50. Cách đối đãi với ơn dưỡng dục của cha mẹ

Bởi Thẩm Minh, Trung Quốc

Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn, cha mẹ tôi sống bằng nghề làm ruộng. Họ đã luôn có sức khỏe kém ngay từ khi tôi còn nhỏ, đặc biệt là cha tôi, ông bị bệnh ở cả chân lẫn bàn chân, mỗi khi bệnh trở nặng thì đi lại rất khó khăn. Nhưng vì kế sinh nhai của gia đình, cha vẫn thường làm việc kể cả khi đau ốm. Lúc đó, cha mẹ thường căn dặn tôi và chị gái rằng: “Khi lớn lên, các con nhất định phải hiếu thảo! Cha mẹ không mong gì nhiều, chỉ mong các con đối xử với cha mẹ như cách cha mẹ đã đối xử với ông bà. Nếu sau này các con làm được như vậy, thì cha mẹ sẽ rất vui lòng”. Khi ấy, tôi còn nhỏ, chưa hiểu hiếu thảo là gì, nhưng theo thời gian, tư tưởng về lòng hiếu thảo và việc nuôi con để nương tựa tuổi già dần hình thành trong tâm trí tôi. Thấy cha mẹ chịu nhiều khổ cực vì gia đình, tôi hy vọng sau này lớn lên có thể kiếm tiền để báo đáp và cho họ một cuộc sung túc. Sau này, khi bắt đầu đi làm và kiếm được tiền, tôi đã mua quần áo cho cha mẹ, thậm chí còn mua cả thiết bị y tế để điều trị bệnh cho họ.

Năm 2009, cả gia đình tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, không lâu sau thì tôi bắt đầu làm bổn phận trong hội thánh. Một lần khi tham gia nhóm họp, cha mẹ tôi đã bị ĐCSTQ bắt. Trong lúc thẩm vấn, cảnh sát không ngừng chất vấn cha về tung tích của tôi. Để tránh bị ĐCSTQ bắt bớ và bách hại, tôi buộc phải rời nhà đến nơi khác để thực hiện bổn phận. Những năm đầu, tôi không quá lo lắng về cha mẹ, bởi họ cũng tin Đức Chúa Trời và làm bổn phận theo khả năng của mình, nên tôi thấy yên tâm. Năm 2017 là một năm rất bất thường đối với tôi. Trong một cuộc họp với đồng sự, tôi nghe một người chị em nói rằng bệnh cũ của cha tôi lại tái phát, ông bị liệt, phải nằm một chỗ và không thể nói chuyện được. Tin tức đột ngột này khiến tôi khó có thể chấp nhận. Tôi nghĩ: “Chẳng phải lúc mình rời nhà, cha vẫn còn khỏe sao? Sao lại thành ra thế này? Cha bị liệt rồi, vậy mẹ có thể xoay sở một mình không?”. Tôi chỉ mong có thể lập tức trở về để chăm sóc người cha bị liệt của mình. Nhưng vì nguy cơ bị ĐCSTQ bắt bớ và bách hại nên tôi vẫn không thể trở về. Tôi đau khổ vô cùng, nên đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Biết tin cha mình bị liệt, con cảm thấy vô cùng yếu đuối, xin Ngài ban cho con đức tin và sức mạnh để đối diện với điều này. Vì nguy cơ bị ĐCSTQ bắt bớ mà con không thể trở về, nhưng con nguyện giao phó mọi sự trong gia đình vào tay Ngài. Xin Ngài gìn giữ tấm lòng con, để con có thể đứng vững trong hoàn cảnh này”. Tôi thấy an yên hơn hẳn sau khi cầu nguyện. Ban đêm khi nằm trên giường, trong đầu tôi chỉ toàn hình ảnh cha mình nằm liệt giường, không thể cử động. Tôi nhớ lại quãng đường về nhà trước kỳ nghỉ đông năm đó khi tôi còn học cấp hai. Hôm ấy có tuyết rơi, tôi đi bộ về nhà cùng mấy người bạn học. Chúng tôi đã đi bộ hàng giờ trên con đường núi. Chỉ còn cách nhà vài dặm, nhưng tôi lạnh và đói quá, không thể đi tiếp nên tụt lại phía sau. Các bạn cùng lớp trong làng về đến nhà trước và đã báo cho cha mẹ tôi biết, cha vội đi tìm tôi, rồi bế tôi về nhà. Nhớ lại chuyện này, tôi không kìm được nước mắt. Giờ đây, cha tôi không thể tự lo cho bản thân và đang cận kề cái chết. Nếu một ngày nào đó cha thực sự qua đời, một mình mẹ tôi sẽ xoay sở hậu sự cho cha thế nào đây? Họ hàng, làng xóm sẽ chê cười chúng tôi, chắc chắn họ sẽ nói tôi bất hiếu vì không về chăm sóc người cha bị liệt của mình. Tôi sẽ phải mang nỗi nhục này suốt đời. Nghĩ đến điều này, tôi rất muốn liều mình để về chăm sóc cha. Nhưng tôi sợ khi quay về mà bị bắt, thì chẳng những không thể chăm sóc cha, mà còn trở thành gánh nặng cho mẹ. Nên tôi đã từ bỏ ý định trở về. Sau đó, tôi viết thư về nhà để hỏi thăm tình hình. Vài tháng sau, tôi nhận được thư hồi âm của mẹ, bà nói rằng cha tôi đã qua đời được nửa năm rồi. Nghe tin này, tôi đau đớn và sầu khổ vô cùng: “Cha đã đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả máu để nuôi mình khôn lớn, nhưng khi ông già yếu và bị liệt, mình lại chẳng thể làm tròn chữ hiếu. Mình thậm chí còn không thể gặp ông lần cuối. Người ta thường nói nuôi con để nương tựa lúc tuổi già, nhưng mình lại không làm hết trách nhiệm của một người con. Mình thực sự là đứa con bất hiếu!”. Tôi nghĩ về cảnh cha nằm liệt giường suốt mấy năm trời, không thể tự lo cho bản thân, còn mẹ thì ngày ngày chăm sóc cha, đồng thời vẫn phải lo công việc đồng áng và việc nhà. Bà đã chịu bao nhiêu khổ sở. Giờ mẹ chỉ còn một mình, tôi không thể để bà tiếp tục chịu khổ nữa. Nhưng tôi vẫn không thể trở về chăm sóc mẹ. Lòng tôi rối bời và đau đớn, đến nỗi tôi chẳng thể tập trung làm bổn phận.

