Không bàn đến hoàn cảnh chung, chỉ xét riêng về hội thánh, thì việc Đức Chúa Trời tể trị vạn vật là một điều có thật. Sự tể trị của Đức Chúa Trời không phải là một cụm từ sáo rỗng, cũng không đơn thuần là một loại hiện tượng, thay vào đó, sự tể trị của Đức Chúa Trời có ví dụ thực tế và kết quả thực tế. Vậy trong hội thánh, nguyên tắc cho sự tể trị của Đức Chúa Trời là gì? Trước hết, chúng ta hãy xem thử: người được thu nhận vào hội thánh có nằm trong sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời không? (Thưa, có.) Điều này không hề trống rỗng. Phúc âm của Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời sẽ đến với ai, ai có thể tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, ai có thể bước vào hội thánh, những điều này đều được Đức Chúa Trời tiền định. Tạm thời không nói đến nhân tính của người này như thế nào, có phải là kẻ ác không, việc họ có thể bước vào hội thánh nghĩa là Đức Chúa Trời đã tiền định như vậy rồi. Sự tiền định của Đức Chúa Trời có phải là một khía cạnh trong sự tể trị của Ngài không? ( Thưa, phải.) Trước hết, có thể chắc chắn một điều là, mỗi một người được bước vào hội thánh đều do sự tiền định của Đức Chúa Trời. Cụm “sự tiền định của Đức Chúa Trời” nghe có vẻ hơi trừu tượng, vậy thì chúng ta nói cách khác là “Đức Chúa Trời định đoạt, do Đức Chúa Trời giữ cửa ải” đi. Đức Chúa Trời là cổng vào vương quốc, cũng là cổng vào hội thánh. Loại người nào có thể chính thức trở thành thành viên của hội thánh, thành viên của nhà Đức Chúa Trời thì đều phải qua cửa ải của Đức Chúa Trời. Bất kể là kẻ chẳng tin hay kẻ ác trà trộn vào, hay là người tốt có hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời, hay là người có thể tiếp nhận lẽ thật và đi theo Ngài, chỉ cần họ có thể gia nhập hội thánh và trở thành thành viên của hội thánh, thì đều không phải là chuyện người nào đó có thể quyết định, mà nó đều xuất phát từ sự tể trị, an bài và tiền định của Đức Chúa Trời. Cho dù họ tin Đức Chúa Trời với ý định hay mục đích gì, nhân tính của họ như thế nào, trình độ văn hóa và bối cảnh xã hội ra sao, việc họ có thể gia nhập hội thánh và đến trước mặt Đức Chúa Trời là do Đức Chúa Trời quyết định, là Đức Chúa Trời giữ cửa ải. Con người có thể giữ cửa ải được không? (Thưa, không thể.) Con người không quyết định được chuyện này, nó không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Chẳng hạn như, ngươi thấy trong xã hội, có người vừa có địa vị lại vừa thông minh, liền cảm thấy: “Nếu như người này có thể đến nhà Đức Chúa Trời để làm lãnh đạo hội thánh thì tốt quá, hội thánh chúng ta thiếu người như vậy”. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn họ, Ngài không cảm động họ. Khi người khác rao truyền phúc âm và thông công lời Đức Chúa Trời cho họ, thì họ nghe mà không hiểu. Nghe chuyện gì họ cũng hiểu rõ, chỉ có nghe lời Đức Chúa Trời là họ không hiểu rõ, giống như một kẻ ngốc vậy, người như vậy còn có thể vào hội thánh sao? Tuy họ cũng có hứng thú việc được phúc, nhưng khi nghe lời Đức Chúa Trời và nghe thông công lẽ thật thì lòng họ không yên tĩnh được, cũng ngồi không yên, sau khi nghe hai, ba buổi giảng đạo thì họ không đến hội thánh nữa. Người như vậy không có đức tin thực sự, vậy lòng tốt của ngươi dành cho họ có tác dụng gì không? Ngươi có thể đưa họ vào hội thánh không? Không thể, mà phải do Đức Chúa Trời định đoạt. Đức Chúa Trời nói không muốn người như vậy, dù họ đem sức lực phục vụ hoặc đảm đương vai trò gì đi nữa, Đức Chúa Trời cũng không muốn. Cho nên, ngay cả khi ngươi có lòng tốt, có nài nỉ lôi kéo họ thế nào cũng vô ích, cuối cùng họ vẫn phải rời đi. Họ không thể nào trở thành thành viên của hội thánh, ai kéo lại cũng vô ích, chuyện này con người không quyết định được, đây là chuyện do Đức Chúa Trời tiền định, do Ngài giữ cửa ải. Có vài người không có địa vị gì trong xã hội, cũng không phải nhân vật tầm cỡ gì, tố chất cũng bình thường, ngoại hình cũng không nổi bật, nhưng họ rất đơn giản và thẳng thắn, có hứng thú với chuyện tin Đức Chúa Trời. Cho dù có khó khăn gì, họ cũng không rời xa Đức Chúa Trời, lòng nhiệt tình cực kỳ lớn – chính lòng nhiệt tình này khiến anh chị em nhìn thấy cũng vui mừng, Đức Chúa Trời nhìn thấy cũng rất thích – thực ra trong chuyện này, có Thần của Đức Chúa Trời cảm động, nên họ mới nhiệt tình như vậy. Sau khi vào hội thánh, họ thấy mọi người trong hội thánh đều rất tốt, mỗi ngày đều ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật, nên họ thấy được khích lệ vô cùng, cảm thấy đây là chính đạo trong đời, nên họ bắt đầu rao truyền phúc âm và làm bổn phận, trở thành người đi theo Đức Chúa Trời. Việc người này có thể tin Đức Chúa Trời là do ai quyết định? ( Thưa, do Đức Chúa Trời quyết định.) Là do Đức Chúa Trời quyết định, Đức Chúa Trời cho phép họ bước vào hội thánh, thì họ mới có thể tin Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không làm công tác và cảm động người ta, thì người ta sẽ không thể tin Đức Chúa Trời, nếu bị nài ép lôi kéo vào hội thánh, thì sớm muộn gì họ cũng phải rời đi. Con người bẩm sinh không có cơ quan tiếp nhận lẽ thật nào, nếu họ có thể yêu thích lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật thì chứng tỏ Đức Chúa Trời đã làm công tác trên họ. Khi Đức Chúa Trời làm công tác trên họ, thì họ mới có thể trở thành một thành viên trong hội thánh – đây là điều kiện tiên quyết cho đủ mọi loại người bước vào hội thánh, và điều kiện tiên quyết là Đức Chúa Trời muốn họ. Cho dù họ đảm nhiệm vai trò gì trong hội thánh đi nữa, thì tóm lại cửa nhà Đức Chúa Trời là do Đức Chúa Trời giữ. Nếu Ngài không cho họ đi vào thì họ phải ở ngoài cửa, Ngài cho họ vào thì họ được vào trong. Vì vậy, việc trở thành một thành viên của hội thánh cũng không phải là một chuyện đơn giản. Về chuyện cụ thể Đức Chúa Trời dựa vào nguyên tắc nào để thu nhận một người, thì đương nhiên Ngài có nguyên tắc của Ngài. Chúng ta sẽ không thông công Đức Chúa Trời muốn loại người nào và không muốn loại người nào, vì phương diện này rất phức tạp. Tại sao Ta lại nói là phức tạp? Người nào bước vào hội thánh, trong thời gian nào thì đảm đương vai trò gì, trong thời gian nào thì làm bổn phận gì hoặc gánh vác những công tác quan trọng nào, trong thời gian nào thì thuận theo nhu cầu công tác và nhu cầu nhân lực của nhà Đức Chúa Trời, những chuyện này, Đức Chúa Trời đều có kế hoạch cả. Đức Chúa Trời điều chỉnh và kiểm soát từ góc độ vĩ mô và tổng thể, chứ không phải chỉ hành động vào thời điểm hiện tại nào đó – chuyện này rất phức tạp, không phải chỉ vài câu là có thể nói rõ ràng được, nên chúng ta sẽ không bàn sâu nữa. Tóm lại, chuyện người ta có thể bước qua cổng của nhà Đức Chúa Trời là chuyện không một ai có thể quyết định, mà do Đức Chúa Trời tể trị và an bài. Sau khi bước vào nhà Đức Chúa Trời, đủ loại người làm đủ loại bổn phận, đảm đương đủ loại vai trò, đi đủ loại con đường. Con người muôn hình vạn trạng có đủ loại biểu hiện khác nhau, dù tốt hay xấu, dù chính diện hay phản diện, dù tích cực hay tiêu cực, thì tất cả những điều này đều nằm dưới sự tể trị và quản lý của Đức Chúa Trời.