Rồi tôi đọc được lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Hiếu thảo với cha mẹ có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiếu thảo với cha mẹ là điều đúng đắn và tích cực, nhưng tại sao lại nói đó không phải là lẽ thật? (Thưa, bởi vì người ta hiếu thảo với cha mẹ vô nguyên tắc và không thể phân định cha mẹ mình thực sự là kiểu người nào.) Việc người ta nên đối đãi cha mẹ mình như thế nào có liên quan đến lẽ thật. Nếu cha mẹ của ngươi tin vào Đức Chúa Trời và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có hiếu thảo với họ không? (Thưa, có.) Ngươi hiếu thảo như thế nào? Ngươi đối xử với họ khác với đối xử với các anh chị em. Ngươi làm tất cả những gì họ nói, và nếu họ già yếu, thì ngươi ở bên cạnh để chăm sóc họ, điều này cản trở ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận của mình. Làm điều này có đúng không? (Thưa, không.) Ngươi nên làm gì những lúc như vậy? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu ngươi vẫn có thể chăm sóc họ trong khi thực hiện bổn phận của ngươi ở gần nhà, và cha mẹ của ngươi không phản đối đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một người con trai hoặc con gái và giúp đỡ cha mẹ mình làm chút việc. Nếu họ ốm đau, hãy chăm sóc họ; nếu điều gì đó khiến họ phiền muộn, hãy an ủi họ; nếu điều kiện tài chính của ngươi cho phép, hãy mua cho họ những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng vừa túi tiền của mình. Tuy nhiên, ngươi nên chọn làm gì nếu ngươi bận rộn với bổn phận của mình, không có ai chăm sóc cha mẹ ngươi, và họ cũng tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi nên thực hành lẽ thật nào? Vì việc hiếu thảo với cha mẹ không phải là lẽ thật, mà chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, vậy thì ngươi nên làm gì nếu nghĩa vụ của ngươi trái với bổn phận của ngươi? (Thưa, phải ưu tiên bổn phận; đặt bổn phận lên hàng đầu.) Nghĩa vụ không nhất thiết là bổn phận của con người. Chọn thực hiện bổn phận là thực hành lẽ thật, trong khi thực hiện nghĩa vụ thì không phải. Nếu có điều kiện thì ngươi có thể thực hiện trách nhiệm hoặc nghĩa vụ này, nhưng nếu hoàn cảnh hiện tại không cho phép thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên nói: ‘Tôi phải thực hiện bổn phận của mình – đấy là thực hành lẽ thật. Hiếu thảo với cha mẹ là sống theo lương tâm và không đạt tới việc thực hành lẽ thật’. Do đó, ngươi nên ưu tiên bổn phận của mình và tuân giữ bổn phận đấy. Nếu hiện thời ngươi không có bổn phận gì, và không làm việc xa nhà, sống gần cha mẹ mình thì hãy tìm cách chăm sóc họ. Hãy làm hết sức để giúp họ sống tốt hơn một chút và giúp họ bớt khổ cực. Nhưng việc này cũng tùy thuộc vào việc cha mẹ ngươi là loại người gì. Ngươi nên làm gì nếu cha mẹ mình có nhân tính kém, thường xuyên cản trở việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời, và cứ lôi kéo ngươi khỏi việc tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình? Ngươi nên thực hành lẽ thật gì? (Thưa, từ bỏ.) Lúc này, ngươi phải từ bỏ họ. Ngươi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, nên ngươi không có nghĩa vụ phải hiếu thảo với họ. Nếu họ tin vào Đức Chúa Trời thì họ là gia đình, là cha mẹ ngươi. Nếu họ không tin thì các ngươi đang đi những con đường khác nhau: họ tin vào Sa-tan và cung phụng ma vương, và họ đi con đường của Sa-tan, họ đi con đường khác với con đường của những người tin vào Đức Chúa Trời. Các ngươi không còn là một gia đình nữa. Họ xem những tín đồ tin Đức Chúa Trời như đối thủ và kẻ thù của mình, nên các ngươi không còn nghĩa vụ phải chăm sóc họ và phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ với họ. Đâu là lẽ thật: hiếu thảo với cha mẹ hay thực hiện bổn phận? Dĩ nhiên, thực hiện bổn phận mới là lẽ thật. Việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không