Sự tể trị của Đức Chúa Trời nghĩa là hết thảy đều xuất hiện và xảy ra một cách thuận theo tự nhiên dưới sự quản lý của Ngài, không có sự việc nào xuất hiện ngẫu nhiên, sự phát triển và thay đổi của sự việc nào đó cũng không phải do người nào khởi xướng hoặc quyết định – mà hết thảy chúng đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Đương nhiên, sự việc đó có kết quả cuối cùng như thế nào và được xác định tính chất ra sao, cũng đều dựa vào thực chất của loại người và loại sự việc đó. Cơ sở để xác định tính chất sự việc đó hoàn toàn là lời Đức Chúa Trời và nguyên tắc mà Ngài yêu cầu. Không có bất kỳ sự việc nào xảy ra ngẫu nhiên, kết quả cuối cùng của bất kỳ sự việc nào cũng không phải do con người quyết định. Thực ra, dù sự việc nào xảy ra thì sự bắt đầu của nó đều do Đức Chúa Trời an bài và cho dấy lên. Khi Đức Chúa Trời cho dấy lên một loại sự việc thì Ngài sẽ an bài một loại người nào đó hành động trong đó, loại người này có thể đóng vai trò là người phục vụ hoặc vật làm nền, có thể đóng vai trò tiêu cực hoặc tích cực. Nhưng dù đóng vai trò gì đi nữa thì sự khởi đầu của hết thảy đều do Đức Chúa Trời an bài. Trong chuyện “Đức Chúa Trời an bài” này có hai cách giải thích: Một là, Đức Chúa Trời đích thân làm một vài sự an bài và giám sát tích cực, rồi để một vài nhân vật chính diện khởi xướng chuyện này, đây là một cách giải thích về “Đức Chúa Trời an bài”. Một cách giải thích khác là, Đức Chúa Trời sai phái, cắt cử một loại linh làm một vài việc. Mà trong mắt người ta, những việc này là tiêu cực và tà ác, những ai đóng vai trò tiêu cực và tà ác này chắc chắn là nhân vật phản diện, nghĩa là loại nhân vật mà lúc trước Đức Chúa Trời đã tiền định cho họ vào nhà Đức Chúa Trời để làm vật làm nền và trở thành bài học tiêu cực. Đức Chúa Trời cho họ đảm đương những vai trò này, vì với thực chất bản tính của mình, họ chỉ có thể đảm đương những vai trò này mà thôi, Đức Chúa Trời để họ mặc sức biểu diễn, mặc sức làm những việc mà vật làm nền nên làm. Trong suốt quá trình đó, cho dù là biểu hiện của nhân vật chính diện hay là biểu hiện của nhân vật phản diện, thì nguyên tắc của Đức Chúa Trời khi đối đãi và xử lý hết thảy những chuyện này đều là thuận theo tự nhiên. Khi nhân vật chính diện nhìn nhận, tiếp cận và xử lý những chuyện này, họ có một vài quan điểm tích cực và phù hợp với nhân tính, phù hợp với tiêu chuẩn của lương tâm. Mặc dù có một số người bộc lộ một vài tâm tính bại hoại, có chút biểu hiện của người dễ dãi hoặc bộc lộ vài tâm tính bại hoại khác, nhưng ít nhất họ có thể giữ được lương tâm và lý trí của nhân tính, nghĩa là vẫn giữ được giới hạn cơ bản trong việc làm người. Còn về nhân vật phản diện, thì Đức Chúa Trời không can thiệp cũng không dẫn dắt bất kỳ việc nào mà họ làm, Ngài để họ thuận theo tự nhiên, họ cũng mặc sức thể hiện, mặc sức bộc lộ sự xấu xí và mặc sức làm một vài chuyện nhất định. Họ đã thành công trong việc vào vai những nhân vật phản diện mà Đức Chúa Trời đã vạch trần, cụ thể là những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ, từ đó giúp người khác có thể nhìn thấy một cách sinh động trong cuộc sống hiện thực những chuyện như dạng người nào là ma quỷ, dạng người nào là kẻ ác, dạng người nào là kẻ địch lại Đấng Christ, những bộ mặt xấu xa của kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ ác, Sa-tan và ma quỷ mà Đức Chúa Trời đã vạch trần rốt cuộc là như thế nào. Nếu không dùng những nhân vật phản diện này làm tài liệu giáo dục sống trong cuộc sống hiện thực, thì trong tâm trí của ngươi, ma quỷ và Sa-tan sẽ mãi mãi vô hình, mãi mãi chỉ là một loại suy đoán hoặc là một hình ảnh. Nhưng bây giờ, những ví dụ sống động này đang bày ra trước mắt ngươi, những con quỷ khoác lớp da người này đang sống sờ sờ trước mắt ngươi, lời nói và cử chỉ của chúng, từng lời nói, hành động, biểu cảm khuôn mặt, thậm chí là giọng điệu nói chuyện của chúng đều xuất hiện một cách sống động trong cuộc sống của ngươi, ngay trước mặt ngươi và in sâu vào trí óc ngươi. Đối với ngươi mà nói, đây không phải là chuyện xấu. Dạng chuyện này cứ hết lần này đến lần khác xuất hiện trong hội thánh. Lần đầu tiên nó xảy ra, ngươi cảm thấy bất an, cảm thấy cần phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Qua lần thứ hai, thì ngươi cảm thấy: “Mình phải học cách dùng lẽ thật để bảo vệ bản thân, khi gặp lại loại người này mình phải tránh xa họ”, và ngươi bắt đầu nghĩ cách để bảo vệ mình và tránh xa kẻ ác. Đến lần thứ ba, khi loại người này lại xuất hiện, ngươi ngẫm nghĩ, “Sao loại người này lại nói chuyện giống hệt con rồng lớn sắc đỏ và Sa-tan vậy? Những gì họ nói có phải là để mê hoặc người khác không? Họ có phải là kẻ ác không? Có vẻ trong lời Đức Chúa Trời có nói người có loại biểu hiện này là kẻ địch lại Đấng Christ. Mình phải phân định và vạch trần họ, không thể bị họ mê hoặc, mình phải tránh xa họ”. Cứ trải nghiệm như vậy hết lần này đến lần khác, ngươi sẽ ngày càng nhìn thấu và nhìn rõ trong chuyện phân định kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ ác, Sa-tan và ma quỷ, cũng như hiểu rõ việc gây nhiễu loạn và gián đoạn là gì. Ngươi không còn dừng lại ở câu chữ và đạo lý nữa, càng không còn dừng lại ở hình ảnh. Thay vào đó, ngươi ngày càng có thể liên hệ bản thân với đời sống thực tế, đồng thời ngươi có thể dùng lẽ thật để nhìn nhận loại người này, dùng lẽ thật để giải quyết những sự việc đã xảy ra. Đương nhiên, khi những chuyện này xảy ra, ngươi cũng không ngừng sửa chữa quan điểm và lập trường của mình, nghĩ kỹ xem rốt cuộc mình nên đứng ở lập trường nào để đối đãi với những loại người này, nên đứng ở góc độ nào để nhìn nhận họ, nên duy trì mối quan hệ như thế nào với họ. Khi đối diện với những chuyện này, ngươi sẽ bất giác nghĩ kỹ về những vấn đề này và không ngừng tìm kiếm lẽ thật để tìm ra câu trả lời và đưa ra kết luận, cuối cùng đạt được thu hoạch. Trong quá trình này, những gì Đức Chúa Trời đã làm chỉ là cung ứng lẽ thật cho người ta, giúp người ta hiểu lẽ thật, bất kể là thông công lẽ thật hay là giúp người ta hiểu được lẽ thật trong những chuyện xảy đến với họ, thì tóm lại, Đức Chúa Trời sẽ không dập tắt hoàn cảnh khi nó đang ở trạng thái manh nha. Nếu chuyện này phải xảy ra, hơn nữa, nó còn có lợi cho lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn và có lợi cho công tác của hội thánh, thì Đức Chúa Trời sẽ cho phép nó xảy đến với người ta, Ngài sẽ không ngăn chặn nó, mà sẽ để nó phát triển thuận theo tự nhiên. Mục đích của việc Đức Chúa Trời làm công tác như vậy một mặt là để đào thải người ta, mặt khác là để hoàn thiện người ta. Đương