đơn thuần là hoàn thành nghĩa vụ và làm những điều phải làm. Đó là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Ở đây có sự ủy thác của Đức Chúa Trời; đó là nghĩa vụ của ngươi, trách nhiệm của ngươi. Đây mới là trách nhiệm thực sự, là hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi trước Đấng Tạo Hóa. Đây là yêu cầu của Đấng Tạo hóa đối với con người, và là một vấn đề trọng đại trong đời. Còn việc hiếu thảo với cha mẹ chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái. Chắc chắn việc này không do Đức Chúa Trời ủy thác, và càng không phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Do đó, giữa việc hiếu thảo với cha mẹ và thực hiện bổn phận thì không còn nghi ngờ gì nữa, việc thực hiện bổn phận, và chỉ một mình việc đó, mới là thực hành lẽ thật. Thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo là lẽ thật, và đó là bổn phận bắt buộc. Hiếu kính cha mẹ chỉ là việc hiếu nghĩa với con người. Điều đó không có nghĩa là người ta đang thực hiện bổn phận của họ, và cũng không có nghĩa là họ đang thực hành lẽ thật(Thực tế lẽ thật là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Bất kể ngươi làm gì, nghĩ gì hoặc dự tính gì, những điều đó đều không quan trọng. Quan trọng là liệu ngươi có thể hiểu và thực sự tin rằng hết thảy loài thọ tạo đều nằm trong tay Đức Chúa Trời hay không. Có những bậc cha mẹ có cái phúc đó, có số phận được hưởng niềm vui gia đình và con đàn cháu đống đó. Đây là sự tể trị của Đức Chúa Trời, là phúc lành Đức Chúa Trời ban cho họ. Có những bậc cha mẹ không có số đó, Đức Chúa Trời không an bài điều đó cho họ. Họ không được ban phước để tận hưởng việc có một gia đình hạnh phúc hoặc tận hưởng việc có con cái ở bên. Đây là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và con người không thể cưỡng cầu. Bất kể thế nào, xét cho cùng, trong chuyện hiếu thảo, ít nhất con người phải có tâm thái thuận phục. Nếu hoàn cảnh cho phép và có điều kiện làm được, thì ngươi có thể hiếu thảo với cha mẹ. Nếu hoàn cảnh không cho phép và ngươi không có điều kiện, thì đừng cố cưỡng cầu – đây gọi là gì? (Thưa, là thuận phục.) Đây gọi là thuận phục. Do đâu mà có sự thuận phục này? Cơ sở cho sự thuận phục là gì? Cơ sở đó chính là việc hết thảy những sự này đều do Đức Chúa Trời an bài và tể trị(Thực tế lẽ thật là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng lòng hiếu thảo chỉ đơn thuần là một trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, nó là điều tích cực, nhưng không phải là lẽ thật. Thực hiện bổn phận của loài thọ tạo mới là lẽ thật, là điều Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người, là điều được Ngài khen ngợi. Khi lòng hiếu thảo xung đột với bổn phận, ta phải thực hành dựa theo hoàn cảnh của bản thân. Nếu điều kiện cho phép và không ảnh hưởng đến bổn phận, thì nên chăm sóc cha mẹ và làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Nếu điều kiện không cho phép và bản thân đang bận rộn với bổn phận, thì nên ưu tiên bổn phận của loài thọ tạo và thuận phục sự an bài của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, đối với cha mẹ mà nói, có những người có nhiều con cháu và được tận hưởng hạnh phúc gia đình, nhưng cũng có người không được Đức Chúa Trời an bài cho hoàn cảnh như vậy, không được hưởng những phúc lành đó. Tất cả những điều này đều do Đức Chúa Trời định trước. Được lời Đức Chúa Trời dẫn dắt, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn. Nghĩ lại thì, tôi đã cố gắng hết sức để chăm sóc cha mẹ khi còn làm bổn phận tại nhà, nhưng trước nguy cơ bị ĐCSTQ bức hại và bách bớ, tôi đã không thể về nhà. Hơn nữa, tôi có bổn phận cần làm, nên tôi phải lựa chọn thực hiện bổn phận của loài thọ tạo vì điều này phù hợp với lẽ thật. Tôi không thể vứt bỏ bổn phận chỉ vì lý do cá nhân ích kỷ.

Rồi tôi nhận được một bức thư từ mẹ, báo với tôi rằng bà và ba người chị em khác đã bị bắt khi đang tham gia nhóm họp. Trong cuộc thẩm vấn của cảnh sát, mẹ đã bị mắc phải mưu kế của Sa-tan và đã khai ra tên của hai người chị em khác. Sau khi được thả, bà vô cùng hối hận và sống trong trạng thái chán nản. Không lâu sau, bà vô tình bị ngã cầu thang và bị thương ở thắt lưng. Trong tâm trí, tôi như đã trở về nhà, hình ảnh mẹ bị ngã và chịu đau đớn cứ mãi hiện lên trong đầu tôi, khiến tôi vô cùng đau lòng. Ba tháng sau, tôi nhận được một lá thư khác từ mẹ, bà nói rằng thắt lưng đã hồi phục, rằng qua lần té ngã này, bà đã được thức tỉnh và cuối cùng cũng bắt đầu tìm kiếm lẽ thật và phản tỉnh. Bà nói rằng mình đã thoát khỏi tình trạng sai lệch, rằng nếu không có sự cố này, bà sẽ vẫn tiếp tục sống trong sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Đọc thư của mẹ, tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Tôi nhận ra rằng trong sự an bài của Đức Chúa Trời luôn ẩn chứa tâm ý chân thành của Ngài, công tác của Ngài quá thực tế, Ngài dẫn dắt mỗi người chúng ta theo nhu cầu và thiếu sót của từng người. Cuối tháng 10 năm 2022, tôi nghe tin mẹ đã bất ngờ bị cảnh sát bắt khi đang tiếp đón anh chị em đến nhóm họp tại nhà. Cảnh sát tìm thấy chiếc điện thoại và thẻ nhớ có chứa lời Đức Chúa Trời của chấp sự phúc âm, và mẹ tôi đã chủ động đứng ra nhận đó là của mình để bảo vệ chấp sự phúc âm. Tôi cảm thấy thật mừng cho mẹ. Đến giữa tháng 7 năm 2023, tôi nhận được thư của chị gái, nói rằng mẹ tôi bị u nang túi mật. Ban đầu tưởng rằng sẽ cần phẫu thuật, nhưng sau đó bệnh tình của mẹ ổn định hơn nên không cần mổ nữa. Nghe tin này, tôi cảm thấy vô cùng lo lắng, nghĩ rằng: “Nếu thực sự cần phẫu thuật, thì sẽ chẳng có ai ở nhà để chăm sóc cho mẹ. Chị gái mình thì đã lập gia đình, sống xa nhà và cũng có bổn phận riêng, nên không thể về ở bên cạnh mẹ được. Mẹ cũng đã lớn tuổi rồi, nếu có chuyện gì xảy ra thì sao? Ai sẽ lo hậu sự cho mẹ? Cả hai chị em đều không ở bên và chẳng có ai chăm sóc mẹ cả. Mình đã không có mặt khi cha qua đời, nếu mẹ mất mà mình cũng không thể ở cạnh bà, thì mình thực sự là đứa con bất hiếu”. Những suy nghĩ này khiến tôi rơi vào bế tắc mà chẳng thể thoát ra, ảnh hưởng đến tình trạng của tôi.

Trong một buổi tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Chúng ta hãy nói xem rốt cuộc nên giải thích chuyện ‘Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi’ như thế nào. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, đây có phải là sự thật không? (Thưa, phải.) Nếu là sự thật, chúng ta nên danh chính ngôn thuận đem chuyện này nói rõ ràng. Nhìn từ chuyện cha mẹ sinh ra ngươi, là ngươi lựa chọn để cho họ sinh ngươi, hay họ lựa chọn sinh ngươi? Ai đã chọn ai? Nếu nói từ góc độ của Đức Chúa Trời, thì cả hai bên đều không phải, không phải ngươi lựa chọn cha mẹ sinh ra ngươi, cũng không phải họ lựa chọn sinh ra ngươi, từ căn nguyên mà nói, đây là sự tiền định của Đức Chúa Trời. Chủ đề này chúng ta tạm gác sang một bên, chuyện này con người dễ dàng hiểu được. Từ góc độ của ngươi mà nói, ngươi ở thế bị động, bị họ sinh ra mà không có bất kỳ quyền lựa chọn nào. Từ góc độ cha mẹ mà nói, là họ chủ quan bằng lòng sinh ngươi, đúng không? Nếu tạm bỏ qua sự tiền định của Đức Chúa Trời mà nói, chuyện sinh ngươi ra là cha mẹ đơn phương nắm quyền chủ động, họ lựa chọn sinh ngươi ra, họ nắm quyền chủ động, ngươi không lựa chọn bắt họ sinh ngươi, ngươi là bị động được họ sinh ra, ngươi không có quyền lựa chọn. Cho nên, nếu là cha mẹ nắm thế chủ động, lựa chọn sinh ngươi, vậy thì họ có nghĩa vụ, có trách nhiệm nuôi dưỡng ngươi, cho dù nuôi nấng ngươi thành người, cho ngươi đi học, cho ngươi ăn mặc, cho ngươi tiền tiêu, thì đó đều là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, là việc họ nên làm. Mà trong suốt thời gian được nuôi dưỡng, ngươi luôn bị động, không có quyền lựa chọn, chỉ có thể bị động để họ nuôi dưỡng. Bởi vì ngươi còn nhỏ, ngươi không có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân, ngươi chỉ có thể bị động được cha mẹ nuôi cho khôn lớn. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi như thế nào, ngươi được nuôi dưỡng như thế đó, cha mẹ cho ngươi ăn ngon uống ngon, vậy ngươi được ăn ngon uống ngon, hoàn cảnh sinh tồn mà cha mẹ cho ngươi là ăn cám nuốt rau, vậy ngươi phải ăn cám nuốt rau, bất kể thế nào, trong thời gian được nuôi dưỡng, ngươi là người bị động, còn cha mẹ đang thực hiện trách nhiệm. … Cho dù nói như thế nào, việc cha mẹ nuôi dạy ngươi là thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, họ nuôi ngươi lớn thành người, đây là nghĩa vụ cùng trách nhiệm của họ, đây không tính là ân tình gì. Nếu như không tính là ân tình gì, vậy có thể nói đây là những gì ngươi nên hưởng thụ hay không? (Thưa, có thể.) Đây là một dạng quyền lợi mà ngươi nên hưởng, ngươi nên được nuôi dưỡng, bởi vì vai trò của ngươi trong thời kỳ vị thành niên là vai trò được nuôi dưỡng. Cho nên, ngươi chỉ tiếp nhận một loại trách nhiệm mà cha mẹ đã thực hiện đối với ngươi, chứ không phải là tiếp nhận ân huệ và ân tình của cha mẹ. Với bất kỳ một loài sinh vật nào, việc sinh con dưỡng cái, sinh ra hậu duệ, nuôi dạy đời sau đều là một loại trách nhiệm, ví như loài chim, trâu, dê, thậm chí là hổ, sau khi sinh ra hậu duệ đều phải nuôi dưỡng, không có một loại sinh vật nào là không nuôi dưỡng đời sau, cũng có thể có ngoại lệ, nhưng rất ít, đây là một loại hiện tượng tự nhiên trong sự sinh tồn của sinh vật, là một loại bản năng của sinh vật, nó không được quy vào ân tình, đây chỉ là đang tuân theo một loại quy luật mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho động vật, cho nhân loại. Cho nên, việc cha mẹ nuôi dưỡng ngươi không phải là một loại ân tình. Từ điểm này có thể nói, cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, họ đã thực hiện trách nhiệm với ngươi, đã bỏ ra bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu tiền bạc cho ngươi, cũng không nên đòi ngươi trả nợ, bởi vì đó là trách nhiệm làm cha mẹ của họ. Nếu đã là trách nhiệm, nghĩa vụ, vậy thì nên là miễn phí, không nên đến đòi thù lao. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi chỉ là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, nên là không cần trả, không nên là một cuộc giao dịch, cho nên ngươi không cần dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, để xử lý mối quan hệ với cha mẹ. Nếu như dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, báo đáp cho cha mẹ, để xử lý mối quan hệ này với cha mẹ, thì ngược lại là vô nhân đạo, đồng thời cũng khiến con người rất dễ dàng bị tình cảm xác thịt hạn chế, bị tình cảm xác thịt trói buộc tay chân, rất khó bước ra khỏi những vướng mắc tình cảm của xác thịt, thậm chí sẽ bị lạc mất phương hướng. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, cho nên ngươi không có nghĩa vụ nhất nhất thực hiện kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi, không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm cho kỳ vọng của họ(Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời thông công rất rõ ràng về cách xử lý mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Là cha mẹ, việc sinh ra và nuôi dưỡng con cái chỉ đơn giản là tuân theo quy luật mà Đấng Tạo Hóa đã đặt ra cho con người. Cũng giống như mọi sinh vật khác, sinh sản là một bản năng. Việc cha mẹ nuôi dưỡng con cái là họ đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, chứ không phải là ân tình, cũng không cần con cái phải báo đáp. Trước đây, tôi từng nghĩ rằng vì cha mẹ đã vất vả, trải qua biết bao đau khổ để sinh thành và nuôi dưỡng tôi, nên với tư cách là con cái, tôi phải báo đáp họ xứng đáng, để có thể đền đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ. Khi hay tin cha bị liệt mà mình không thể ở bên chăm sóc, không thể phụng dưỡng ông lúc tuổi già hay đưa tiễn ông đoạn cuối đời một cách chu toàn, tôi cảm thấy mình mắc nợ cha. Mỗi khi nghĩ đến điều này, tôi lại thấy như có một áp lực đè nặng, khiến tôi nghẹt thở. Sau khi cha qua đời, tôi lại lo cho mẹ, cảm thấy rằng vì mình đã không làm tròn chữ hiếu với cha, nên không thể lại mắc nợ mẹ nữa, và phải đảm bảo bà được tận hưởng những năm tháng cuối đời. Khi biết mẹ bị thương mà mình không thể về chăm sóc, tôi lại thấy mình thật bất hiếu và mắc nợ mẹ. Lúc này, nhờ lời Đức Chúa Trời mà tôi hiểu ra rằng cha mẹ nuôi dưỡng tôi là họ đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, chứ không phải là một ân tình mà tôi cần phải báo đáp. Họ không phải là chủ nợ của tôi. Việc xem sự dưỡng dục của cha mẹ như một ân tình cần báo đáp là hoàn