nhiên, khi đào thải người ta thì chắc chắn Ngài nhắm vào người làm vật làm nền, người thậm chí không xứng đáng làm người đem sức lực phục vụ. Còn khi hoàn thiện con người thì Đức Chúa Trời nhắm đến dân được Ngài chọn, những người sẵn lòng mưu cầu lẽ thật. Đây là hai mặt ý nghĩa của chuyện này. Một mặt, Ngài dựa vào màn biểu diễn của kẻ ác mà tỏ lộ, đào thải và thanh trừ kẻ ác ra khỏi hội thánh. Mặt khác, trong quá trình kẻ ác đang dần biểu diễn và làm vật làm nền, Đức Chúa Trời để cho dân được Ngài chọn học cách phân định và hiểu được lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, như vậy Đức Chúa Trời sẽ nhào nặn lẽ thật vào trong người ta một cách thực tế – tức là cho đủ loại biểu hiện của thực chất tà ác trong các loại kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ, Sa-tan và ma quỷ mà Đức Chúa Trời đã vạch trần được diễn ra trong đời sống hiện thực của người ta, khiến cho người ta có hiểu biết và nhận thức rõ ràng đối với các loại người, sự việc và sự vật tà ác, xấu xa, tiêu cực. Chẳng hạn như, Đức Chúa Trời nói cho ngươi biết “Không thể dùng tay chạm vào than lửa, chạm vào sẽ bị bỏng, sẽ đau”. Ngươi không biết than lửa trông như thế nào, cũng không biết khi chạm vào nó cảm giác sẽ ra sao, thế thì giảng cho ngươi xong, thứ ngươi hiểu được cũng chỉ là đạo lý. Có người lại tưởng tượng than lửa là một hình cầu hoặc một thanh dài. Vậy màu sắc của than lửa giống với cái gì? Cảm giác khi người ta chạm vào nó là gì? Rốt cuộc sẽ đau như thế nào? Ngươi đâu có biết. Ấn tượng của ngươi về than lửa chỉ là một hình ảnh mà tư duy ngươi có thể tưởng tượng ra, không bao giờ liên quan gì đến vật thật. Cho nên, một ngày nào đó, khi Đức Chúa Trời lấy một chậu than lửa đặt trước mặt ngươi, ngươi không nhận ra nó, ngươi chỉ cảm thấy thứ này có vẻ rất nóng. Ngươi đưa tay ra một cách thận trọng, muốn thử xem khi chạm vào nó thì có nóng hơn không. Đức Chúa Trời nói: “Ngươi có thể thử, nhưng đừng chạm vào nó quá lâu, bằng không sẽ bị bỏng da”. Có người ngu ngốc, đưa cả năm ngón tay ra mà cầm, nên cả bàn tay đều bị bỏng rộp. Có người thì thông minh và cẩn thận hơn, họ chỉ dùng một ngón tay, chạm nhẹ một cái, chưa đến một giây đã rút lại, “A, nóng quá, đúng là cháy”. Cho dù là dùng năm ngón tay hay một ngón tay để chạm, tóm lại, thứ ngươi chạm vào là vật thật chứ không phải là hình ảnh hay chữ viết, cả đời này ngươi cũng sẽ không quên cảm giác và thể nghiệm khi chạm vào than lửa, và ý nghĩa của than lửa đối với ngươi. Khi lại nhìn thấy than lửa, ngươi sẽ nói với người khác: “Có thể dùng than lửa để sưởi ấm, hong khô quần áo và nướng bánh, nhưng tuyệt đối đừng lấy tay chạm vào. Chạm vào sẽ bị bỏng, sẽ phồng rộp lên”. Người ta hỏi: “Bỏng rộp lên thì sẽ thế nào?”. Ngươi nói: “Ít nhất là không thể dùng tay cầm đồ, ăn cơm cũng bất tiện, làm việc càng bất tiện hơn”. Đây có phải là nói từ kinh nghiệm thực tế không? Sau khi có lần thể nghiệm và lĩnh hội sâu sắc đó, ngươi có ký ức ghi khắc sâu sắc về việc than lửa làm bỏng người, ngươi sẽ không còn dễ dàng chạm vào than lửa nữa. Đức Chúa Trời tể trị vạn vật và an bài đủ loại chuyện xảy đến với người ta là để giúp người ta từ đó mà rút ra được bài học và có được lợi ích, là để thực sự nhào nặn vào trong người ta những lẽ thật và lời phán mà Ngài đã cung ứng cho con người, để lời phán và lẽ thật của Đức Chúa Trời không còn là một loại đạo lý, khẩu hiệu hay quy định trong lòng người, mà trở thành sự sống của người ta, trở thành nguyên tắc và tiêu chuẩn mà người ta dựa vào để sinh tồn, trở thành một phần trong sự sống của người ta – như vậy công tác mà Đức Chúa Trời làm sẽ đạt được hiệu quả.

Trong chuyện Đức Chúa Trời tể trị, điều mà người ta nên nhìn thấy chính là, Đức Chúa Trời an bài sự khởi đầu của một sự việc, sau đó Ngài dẫn dắt và hướng dẫn quá trình phát triển của sự việc này. Về kết quả cuối cùng của sự việc này là gì, người mưu cầu lẽ thật đạt được gì và đạt được bao nhiêu, những con người, sự việc và sự vật cuối cùng đi đến đâu, được an bài như thế nào, đương nhiên cũng là do Đức Chúa Trời quyết định – đây chính là nguyên tắc trong sự tể trị hết thảy của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ định sẵn sự khởi đầu, tiến trình và kết quả của mỗi sự việc, Ngài để cho toàn bộ tiến trình phát triển tự do theo phương hướng mà Ngài đã đặt ra, mục đích là để cho hết thảy đều thuận theo quy luật tự nhiên, hoặc là để cho tất cả đều phát huy chức năng của mình mà không bị bóp méo hay bị gia công gì, hầu cho đạt đến kết quả mà Đức Chúa Trời muốn đạt được. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Chẳng hạn như, khi Đức Chúa Trời sắp xếp sự khởi đầu và xuất hiện của một sự việc, Ngài sẽ bắt đầu quan sát thái độ của những người tiếp xúc với sự việc này là gì, quan điểm của họ đối với sự việc này là gì – họ để tâm nhìn nhận nó hay là vô tâm thờ ơ, họ để tâm vào vào sự việc này hay là khước từ, chống đối và né tránh nó – Đức Chúa Trời đang quan sát biểu hiện của đủ loại người. Ngài có can thiệp vào biểu hiện của đủ loại người này không? Ngài không can thiệp, Ngài cho ngươi quyền tự do lựa chọn. Ngươi có thể rất chú trọng và rất nghiêm túc với chuyện này, ngươi cũng có thể dùng thái độ ngoảnh mặt làm ngơ và thờ ơ với nó, đương nhiên ngươi cũng có thể dùng thái độ né tránh, trốn tránh và không tham gia – Đức Chúa Trời chỉ âm thầm quan sát mà thôi. Thế nhưng, sự xuất hiện và xảy ra của toàn bộ sự việc này là do Đức Chúa Trời khởi xướng, đây là bước đầu tiên trong sự tể trị của Đức Chúa Trời trên một sự việc nào đó. Khi sự việc này bắt đầu phát triển, về chuyện những ai tham gia vào sự việc này, những ai bị kéo vào, sau khi họ bị kéo vào thì nó phát triển theo hướng nào, đương nhiên cũng chính Đức Chúa Trời lèo lái và an bài tất cả những người này, để cho sự việc phát triển theo phương hướng và hiệu quả mà Ngài mong muốn. Tương tự như vậy, khi sự việc này được công khai và toàn bộ sự việc phát triển đến đỉnh điểm, thì Đức Chúa Trời vẫn đang quan sát thái độ, biểu hiện, chủ trương và quan điểm của đủ loại người là gì. Ngài đang quan sát xem ngươi tiếp cận sự việc này một cách đặc biệt để tâm, cẩn thận, cẩn trọng và nghiêm túc, hay là một cách thờ ơ, mặc kệ, vô cảm, hoặc là có thái độ trốn tránh và ác cảm với nó. Đức Chúa Trời đang xem ngươi có phải là người yêu thích lẽ thật không, xem ngươi có phải là người nghiêm túc đối với lời Đức Chúa Trời, yêu cầu của Ngài và lẽ thật không. Trong quá trình phát triển của toàn bộ sự việc, thái độ của ngươi ngày càng trở nên rõ ràng, Đức Chúa Trời cũng sẽ ngày càng thấy rõ thái độ của ngươi đối với lẽ thật và thái độ của ngươi đối với hoàn cảnh mà Ngài đã sắp đặt, Ngài cũng sẽ thấy rõ thái độ của ngươi đối với việc mưu cầu lẽ thật. Khi toàn bộ sự việc phát triển đến cuối cùng và có kết quả tất yếu rồi, Đức Chúa Trời vẫn đang quan sát xem ngươi đạt được gì trong toàn bộ sự việc, xem nội tâm ngươi đang nghĩ gì và ngươi đang tính toán điều gì. Ngài đang xem liệu ngươi chỉ chú trọng vào việc đạt được những bài học và kinh nghiệm để bảo vệ bản thân, làm người dễ dãi, hay là ngươi hành động theo nguyên tắc lẽ thật, không còn hồ đồ như trước kia nữa? Đức Chúa Trời cũng sẽ xem thái độ của ngươi đối với sự việc này là gì, là lặng im không nói, không bày tỏ quan điểm, mặc kệ chuyện gì gì không liên quan đến mình, hay là khi gặp chuyện, ngươi chẳng những không có sự lĩnh hội thuần khiết mà còn đào sâu sự hiểu lầm và oán trách đối với Đức Chúa Trời, nảy sinh thêm nhiều quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời, thậm chí còn muốn trốn tránh. Trong giai đoạn phát triển của các loại sự việc, các loại người khác nhau có những tư tưởng và quan điểm khác nhau, Đức Chúa Trời đều đang quan sát và ghi lại hết. Năm nào, ngày nào, giờ nào, phút nào, giây nào, ngươi đang nghĩ gì, ngươi đang nói gì, ngươi đang tính toán gì, ngươi đang lên kế hoạch gì, ngươi hiểu ra phương diện lẽ thật nào, nếu có người thông công phương diện lẽ thật nào đó cho ngươi thì thái độ của ngươi là gì, ngươi chống đối, chán ghét và không muốn nghe, hoặc là dự định trốn đi – những chuyện này, Đức Chúa Trời đều dò xét cả. Còn có những người chẳng bao giờ có bất kỳ thái độ gì với những con người, sự việc và sự vật xảy ra trong hội thánh, trong nhà Đức Chúa Trời hoặc xung quanh mình, họ giống như người gỗ vậy, tê dại và ngây ngốc. Họ có chết cũng ôm chặt quan điểm của mình không buông: “Chỉ cần tôi không hành ác, không gây gián đoạn, không gây nhiễu loạn, cũng không xét đoán người khác, gặp phải con người, sự việc hay sự vật gì, tôi cũng không đánh giá, không có thái độ cũng không có quan điểm gì, tôi cứ làm như một con robot, nghiêm túc làm tốt bổn phận và đem sức lực phục vụ cho tốt là được rồi”. Đây cũng là một loại tư tưởng và quan điểm. Đương nhiên, Đức Chúa Trời cũng sẽ quan sát và ghi lại loại tư tưởng và quan điểm này. Mục đích của việc Đức Chúa Trời tể trị vạn sự vạn vật, tể trị mỗi một sự việc cụ thể xảy ra xung quanh người ta, đều là để sắp đặt hoàn cảnh cho người ta, cho người ta tài liệu giáo dục sống động, để trước đủ loại sự việc, các loại người sẽ biểu hiện ra mặt chân thật nhất của mình, biểu hiện ra tư tưởng và quan điểm chân thật nhất của mình cũng như thái độ chân thật nhất của mình đối với Đức Chúa Trời và với lẽ thật. Những thái độ này của con người hoàn toàn được biểu hiện trong trạng thái tự do và giải phóng. Đức Chúa Trời không bao giờ can dự, Ngài không can thiệp cũng không thao túng. Ngài chỉ để cho các loại người bày tỏ tư tưởng, quan điểm của mình và biểu đạt thái độ của mình một cách thoả thích và thuận theo tự nhiên, cuối cùng Ngài tỏ lộ và đối đãi với các loại người tùy theo biểu hiện của họ. Các loại người này bao gồm những ai? Đức Chúa Trời đã an bài thế nào cho các loại người? Với người yêu thích lẽ thật, Ngài giúp họ đạt được lẽ thật; với người không hứng thú với lẽ thật nhưng sẵn lòng đem sức lực phục vụ thì Ngài giúp họ có thể an tâm phục vụ; với những người ác cảm và chán ghét lẽ thật, Ngài cũng tỏ lộ thái độ chán ghét lẽ thật của họ, nếu họ có thể an tâm phục vụ hoặc thích hợp để phục vụ, thì Đức Chúa Trời sẽ chọn người tốt hơn này và cho họ có tư cách phục vụ, nếu họ không thích hợp để phục vụ, hoặc họ chán ghét lẽ thật đến mức có thể gây ra chuyện gây nhiễu loạn và gián đoạn, thì Đức Chúa Trời sẽ thanh trừ họ vào thời điểm và thời cơ thích hợp. Có phải mọi công tác này của Đức Chúa Trời đều không phù hợp với quan niệm của người ta không? (Thưa, phải.) Liệu người ta có thể nhìn thấy sự bao dung và đáng mến của Đức Chúa Trời trong chuyện này không? (Thưa, từ những chuyện này, chúng con thấy được Đức Chúa Trời đã thông qua công tác thực tế mà dẫn dắt con người trải nghiệm, đằng sau đó luôn có tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người.) Trong chuyện này có sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời, có sự khôn ngoan trong công tác của Ngài và thái độ có trách nhiệm của Ngài đối với nhân loại mà Ngài muốn cứu rỗi. Còn có một phương diện nữa, những gì thuộc sở hữu và hữu thể của Đức Chúa Trời là những gì nhân loại không có. Đức Chúa Trời làm bất kỳ chuyện gì cũng vô cùng cẩn trọng và nghiêm túc, không bao giờ làm qua loa. Nhất là trong chuyện con người đạt được lẽ thật, Đức Chúa Trời cực kỳ cẩn trọng và nghiêm túc, để có trách nhiệm đối với sự sống và kết cục của người ta, Đức Chúa Trời phải làm như vậy. Đương nhiên, đối với Đức Chúa Trời, thì thực chất của Đức Chúa Trời, sở hữu và hữu thể của Đức Chúa Trời chính là như vậy. Bất kể thái độ của ngươi đối với sự sống, kết cục và đích đến của mình là gì, là thái độ nghiêm túc và cẩn trọng hay là thái độ qua loa chiếu lệ, thì tóm lại, với Đức Chúa Trời, vì Ngài đã chọn ngươi, đã cung ứng cho ngươi lẽ thật và muốn cứu rỗi ngươi, thì Ngài sẽ nắm rõ ngọn ngành từng lời nói và hành động của ngươi, thái độ của ngươi đối với mỗi một chuyện, Ngài sẽ dựa vào toàn bộ thái độ của ngươi để cuối cùng quy định kết cục cho ngươi. Ngài cũng dựa vào toàn bộ thái độ của ngươi để xem xét cuối cùng ngươi có phải là người đạt được lẽ thật không, có phải là người có thể thuận phục Đức Chúa Trời và tương hợp với Đức Chúa Trời không. Cũng có thể ngươi chưa từng nghiêm túc về chuyện Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, chưa từng suy ngẫm kỹ càng, và không biết cách Đức Chúa Trời cứu rỗi con người là gì. Nhưng với tư cách là Đấng Tạo Hóa tể trị nhân loại thọ tạo, Ngài không qua quýt và hồ đồ như con người, Ngài làm công tác cứu rỗi nhân loại một cách nghiêm túc. Ngài đã tạo dựng ngươi và đã chọn ngươi. Ngài đã hứa với con người là sẽ cứu rỗi họ triệt để, thì Ngài sẽ hoàn thành công tác ấy, và sẽ chịu trách nhiệm đến cùng. Cho nên, có biểu hiện thực tế và nội dung công tác thực tế cho việc Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công tác này và chịu trách nhiệm đến cùng. Đức Chúa Trời làm việc như vậy, thái độ của Ngài cũng chân thật và thiết tha như vậy. Ngài sẽ không qua loa chiếu lệ với ngươi, cũng sẽ không dùng một loại khẩu hiệu để qua quýt với ngươi, nhất là công tác của Ngài càng có thể nói lên cái giá thực sự mà Ngài phải trả để cứu rỗi con người và thái độ có trách nhiệm của Ngài đối với con người.

Sau khi người ta hiểu rõ những nguyên tắc và mục đích trong việc Đức Chúa Trời cứu rỗi con người và sự tể trị hết thảy của Ngài, thì những quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời của họ có phải đã được giải quyết phần nào hay không? (Thưa, phải.) Con người nên hiểu điều gì trong chuyện này? Chính là, cho dù Đức Chúa Trời tể trị mọi loại chuyện hay là một chuyện cụ thể nào đó, thì yếu tố phối hợp của người ta chiếm đến 80, thậm chí là 90 phần trăm, tư tưởng, quan điểm và thái độ của người ta đối với chuyện này là điều rất quan trọng trong mắt Đức Chúa Trời. Ngươi đừng nghĩ rằng khi gặp chuyện mà ngươi không lên tiếng và không tỏ thái độ thì Đức Chúa Trời sẽ không để ý tới ngươi và bỏ qua ngươi. Nếu ngươi thích Đức Chúa Trời bỏ qua ngươi, vậy thì ngươi tốt hơn, ngươi đừng tin Đức Chúa Trời nữa. Nếu như ngươi đang ở nhà Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã chọn ngươi, thì Ngài tuyệt đối sẽ không bỏ qua ngươi. Vạn vật còn được dò xét trong mắt Đức Chúa Trời, huống chi là ngươi, một con người nhỏ bé. Ngay cả khi ngươi chỉ là một con kiến, nếu Đức Chúa Trời đã chọn ngươi thì Ngài cũng sẽ luôn luôn dò xét và dẫn dắt ngươi. Vì Đức Chúa Trời đã dò xét ngươi, thì ngươi phải tiếp nhận, đừng trốn tránh, trốn tránh không phải là lựa chọn khôn ngoan. Ngươi phải đối diện. Chỉ khi đối diện và có thái độ đúng đắn, ngươi mới có cơ hội từ trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi mà đạt được lẽ thật Ngài đã cho ngươi hiểu, còn trốn tránh thì sẽ không giúp ngươi hiểu lẽ thật khi im hơi lặng tiếng. Ngoài lẽ thật về phương diện khải tượng ra thì các lẽ thật về những phương diện khác – cụ thể là các lẽ thật đủ mọi phương diện liên quan đến cuộc sống và sự sinh tồn của con người – đều được bày tỏ thông qua một hoàn cảnh hoặc thông qua bối cảnh của hành vi mà một loại người biểu hiện. Người ta phải có thể nghiệm và nhận thức thực sự thì mới có thể thực sự lĩnh hội thực tế của những lẽ thật này. Đa số mọi người đều không nhìn thấu điểm này, thái độ của họ đối với các phương diện lẽ thật đều là thờ ơ, họ còn luôn muốn trốn tránh những hoàn cảnh này, không muốn tìm kiếm lẽ thật trong các vấn đề hiện thực. Họ cũng không học cách dựa vào lẽ thật mà phân định các loại người và sự việc, cũng không rèn luyện và dùng lẽ thật để giải quyết các loại vấn đề. Gặp chuyện gì, họ cũng không có thái độ hay quan điểm, cũng không tham gia thảo luận hay thông công. Họ chỉ thỏa mãn với việc hằng ngày cầu nguyện Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời, học thánh ca và làm tốt bổn phận là coi như xong chuyện. Vậy Ta nói cho ngươi một câu, đặc trưng của người đem sức lực phục vụ chính là sẵn lòng ra sức, nhưng lại không hứng thú với bất kỳ phương diện lẽ thật nào, họ cũng không sẵn lòng nghiêm túc, sợ làm vậy thì sẽ phiền phức – đây chính là người đem sức lực phục vụ. Nếu ngươi không phải là sai dịch của Sa-tan, cũng không phải là kẻ ác hay kẻ địch lại Đấng Christ gì, thì cùng lắm, ngươi chỉ có thể làm một người đem sức lực phục vụ. Nhưng dân của Đức Chúa Trời và được cứu rỗi thì khác, họ không chỉ hài lòng với việc đem sức lực phục vụ và ra chút sức, mà còn học tập và hiểu đủ mọi lẽ thật trong đủ loại người, sự việc và sự vật, sau đó còn dựa vào các lẽ thật để nhìn nhận và xử lý các loại người và sự việc. Như vậy, các lẽ thật sẽ dần dần được nhào nặn vào trong họ, dần dần trở thành sự sống của họ, trở thành nguyên tắc đối nhân xử thế và làm người của họ. Lẽ thật trở thành sự sống của ngươi thì mới có thể khiến ngươi thuận phục Đức Chúa Trời, mới có thể khiến ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, nếu không sẽ không thể đạt được hiệu quả này. Các ngươi đừng sợ trải nghiệm chuyện gì đó, cũng đừng sợ phân định người nào đó. Việc xuất hiện đủ loại sự việc không phải là chuyện xấu, trong đó có sự tể trị của Đức Chúa Trời. Có Đức Chúa Trời tể trị và an bài, ngươi còn sợ cái gì? Có Đức Chúa Trời tể trị và an bài thì đối với ngươi mà nói, chuyện sự việc này xuất hiện ít nhất cũng không phải là ác ý hay thử thách, mà là để giúp ngươi rút ra bài học, được xây dựng, được lợi, là để hoàn thiện ngươi. Nếu ngươi có thể thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, xem những chuyện mà mình gặp phải như một tài liệu giáo dục tích cực, có thể tìm kiếm lẽ thật và rút ra những bài học mình nên học, thì chẳng biết từ lúc nào và theo một cách tự nhiên, lẽ thật sẽ được nhào nặn vào trong ngươi, trở thành sự sống của ngươi. Cho nên, nếu đa số mọi người khi gặp các loại sự việc đều dùng thái độ thờ ơ, trốn tránh, không tham gia, không dính dáng, không bày tỏ quan điểm, cũng không thông công, thì đây là thái độ sai lầm, không thể chấp nhận được. Tại sao lại nói đây là thái độ sai lầm và không thể chấp nhận được? Vì thái độ này khiến Đức Chúa Trời thấy được ngươi không hứng thú với sự cứu rỗi và ý tốt của Đức Chúa Trời, ngươi cũng không hứng thú, không để ý, còn khước từ việc được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Khi Đức Chúa Trời thấy thái độ của ngươi như vậy, Ngài có còn muốn cứu rỗi ngươi nữa không? Ngay cả khi Ngài muốn cứu rỗi ngươi, nhưng ngươi không phối hợp thì Đức Chúa Trời làm sao cứu rỗi ngươi đây? Tục ngữ có câu: “Bùn loãng không trát được tường”, chính là nói về loại người này.

Trong toàn bộ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, nhất là trong giai đoạn công tác cuối cùng này, Đức Chúa Trời đã bày tỏ vô số lẽ thật và ngươi cũng đã nghe thấy cả rồi. Bất kể ngươi đã trải nghiệm được bao nhiêu, hiểu được bao nhiêu, thì ít nhất ngươi cũng đã biết được rồi, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ không làm thêm công tác can thiệp và hỗ trợ nào nữa. Đức Chúa Trời chỉ chờ đợi thái độ của ngươi, chờ đợi sự phối hợp của ngươi khi gặp phải mỗi một chuyện – Ngài muốn xem thái độ và quan điểm của ngươi, muốn xem sự mưu cầu và con đường mà ngươi đi. Nếu mỗi lần ngươi đối mặt với những con người, sự việc và sự vật, mà Đức Chúa Trời đều ghi lại rằng ngươi không có thái độ, không có quan điểm và lúc nào cũng chẳng có gì để nói, thì ngươi nói xem, ngươi có phải là đồ ngốc không? Lúc nào cũng chẳng có gì để nói thì là loại người gì? Chẳng phải là người điếc, người câm, đần độn và ngu ngốc sao? Những gì Đức Chúa Trời, ghi lại là ngươi không có thái độ, vậy thì cuối cùng khi Ngài chấm điểm cho ngươi, ngươi sẽ nhận điểm không. Khi ngươi gặp phải chuyện gì, Đức Chúa Trời hỏi: “Ngươi có sẵn lòng trả giá không?”. Ngươi nói: “Sẵn lòng!”, “Có ý chí không? Có tuyên thề không?”, “Có!” Nếu ngươi chỉ có những ý chí này, nhưng khi được hỏi ngươi đã đạt được gì từ lần trải nghiệm hoàn cảnh này thì ngươi lại chẳng có gì để nói, ngươi không đạt được gì từ mọi hoàn cảnh ngươi đã trải nghiệm, vậy cuối cùng, khi Đức Chúa Trời chấm điểm, thì ngươi chỉ được 2 điểm mà thôi. Tại sao lại cho 2 điểm? Chính là nhờ chút ý chí này của ngươi mà ngươi được 2 điểm. Ngươi nói xem, chẳng phải ngươi đã tiêu tùng rồi sao? Ngươi còn có hy vọng được cứu rỗi nữa sao? Hy vọng được cứu rỗi là phải dựa vào bản thân ngươi nỗ lực mà đạt được, là thành quả ngươi đổi lấy bằng cách lựa chọn đi theo con đường mưu cầu lẽ thật. Cho nên cho dù gặp phải chuyện gì, ngươi cũng đừng sợ hãi, đừng trốn tránh, đừng ôm đầu và làm rùa rụt cổ – thay vào đó, hãy đối diện nó một cách tích cực và chủ động. Nếu gặp chuyện thì ngươi hèn nhát và sợ hãi, cho dù là chuyện liên quan ai thì ngươi cũng không dám đánh giá, sợ nói sai sẽ lộ tẩy và bị người khác nhìn thấu, lúc nào cũng sợ hãi và không tham gia, như vậy nghĩa là ngươi tự bỏ đi cơ hội của mình! Đừng nhìn vào việc ngươi đã bỏ ra bao nhiêu công sức để làm bổn phận, thực ra ngươi sớm