toàn sai lầm, không phù hợp với lẽ thật. Chính quan niệm này đã gây ra cho tôi nhiều đau khổ. Nếu Đức Chúa Trời không vạch rõ lẽ thật này, tôi sẽ hoàn toàn không nhận ra, và sẽ mãi bị quan niệm sai lầm này trói buộc, kiểm soát. Sự sống của tôi đến từ Đức Chúa Trời, và Ngài cung ứng mọi thứ tôi cần. Tôi cần phải biết ơn Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại năm 2007, lúc ấy tôi mới chỉ tin Chúa được vài tháng, chiếc xe tôi đi đã bị mất phanh và lao xuống sườn đồi. Tai nạn đó đã khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương. Tôi đã không ngừng kêu cầu Đức Chúa Trời trong lòng, cuối cùng tôi thoát chết và chỉ bị căng cơ, một chấn thương rất nhẹ. Đáng kinh ngạc hơn cả là trong lúc tai nạn xảy ra, tôi không hề hoảng loạn hay sợ hãi, điều đó giúp tôi thấy được việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Nếu không có sự bảo vệ của Ngài, có lẽ tôi đã mất mạng trong vụ tai nạn đó. Qua bao năm tháng, tôi đã trải nghiệm sâu sắc rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là sự cứu rỗi duy nhất của mình. Nếu không tin Đức Chúa Trời, tôi sẽ giống như con người thế tục, mù quáng theo đuổi tiền tài và danh vọng, không biết số phận của mình nằm trong tay ai, lại càng không biết sống thế nào mới có ý nghĩa, hay nhận ra những khổ đau mà Sa-tan gieo rắc. Ngày nay, việc mở rộng phúc âm của vương quốc đòi hỏi sự hợp tác của con người. Tôi đã không nghĩ đến việc báo đáp tình yêu của Đức Chúa Trời, không cảm thấy mình mắc nợ Ngài vì chưa làm tốt bổn phận. Tôi chỉ chú trọng báo đáp cha mẹ. Tôi thực sự quá vô lương tâm và đại nghịch bất đạo!

Tôi tiếp tục đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Do bị hun đúc bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan niệm truyền thống của người Trung Quốc tin rằng con người phải tuân giữ đạo hiếu với cha mẹ mình. Bất kỳ ai không hiếu thảo thì là đứa con bất hiếu. Những tư tưởng này đã được thấm nhuần trong dân chúng từ thời thơ ấu, và được dạy trong hầu như mọi gia đình, cũng như mọi trường học và trong xã hội nói chung. Khi đầu óc một người chứa đầy những thứ này, họ nghĩ: ‘Lòng hiếu thảo quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu tôi không tuân theo, tôi sẽ không phải là người tốt – tôi sẽ là một đứa con bất hiếu, và sẽ bị xã hội chê trách. Tôi sẽ là người không có lương tâm’. Quan điểm này có đúng không? Mọi người đã thấy được nhiều lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ – Đức Chúa Trời có yêu cầu người ta phải tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ mình không? Đây có phải là một trong những lẽ thật mà những người tin vào Đức Chúa Trời phải hiểu không? Không, không phải. Đức Chúa Trời chỉ thông công về một số nguyên tắc. Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm tư ngươi, và tâm linh ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan chiếm hữu, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây nhiễu loạn trong ngươi, khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi bài trừ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này và chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng khiển trách của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và quyền thế của Sa-tan, chọn đắc tội với Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao? Một số người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng vẫn không hiểu biết về vấn đề hiếu kính. Họ thực sự không hiểu lẽ thật. Họ không bao giờ có thể vượt qua rào cản mối quan hệ thế tục này; họ không có can đảm, cũng chẳng có lòng tin, càng không có quyết tâm, cho nên họ không có cách nào yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời(Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời vạch rõ thực chất của văn hóa truyền thống. Tôi phản tỉnh về cách mình đã bị sự tuyên truyền của Sa-tan ảnh hưởng ngay từ thuở bé, hấp thụ những tư tưởng truyền thống như “Trong mọi đức tính tốt đẹp, chữ Hiếu là trên hết” và “Sinh con để dưỡng già”. Tôi xem lòng hiếu thảo là thước đo xem một người có lương tâm hay không, vì vậy tôi tin rằng, vì cha mẹ đã nuôi dưỡng mình, nên là con cái, tôi phải báo đáp ân tình của họ, và khi họ về già, tôi phải kính trọng, phụng dưỡng và tiễn đưa họ chu toàn. Tôi đã cho rằng thực hiện những trách nhiệm này mới là người có nhân