đã xác định kết cục của mình rồi. Cuối cùng ngươi chỉ được 2 điểm thôi, ngươi có phải là đồ ngốc không? Được 2 điểm thì chẳng phải là đồ ngốc sao? Ngươi chỉ được hai điểm, vậy chẳng phải cả cuộc đời tin Đức Chúa Trời của ngươi phí công vô ích rồi sao? Đây là giai đoạn công tác cuối cùng của Đức Chúa Trời, nếu lần này ngươi tin phí công vô ích, thì có thể xác định kết cục của ngươi rồi. Đức Chúa Trời sẽ không làm công tác cứu rỗi nhân loại nữa, đây là cơ hội cuối cùng, nếu như ngươi vẫn không nỗ lực giành lấy, mà lại bỏ lỡ, và không thể được cứu rỗi, thì thật đáng tiếc biết bao! Bất kể ngươi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời mấy năm, ít nhất ngươi cũng phải đạt được mức vừa đủ qua, như vậy mới có hy vọng có thể sống sót. Nếu ngươi đem sức lực phục vụ mà cũng không đạt tiêu chuẩn, còn làm rất nhiều chuyện gây nhiễu loạn và gián đoạn, thì ngươi không có một chút thành quả nào và hy vọng được cứu rỗi của ngươi sẽ là con số không. Trong mỗi một hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, ngươi đừng làm người đứng ngoài cuộc, mà hãy làm người tham gia và thành một phần trong đó. Nhưng có một nguyên tắc mà ít nhất ngươi phải giữ vững, đó là đừng gây nhiễu loạn. Ngươi tham gia vào, bày tỏ quan điểm và đánh giá của mình, cho dù ngươi nói không đến tầm của người trong nghề, chỉ nói toàn câu chữ và đạo lý, như thế cũng không sao. Nhưng ngươi phải tham gia vào mọi chuyện với nguyên tắc và ý định tìm kiếm, thực hành và thuận phục lẽ thật, như vậy ngươi mới có hy vọng được cứu rỗi. Hy vọng được cứu rỗi được xây dựng trên nền tảng gì? Nó được xây dựng trên nền tảng là khi mỗi một chuyện xuất hiện, ngươi có thể vươn tới lẽ thật, suy ngẫm về lẽ thật và bỏ công sức vào lẽ thật. Chỉ trên nền tảng này, ngươi mới có thể hiểu và thực hành lẽ thật, đạt được sự cứu rỗi. Thế nhưng, nếu như khi mỗi chuyện xuất hiện, ngươi luôn là người đứng ngoài cuộc – không đánh giá, không xác định tính chất và không nói lên ý kiến cá nhân – chẳng có quan điểm đối với bất kỳ chuyện gì, hoặc cho dù có quan điểm thì ngươi cũng không bày tỏ ra, cũng không biết chúng đúng hay không, ngươi chỉ khóa chặt chúng trong lòng và nghĩ một chút về chúng, rồi đến cuối cùng ngươi vẫn không đạt được lẽ thật. Ngươi xem, đó chính là “ngồi cạnh mâm cỗ lớn mà lại chịu đói khát”, ngươi có đáng thương không chứ? Trong công tác của Đức Chúa Trời, ngươi tin mười năm thì làm người đứng ngoài cuộc mười năm, tin 20, 30 mươi năm thì làm người đứng ngoài cuộc 20, 30 năm, cuối cùng, khi quy định kết cục của ngươi, điểm mà Đức Chúa Trời chấm cho ngươi sẽ là 2 điểm, vậy thì ngươi sẽ là đồ ngốc, cơ hội đạt được lẽ thật và hy vọng được cứu rỗi của ngươi đã hoàn toàn bị chính ngươi huỷ hoại rồi. Cuối cùng, ngươi sẽ bị gán mác là đồ ngốc, như vậy có đáng đời không? (Thưa, có.) Bí quyết để không làm đồ ngốc là gì? (Thưa, bí quyết chính là không làm người đứng ngoài cuộc.) Đừng làm người đứng ngoài cuộc, ngươi tin Đức Chúa Trời thì phải trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời mới có thể đạt được lẽ thật. Có vài người nói: “Vậy Ngài muốn con chuyện gì cũng tham gia vào sao? Nhưng người ta nói rồi, ‘Không giữ chức vụ gì thì đừng lo việc chức vụ đó’”. Bảo ngươi tham gia là để ngươi khi gặp chuyện thì tìm kiếm lẽ thật và rút ra bài học. Chẳng hạn như khi gặp phải một loại người nào đó, thì ngươi phải phát triển sự phân định thông qua biểu hiện và việc làm của họ. Nếu họ làm trái với lẽ thật, ngươi phải phân định việc làm nào của họ là trái với lẽ thật. Nếu có người nói người này là kẻ ác, thì ngươi phải phân định xem họ nói những lời nào, làm những việc nào và có những biểu hiện hành ác nào thì mới bị xác định tính chất là kẻ ác. Nếu có người nói họ không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, ăn cây táo rào cây sung, thì ngươi nên nghe ngóng xem họ đã làm những chuyện gì. Nghe ngóng xong, không phải chỉ biết chuyện là được, mà ngươi còn phải suy ngẫm: “Liệu mình có thể làm ra những chuyện này không? Nếu không có ai nhắc nhở thì mình cũng có khả năng làm ra những chuyện này, như vậy chẳng phải là kết cục của mình cũng giống họ sao? Vậy chẳng phải nguy hiểm sao? May mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh này để nhắc nhở mình, đây chính là sự bảo vệ lớn lao nhất dành cho mình!” Ngẫm nghĩ xong, ngươi nhận ra một điều: Không thể đi theo con đường của loại người đó, không thể làm loại người đó, phải cảnh tỉnh bản thân. Cho dù gặp chuyện gì cũng phải rút ra bài học, đối với vài chuyện không nhìn thấu, mà trong lòng cảm thấy là lạ, thì nên đặt câu hỏi và tìm hiểu, dựa vào việc tìm kiếm lẽ thật để làm rõ chân tướng, đây không phải là gió chiều nào theo chiều đấy. Đây không phải là có lòng tò mò, mà đây là có lòng nghiêm túc. Có lòng nghiêm túc không phải là làm cho có hình thức hay là bảo sao nghe vậy, mà là thái độ có trách nhiệm. Khi làm rõ vấn đề, rồi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, thì sau này gặp lại loại chuyện này, ngươi mới có con đường thực hành, mới có thể thực hành chính xác, trong lòng mới có sự bình an và cảm thấy yên ổn. Ngươi nghiêm túc dựa trên nguyên tắc phải hiểu rõ chân tướng sự thật, từ đó đạt được lẽ thật và học được cách nhìn nhận con người và sự việc, chứ không phải chuyện gì cũng đi theo người khác và hùa theo đám đông. Chỉ khi nghiêm túc trong hành động thì mới có thể đạt đến thực hành lẽ thật và hành động theo nguyên tắc. Những người không nghiêm túc thì sẽ dễ đi theo người khác và hùa theo đám đông, như vậy thì dễ làm trái nguyên tắc lẽ thật. Chẳng hạn như, có người đã luôn qua loa chiếu lệ khi làm bổn phận, nên bị huỷ bỏ tư cách làm bổn phận. Ngươi nói: “Trông họ bề ngoài rất tốt, sao tôi lại không thấy ra họ qua loa chiếu lệ nhỉ? Tôi có bị họ mê hoặc không? Họ làm phận qua loa chiếu lệ như thế nào? Họ đã làm qua loa chiếu lệ những chuyện gì?”. Khi người khác nói cho ngươi biết vài biểu hiện qua loa chiếu lệ của họ, ngươi nói: “Người này đúng là biết giả vờ! Bề ngoài trông rất tốt, nói cũng hay. Họ nói ‘Đức Chúa Trời ban cho chúng ta biết bao ân điển, chúng ta không thể vô lương tâm, phải làm bổn phận cho tốt!’ Nghe họ nói như vậy, tôi còn tưởng họ có lòng trung thành khi làm bổn phận, không ngờ họ lại qua loa chiếu lệ nghiêm trọng như vậy! Như vậy chẳng phải tôi đã bị mê hoặc sao? Tôi không có sự phân định về người khác, chẳng dựa vào nguyên tắc lẽ thật để nhìn nhận con người và sự việc hoặc đối đãi với ta. Tôi chỉ dựa vào những lời dễ nghe từ miệng họ, chứ không nhìn vào kết quả làm bổn phận của họ, không nhìn vào hành vi và biểu hiện cụ thể của họ, cũng không nhìn vào thực chất của họ. Tôi đã mắc sai lầm trong chuyện này. Thì ra, người ta bề ngoài trông có vẻ tốt nhưng chưa chắc đã thực sự tốt, miệng họ thì nói năng dễ nghe nhưng chưa chắc đã họ thực sự làm được như vậy, chưa chắc họ đã là người có lương tâm và có nhân tính. Sau này, tôi phải dựa vào lời Đức Chúa Trời để nhìn nhận người khác, học cách phân định người khác. Không được để mình bị lừa nữa!” Ngươi xem, cho dù gặp phải chuyện gì, chỉ cần nghiêm túc tìm kiếm lẽ thật một chút, rồi đưa ra kết luận, thì ngươi sẽ có chút thu hoạch. Việc ngươi có thu hoạch như vậy có phải là chuyện tốt không? (Thưa, phải.) Ngươi sẽ phát triển thêm chút kiến thức và đạt được chút lợi ích trong chuyện phân định người khác, đó chính là thu hoạch mà sự nghiêm túc và việc bỏ công sức vào lẽ thật mang lại cho ngươi. Nếu ngươi không nghiêm túc như vậy, thì khi nghe nói có người làm bổn phận luôn qua loa chiếu lệ và bị đuổi đi, ngươi sẽ không hỏi: “Tại sao họ lại qua loa chiếu lệ? Tại sao họ lại bị đuổi đi?”