tính và lương tâm, còn nếu không làm được thì là bất hiếu, không xứng đáng được gọi là con người, sẽ bị xã hội khinh thường và ruồng bỏ. Những tư tưởng này đã ăn sâu vào lòng tôi. Sau khi tin Đức Chúa Trời, vì nguy cơ bị ĐCSTQ bách hại và bắt bớ mà tôi không thể về nhà, thậm chí còn không được gặp cha lần cuối. Tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi, thấy mình bất hiếu, mắc nợ ân tình dưỡng dục của cha mẹ, cảm thấy bị người đời khinh miệt, mang danh đứa con bất hiếu. Sau này, khi nghe tin mẹ bị bệnh, tôi lại lo lắng, sợ rằng nếu mẹ qua đời thật, thì tôi sẽ mãi mãi không thể rũ bỏ cái mác “đứa con bất hiếu”. Những suy nghĩ này như xiềng xích vô hình, trói buộc và không cho tôi được tự do. Tôi hiểu rõ rằng việc thực hiện bổn phận của loài thọ tạo khi tin Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn trong cuộc sống, nhưng lại không thể an tâm làm bổn phận. Tôi nhận ra mình đã bị những tư tưởng truyền thống sai lầm này làm tổn hại nghiêm trọng. Tôi nghĩ đến Thời đại Ân điển, khi nhiều người đã bỏ lại cha mẹ và người thân để đi khắp thế giới rao truyền phúc âm của Chúa, thậm chí có người còn hy sinh cả mạng sống. Lựa chọn của họ hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Chúa, là những việc tốt lành và hành động chính nghĩa. Tôi đã nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa, tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời, và thực hiện bổn phận của loài thọ tạo vào thời điểm này chính là điều được Đức Chúa Trời khen ngợi. Còn lòng hiếu thảo thì chỉ là một nghĩa vụ của con người. Nếu điều kiện cho phép thì có thể thực hiện, nhưng nếu không, bổn phận vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

Sau đó, tôi tiếp tục đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không rời nhà ra ngoài thực hiện bổn phận, có thể ở bên cạnh cha mẹ, thì ngươi có thể bảo đảm cha mẹ không bị bệnh sao? (Thưa, không thể.) Chuyện sống chết của cha mẹ, ngươi có thể kiểm soát sao? Chuyện giàu nghèo của cha mẹ, ngươi có thể kiểm soát sao? (Thưa, không.) Cha mẹ mắc bất kỳ bệnh gì đều không phải vì nuôi dưỡng ngươi mệt mỏi, cũng không phải vì nhớ ngươi, đặc biệt họ mắc phải những bệnh nguy hiểm, bệnh nặng, bệnh có thể chết người cũng không phải vì ngươi, đây là mệnh của họ, không liên quan gì đến ngươi. Ngươi có hiếu thuận hơn nữa, thì cùng lắm là làm cho thân xác của họ bớt đau khổ và bớt gánh nặng một chút, nhưng khi nào họ mắc bệnh, mắc bệnh gì, chết lúc nào, chết ở đâu, có liên quan gì đến ngươi không? Không liên quan đến ngươi. Ngươi hiếu thuận, ngươi không phải kẻ vô ơn, ngươi suốt ngày ở bên cạnh họ, suốt ngày chăm sóc họ, thì họ sẽ không bị bệnh ư? Họ sẽ không chết ư? Nếu họ nên mắc bệnh, thì chẳng phải cũng sẽ mắc bệnh sao? Đến lúc họ chết thì chẳng phải cũng sẽ chết sao? Phải không?(Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Phó thác cha mẹ vào tay Đức Chúa Trời chính là cách tốt nhất để hiếu kính với họ. Ngươi không mong họ gặp đủ mọi khó khăn trong cuộc sống, và ngươi không mong họ sống một cuộc sống tồi tệ, ăn uống kham khổ, hay sức khỏe suy nhược. Trong thâm tâm, đương nhiên ngươi mong Đức Chúa Trời sẽ che chở họ, cho họ được bình an. Nếu họ là người tin Đức Chúa Trời, ngươi mong họ có thể thực hiện bổn phận của họ và cũng mong rằng họ có thể đứng vững làm chứng. Đây đã là thực hiện được trách nhiệm của con người rồi; trong nhân tính của con người chỉ có thể đạt được những thứ này. Hơn nữa, điều quan trọng nhất là sau bao năm tin Đức Chúa Trời và nghe nhiều lẽ thật như vậy, ít nhất người ta phải có một chút hiểu biết và đón nhận này: Vận mệnh của con người do Trời tiền định, con người sống trong tay Đức Chúa Trời, có sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời quan trọng hơn rất nhiều so với những mối quan tâm, lòng hiếu thuận hay sự bầu bạn của con cái. Cha mẹ ngươi ở trong sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời, ngươi có phải cảm thấy rất yên tâm không? Ngươi không cần phải lo cho họ. Nếu còn lo lắng, nghĩa là ngươi không tin tưởng Đức Chúa Trời; đức tin của ngươi nơi Ngài quá nhỏ bé. Nếu thực sự lo lắng và bận tâm đến cha mẹ, thì ngươi nên thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phó thác họ vào tay Ngài, để Ngài sắp đặt và an bài mọi sự. Đức Chúa Trời chủ tể vận mệnh của