. Mà trong lòng ngươi chỉ nghĩ “Qua loa chiếu lệ thì đã sao? Đằng nào cũng không đuổi mình, vậy là được rồi”. Thế thì ngươi có đạt được chút cảnh tỉnh nào, chút bài học nào và phát triển được chút phân định nào từ chuyện này hay không? Không. Tại sao ngươi không đạt được? Là vì ngươi không hứng thú, cũng không nghiêm túc với loại chuyện này, ngươi không hề mang gánh nặng nào đối với lối vào sự sống của mình hay việc mưu cầu lẽ thật, khi người khác thông công về việc mưu cầu lẽ thật và lối vào sự sống, thì ngươi chẳng hứng thú, cũng chẳng tham gia, cùng lắm chỉ hùa theo một cách qua quýt, phụ họa đôi ba câu, rồi coi như xong chuyện. Loại người này có nhiều không? Khi gặp chuyện, họ đặc biệt thích qua quýt và làm cho xong quá trình, không hề mang gánh nặng nào đối với lối vào sự sống và việc mưu cầu lẽ thật của mình. Ngoài việc thích bàn tán thị phi khi giao du với người khác ra, thì họ chẳng hề thấy hứng thú với bất kỳ chuyện gì liên quan đến lối vào sự sống, liên quan đến bài học mà người ta nên rút ra trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt. Sau khi làm xong chút việc của mình, thì họ ngồi đâu đó thẫn thờ, chỉ muốn chợp mắt một lát, nghỉ ngơi một lát, chứ không hề mang gánh nặng đối với lối vào sự sống của mình. Người như vậy thì ngoài chút ý chí và mong muốn kia ra, cuối cùng chẳng đạt được lẽ thật nào, tổng điểm cuối cùng của họ chỉ có thể là 2 điểm, họ thoát không khỏi cái kiểu ngu ngốc này, đời này của họ coi như tiêu tùng rồi. Lần tiêu tùng này là tiêu tùng thực sự rồi, không còn hy vọng được cứu rỗi nữa, bởi vì kết cục của ngươi bị xác định rồi. Chuyện loài thọ tạo cuối cùng được bao nhiêu điểm có liên quan trực tiếp đến kết cục của họ. Nếu điểm của ngươi đủ qua, thì kết cục của ngươi là được cứu rỗi, còn nếu điểm của ngươi không đủ qua, thì ngươi sẽ không có kết cục tốt. Đây là thời khắc mà kết cục của người ta cuối cùng được xác định, một khi kết cục đã định rồi thì vĩnh viễn không thay đổi nữa. Sẽ không còn cơ hội để nỗ lực nữa, không còn bất kỳ cơ hội nào để thay đổi nữa, số phận của ngươi hoàn toàn bị xác định rồi. Các ngươi hiểu chưa? Chuyện này là để hù dọa ngươi sao? (Thưa, không phải.) Ngươi nói xem, Đức Chúa Trời làm công tác quản lý và cứu rỗi nhân loại, cung ứng cho con người các lẽ thật mà con người nên có, công tác như vậy thì Đức Chúa Trời có thể làm mấy lần? (Thưa, chỉ có một lần này.) Trước đây chưa từng làm, sau này cũng sẽ không làm nữa, chỉ có một lần này thôi, lần này mà làm xong thì đại công tác của Đức Chúa Trời đã hoàn toàn cáo thành. Hoàn toàn cáo thành nghĩa là gì? Nghĩa là Ngài sẽ không làm nữa, cũng không có kế hoạch làm thêm lần nào nữa. Cho nên, lần này kết cục cuối cùng của nhân loại là gì thì sẽ được định hình, và không thay đổi nữa. Đức Chúa Trời cũng sẽ không cho người ta thêm cơ hội để biểu hiện lại từ đầu hay sống lại đời mình một lần nữa, thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại, cũng sẽ không có bất kỳ biến số nào nữa. Cho nên nếu như ngươi không nắm bắt cơ hội lần này thì sẽ mất đi cơ hội được cứu rỗi. Nếu ngươi không thèm quan tâm, tê dại và ngây ngốc, dùng cách xử lý tạm thời gác lại đối với các loại hoàn cảnh và các loại người, sự việc và sự vật mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt, thì ngươi chính là đồ ngốc. Ngay cả kết cục và đích đến của bản thân mình mà ngươi còn không coi ra gì, thì còn ai thèm để ý đến ngươi chứ? Đã nói với ngươi bao nhiêu lần mà ngươi cũng không coi ra gì, vậy ngươi không phải đồ ngốc thì là gì? Chẳng có chuyện nào quan trọng hơn chuyện được cứu rỗi, có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Đương nhiên, như Ta vừa nói, kết cục cuối cùng của người ta được xác định dựa vào biểu hiện tổng hợp của họ trong các loại hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời tể trị, do đó người ta nên chú trọng vào những biểu hiện tổng hợp của mình trong đời sống thường nhật. Đây không phải là bảo ngươi đàm tiếu thị phi hay dính vào chuyện thị phi, mà là để ngươi dựa trên nền tảng hoàn cảnh và điều kiện vốn có của bản thân mà cố gắng hết sức có thể để đạt đến hiểu lẽ thật, bước vào lẽ thật, đi lên con đường mưu cầu lẽ thật, và nỗ lực sao cho trước khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, ngươi đã cơ bản bước vào ba nội dung trong mục “buông bỏ” mà chúng ta đã thông công – như vậy ngươi sẽ đạt được 60 điểm trở lên – tức là đủ điểm để qua, khi đó, ngươi chính là người được cứu rỗi. Thế nhưng, nếu ngươi không tiệm cận được ba nội dung này, hoặc có một nội dung không đủ điểm qua, nếu ngươi không có lối vào thực tế về bất kỳ nội dung nào, vậy điểm mà ngươi đạt được sẽ không đủ để qua, ngươi cũng không phải là đối tượng được cứu rỗi. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.)

Bây giờ điều mà các ngươi nên chú trọng thực hành là gì? Chính là tìm kiếm lẽ thật và rút ra được bài học trong những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt. Nếu mỗi ngày, ngươi chỉ hài lòng với việc ra sức và làm việc, nhưng lại không mưu cầu lẽ thật chút nào, thì ngươi chỉ là người đem sức lực phục vụ mà thôi. Nếu ngươi đã ra sức, cũng đã trải nghiệm đủ loại hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt và hiểu được chút lẽ thật, cho dù đạt được bao nhiêu lẽ thật thì cuối cùng dù lớn hay nhỏ, dù ít hay nhiều ngươi cũng đã có thu hoạch, ngay cả khi ngươi cần thời gian dài để thu hoạch những điều này và sự tiến bộ của người có thể chậm chạp, nhưng ít nhất, ngươi đang ở trong dòng chảy công tác của Đức Chúa Trời, ngươi là người có thu hoạch, rồi ngươi sẽ có cơ hội được cứu rỗi. Bây giờ, điều cơ bản nhất mà các ngươi phải làm được là gì? Đó là ra khỏi các loại công chuyện phức tạp và vô nghĩa, để tâm vào việc mưu cầu lẽ thật, cố gắng trong thời ngắn nắm bắt các loại tình trạng của bản thân, nhận thức được điểm chí mạng, điểm yếu và vấn đề của mình, sau đó tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, hầu cho bản thân ngươi có một con đường để đi, có mục tiêu để mưu cầu, có nguyên tắc lẽ thật rõ ràng để có thể tuân thủ trong bổn phận mà ngươi làm. Ngươi nên có mục tiêu và phương hướng mưu cầu rõ ràng về những thiếu sót của mình, về bổn phận và hoàn cảnh của mình, chứ đừng giống như con ruồi không đầu, bay loạn xạ, va đến đâu tính đến đó, như vậy thì rất nguy hiểm. Ngươi phải thoát khỏi khỏi tình trạng và hiện trạng cuộc sống theo kiểu chỉ ra sức mà không đạt được lẽ thật này. Đừng làm người đứng ngoài cuộc, cũng đừng dính vào đủ loại chuyện thị phi. Muốn không bị dính vào đủ loại chuyện thị phi thì ngươi phải học cách bỏ công sức vào nguyên tắc lẽ thật. Khi hiểu mỗi một nguyên tắc lẽ thật rồi thì ngươi mới có thể thoát ra khỏi những chuyện thị phi này. Tại sao Ta nói như vậy? Vì khi hiểu các lẽ thật thì ngươi mới có thể bước vào trong các lẽ thật, mới có hy vọng bước vào thực tế lẽ thật. Khi ngươi tham gia vào đủ loại chuyện lần nữa thì ngươi đã có nguyên tắc và đã biết phải đối mặt chúng như thế nào. Nếu ngươi chỉ không còn làm người đứng ngoài cuộc, nhưng lại thấy rối tinh rối mù với bất kỳ lẽ thật nào, cũng không hiểu bất kỳ lẽ thật nào, mà chỉ hiểu đạo lý, hiểu chút câu chữ, cũng không biết phân định các loại người, lúc xảy ra chuyện thì chỉ nói một chút về tiến trình sự việc, phán xét xem ai đúng ai sai rồi coi như hết chuyện, cuối cùng không đạt được lẽ thật, vậy thì ngươi tham gia chuyện gì cũng đều vô giá trị. Dạng tham gia này trở thành cái gì? Trở thành người gây chuyện thị phi rồi. Cho nên, ngươi phải học cách bỏ công sức vào nguyên tắc lẽ thật, về chuyện vận dụng nguyên tắc lẽ thật mà ngươi ngày càng nắm rõ và ngày càng chính xác rồi, thì ngươi sẽ có hy vọng bước vào lẽ thật, thế thì ngươi cũng có hy vọng được cứu rỗi.

Về cách để đạt được lẽ thật trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho người ta, vừa rồi chúng ta thông công tổng cộng mấy nguyên tắc thực hành? Đừng làm người đứng ngoài cuộc, còn gì nữa? (Thưa, đừng chỉ ra sức.) Thoát khỏi tình trạng chỉ hài lòng với việc ra sức chứ không sẵn lòng mưu cầu lẽ thật. Còn gì nữa? (Thưa, không bị dính vào các loại chuyện thị phi.) Đừng dính vào các loại chuyện thị phi, đừng xoay quanh những công chuyện phức tạp, đừng lấy những thứ này thay thế cho việc tuân thủ nguyên tắc lẽ thật. Các ngươi nên tuân thủ mọi nguyên tắc này. Giữ vững được những điều này rồi, thì ngươi đã cách việc mưu cầu lẽ thật không còn xa, rất nhanh có thể bước vào thực tế trong việc mưu cầu lẽ thật. Việc này có dễ thực hành không? Ta tiếp xúc với người trong hội thánh nhiều năm như vậy mà rất ít người hỏi Ta những câu về lối vào sự sống hoặc những câu liên quan đến nguyên tắc lẽ thật, cũng rất ít người nói về tình trạng cá nhân, sau đó tìm kiếm con đường thực hành. Ngược lại, có vài người lại hỏi một vài chuyện không liên quan gì đến lẽ thật, vậy mà lại dùng chữ “tìm kiếm”. Khi nghe hai chữ “tìm kiếm”, Ta còn lắng nghe rất nghiêm túc và chăm chú, hóa ra là họ hỏi một chuyện vặt vãnh bên ngoài, trong lòng Ta rất khó chịu. Ta nói: “Chuyện ngươi hỏi không liên quan gì đến công tác của hội thánh hay lối vào sự sống, nên ngươi đừng dùng từ ‘tìm kiếm’ này nữa. Ngươi đang xúc phạm từ ‘tìm kiếm’ đấy”. Có thể dùng bừa từ “tìm kiếm” này được không? ( Thưa, không thể.) Có người còn hỏi: “Sau lưng con của con có nốt ruồi, có người nói mọc nốt ruồi này nghĩa là mạng không tốt, người khác thì nói chỗ mọc nốt ruồi đó có thể có chút nguy cơ về bệnh tật gì đó. Đằng nào con cũng không để ý đến chuyện mạng tốt hay không tốt gì đó, nhưng nếu nó thực sự có hại cho sức khỏe, Ngài nói xem, có nên tẩy nốt ruồi này không?”. Nếu được hỏi mấy chuyện này, các ngươi sẽ trả lời như thế nào? Các ngươi nói xem, chuyện này liên quan đến lẽ thật không? Liên quan đến công tác của hội thánh không? (Thưa, không liên quan.) Đều không liên quan, vậy Ta có nghĩa vụ quan tâm đến chuyện này không? (Thưa, không.) Ta không có nghĩa vụ đó. Vì vậy Ta nói: “Chuyện trên người con trai ngươi có nốt ruồi không liên quan đến lẽ thật, ngươi đừng hỏi Ta, ngươi đi hỏi bác sĩ đi, Ta không phải là bác sĩ gia đình của ngươi”. Các ngươi nói xem, chuyện này Ta có nên quản không? (Thưa, không nên.) Dù ngươi hỏi ai thì người ta cũng không muốn quản chuyện này. Không phải là nói ra thì sợ gánh trách nhiệm, mà là họ không có nghĩa vụ quản mấy chuyện này. Việc con trai ngươi có tẩy nốt ruồi không thì có ảnh hưởng đến công tác của hội thánh không? Có ảnh hưởng đến việc cá nhân ngươi làm cá nhân không? Chuyện này không liên quan gì đến Ta, nên ngươi đừng hỏi Ta, đây là chuyện vô nghĩa. Nếu là chuyện không liên quan gì đến lẽ thật, mà ngươi còn dùng từ “tìm kiếm”, thì ngươi đang bôi nhọ từ “tìm kiếm” – thật đáng ghê tởm! Có vài người lại hỏi: “Có một con rùa bò vào trong sân nhà con, rốt cuộc con có nên bắt nó không? Con muốn tìm kiếm từ Ngài một phen.” Người này đặt ra câu hỏi này để tìm kiếm, ngươi nói xem, Ta có nên trả lời không? (Thưa, không.) Người này nói: “Nếu con vì bắt nó mà phạm pháp thì sao? Nếu con phạm pháp mà Ngài không ngăn con lại, thì Ngài phải chịu trách nhiệm đấy nhé!” Ngươi sẽ trả lời thế nào? (Thưa, là anh tự nguyện muốn bắt nó, chuyện phạm pháp đâu liên quan gì đến tôi.) Có phạm pháp hay không cũng là chuyện của ngươi, chẳng liên quan gì đến Ta. Ngươi có thể hỏi Ta về những chuyện như nguyên tắc công tác của hội thánh, nguyên tắc lẽ thật, còn chuyện liên quan đến pháp luật thì ngươi tìm luật sư đi, ngươi sống ở nước nào thì hỏi luật sư của nước đó, Ta không phải luật sư, chuyện này ngươi đừng hỏi Ta. Ta đến để bày tỏ lẽ thật và làm công tác cứu rỗi nhân loại. Ta chỉ cung ứng lẽ thật và thông công về nguyên tắc. Còn về chuyện ngươi có thể được cứu rỗi hay không, thì không liên quan gì đến Ta, đó là chuyện riêng của ngươi. Huống hồ gì về mấy chuyện riêng trong cuộc sống của ngươi, thì ngươi càng không nên hỏi Ta, Ta không có nghĩa vụ trả lời. Có phải như vậy không? (Thưa, phải.)

Chủ đề này liên quan đến việc công tác của Đức Chúa Trời và nó có mối quan hệ mật thiết với kết cục cuối cùng của con người, cho nên, người ta không thể mang theo quan niệm tưởng tượng mà tiếp nhận và trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, người ta nên buông bỏ những quan niệm và tưởng tượng này từ căn nguyên, chứ không nên để nó tồn tại giữa con người và Đức Chúa Trời. Khi dùng tư tưởng, quan điểm và thái độ đúng đắn để tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời thì người ta mới có cơ hội hiểu lẽ thật và đạt được lẽ thật; khi dùng thái độ, tư tưởng và quan điểm đúng đắn để tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời thì người ta mới có thể thực sự hiểu và trải nghiệm được công tác của Đức Chúa Trời, cuối cùng đạt được lẽ thật mà con người phải đạt được từ trong công tác của Đức Chúa Trời. Do đó, bất kể thứ ngươi buông bỏ là gì, tóm lại làm vậy đều là để giúp ngươi đi vào con đường đúng và đi lên con đường mưu cầu lẽ thật, kết quả và mục đích cuối cùng không gì khác ngoài khiến cho ngươi hiểu nguyên tắc lẽ thật và đạt được lẽ thật. Đây là mục đích tối hậu khi chúng ta thông công về nội dung này. Bất kể chúng ta thông công điều gì đi nữa, thì mục đích tối hậu cũng là giúp người ta bước vào thực tế lẽ thật. Nếu ngươi hiểu lẽ thật rồi, có nguyên tắc lẽ thật làm cơ sở trong rất nhiều chuyện rồi, hành động không còn vô phương hướng, vô mục tiêu, không còn mông lung nữa, thì nó không có nghĩa là do tố chất của ngươi được nâng cao, mà là ngươi có lẽ thật của Đức Chúa Trời, và lời Đức Chúa Trời làm tiêu chuẩn cho ngươi hành xử và hành động. Nghĩa là trên nền tảng tố chất, năng lực và tài cán vốn có của ngươi, cộng thêm ngươi hiểu lẽ thật và có tiêu chuẩn làm người rồi, thì ngươi chính là một con người thọ tạo có thể độc lập sinh tồn giữa trời đất và giữa vạn vật. Con người như vậy mới là một con người thọ tạo thực sự đạt tiêu chuẩn, đây chính là con người thọ tạo tiêu chuẩn. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Vậy hôm nay thông công đến đây thôi. Tạm biệt!

Ngày 15 tháng 7 năm 2023

Trước:  Cách mưu cầu lẽ thật (1)

Tiếp theo:  Cách mưu cầu lẽ thật (4)

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Connect with us on Messenger