nhân loại, Ngài chủ tể mọi ngày và mọi chuyện xảy đến với họ, vậy thì ngươi còn lo lắng gì cho họ nữa? Ngươi thậm chí không thể chủ tể nổi chuyện của mình, bản thân ngươi còn có một đống khó khăn; ngươi lấy gì để cha mẹ sống vui vẻ mỗi ngày? Ngươi chỉ có thể phó thác mọi sự vào tay Đức Chúa Trời. Nếu họ tin Đức Chúa Trời, hãy cầu xin Ngài dẫn dắt họ vào con đường đúng đắn để cuối cùng họ được cứu rỗi. Nếu họ không tin Đức Chúa Trời, hãy để họ đi con đường nào họ muốn. Đối với cha mẹ tử tế hơn và có chút nhân tính, ngươi có thể cầu xin Đức Chúa Trời ban phước lành cho họ để họ có thể sống vui vẻ phần đời còn lại. Về việc Đức Chúa Trời làm thế nào thì Ngài có những sự an bài của Ngài, và con người nên quy phục. Vậy nên nói chung, con người có cảm giác trong lương tâm về những trách nhiệm mà họ nên thực hiện đối với cha mẹ. Bất kể cảm giác này mang lại thái độ như thế nào đối với cha mẹ, là bận tâm hay là lựa chọn ở bên cạnh họ, thì tóm lại, người ta không nên có mặc cảm tội lỗi hay cắn rứt lương tâm vì không thể thực hiện trách nhiệm đối với cha mẹ do những hoàn cảnh khách quan tác động. Những vấn đề này, và những vấn đề tương tự, không nên trở thành sự nhiễu loạn trong cuộc sống của người tin Đức Chúa Trời; nên buông bỏ chúng. Khi nói đến những chủ đề liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm đối với cha mẹ, người ta nên có những hiểu biết chính xác này, không nên bị kìm kẹp nữa. Vì một mặt, từ trong thâm tâm, ngươi biết mình không bất hiếu, và không phải đang thoái thác không muốn thực hiện trách nhiệm. Mặt khác, cha mẹ ngươi nằm trong tay Đức Chúa Trời, vậy thì còn gì để lo lắng nữa? Mọi lo lắng đều là thừa thãi. Mỗi người sẽ thuận lợi sống đến cuối đời theo sự chủ tể và an bài của Đức Chúa Trời, đi đến cuối con đường của họ mà không sai lệch gì(Cách mưu cầu lẽ thật (16), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rằng mọi bệnh tật hay tai họa mà cha mẹ tôi phải trải qua trong cuộc đời họ đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, và điều này không liên quan đến việc con cái có ở bên chăm sóc họ hay không. Dù con cái có ở bên cạnh cha mẹ mỗi ngày, thì cũng không thể thực sự thay đổi được điều gì, cùng lắm chỉ có thể giảm bớt phần nào gánh nặng hằng ngày cho họ. Nhưng nếu đó là số phận của họ, thì họ vẫn sẽ mắc bệnh, và khi thời điểm đến, họ vẫn phải ra đi. Đây là số phận mà Đấng Tạo Hóa đã sắp đặt. Việc mẹ tôi sẽ mắc bệnh gì hay có qua đời hay không đều nằm trong sắc lệnh của Đức Chúa Trời. Kể cả tôi có quay về và ở bên bà mỗi ngày, thì cũng không thể thay đổi được gì. Sự sống và cái chết của bà đã được Đức Chúa Trời định trước từ lâu. Bà sẽ sống thọ đến bao nhiêu tuổi, phải chịu những khổ nạn gì, đối mặt với những hoàn cảnh ra sao, tất cả những điều này đều nằm dưới sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời, tôi có lo lắng cũng chẳng ích gì. Hơn nữa, mẹ tôi cũng tin Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ dựa theo tình trạng của bà mà an bài hoàn cảnh phù hợp để bà trải nghiệm. Cũng giống như khi mẹ tôi bị thương, tôi đã không hiểu được tâm ý chân thành của Đức Chúa Trời mà cứ lo lắng mãi cho mẹ, nhưng cuối cùng, bà vẫn bình an vô sự. Tôi nhận ra mình thực sự còn thiếu đức tin, chỉ biết dùng quan niệm của con người để đánh giá sự việc, mà chưa thực sự hiểu về sự toàn năng và tể trị của Đức Chúa Trời. Giờ đây, sau mười một năm xa nhà, mẹ tôi vẫn sống một mình, cố gắng hết sức làm tốt bổn phận của bản thân, và bà vẫn sống tốt. Tôi giờ đã nhận ra rằng những lo lắng và bận tâm của mình thực sự là không cần thiết. Tôi cũng hiểu rằng cha mẹ không phải là chủ nợ của tôi, việc họ nuôi dưỡng tôi là một phần trong trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, tôi không thể coi đó là ân tình cần phải báo đáp. Tôi có sứ mạng phải hoàn thành trong đời này, đó là làm tốt bổn phận của loài thọ tạo. Khi suy nghĩ như vậy, tôi không còn cảm giác tội lỗi nữa, tôi cảm thấy tinh thần được giải phóng hơn, và tôi có thể dốc lòng vào bổn phận của mình. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt của Ngài!

Trước:  48. Việc Đón Nhận Sự Chỉ Dẫn Và Giúp Đỡ Có Ích Cho Tôi Như Thế Nào

Tiếp theo:  51. Nỗi Đau Khổ Do Theo Đuổi Danh Lợi Đem Lại

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Connect with us on Messenger