6. Cách giải quyết vấn đề đối đãi với người khác dựa vào tình cảm
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Tình cảm thực chất là gì? Nó là một dạng tâm tính bại hoại. Những biểu hiện của tình cảm có thể được mô tả bằng vài từ như: thiên vị, bênh vực người khác vô nguyên tắc, bảo vệ mối quan hệ của xác thịt, và không công bằng; đây chính là tình cảm. Khi người ta có tình cảm và sống theo tình cảm thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả gì? Tại sao Đức Chúa Trời lại ghê tởm tình cảm của con người nhất? Có những người luôn bị tình cảm kìm kẹp, họ không thể đưa lẽ thật vào thực hành, và dù muốn cũng không thể thuận phục Đức Chúa Trời, vì thế họ cảm thấy bị tình cảm giày vò. Có nhiều người hiểu lẽ thật nhưng không thể đưa lẽ thật vào thực hành; đây cũng là do bị tình cảm kìm kẹp. Chẳng hạn như có những người rời xa gia đình để thực hiện bổn phận, nhưng lại luôn nghĩ về gia đình ngày đêm và không thể làm tốt bổn phận của mình. Đây chẳng phải là vấn đề sao? Có những người có thầm thương ai đó, và chỉ có chỗ cho người đó trong lòng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của mình. Đây chẳng phải là vấn đề sao? Có những người thán phục và tôn sùng người khác; họ không nghe bất kỳ ai trừ người đó, đến mức thậm chí Đức Chúa Trời phán cũng không nghe. Dù người khác có thông công về lẽ thật với họ, họ cũng sẽ không tiếp nhận, mà chỉ nghe lời người đó, nghe lời thần tượng của mình. Có những người có thần tượng trong lòng, và không cho phép ai nói hay động chạm đến thần tượng của mình. Nếu ai nói về vấn đề của thần tượng họ, họ liền nổi giận và phải biện hộ cho thần tượng của mình, lật lại lời người đó. Họ sẽ không để thần tượng của mình bị oan không thấu và cực lực bảo vệ thanh danh của thần tượng; thông qua lời họ, thần tượng làm sai cũng thành đúng, và họ không cho người ta nói thật hoặc vạch trần thần tượng của mình. Đây không phải là công bằng; đây gọi là tình cảm. Có phải tình cảm chỉ hướng đến người thân trong gia đình không? (Thưa, không.) Tình cảm rất rộng; nó là một dạng tâm tính bại hoại, không chỉ liên quan đến mối quan hệ xác thịt giữa các thành viên trong gia đình, không chỉ giới hạn trong phạm vi đó. Nó còn có thể liên quan đến cấp trên của ngươi, người đã từng làm ơn hoặc giúp đỡ ngươi, người có mối quan hệ thân thiết nhất với ngươi hoặc hợp với ngươi, cũng có thể là đồng hương hoặc bạn bè, thậm chí là người ngươi ngưỡng mộ – có thể là bất kỳ ai. Vậy thoát khỏi tình cảm có phải chỉ đơn giản là không nghĩ về cha mẹ hay gia đình ngươi không? (Thưa, không.) Thoát khỏi tình cảm có dễ thế không? Khi hầu hết mọi người đến tầm tuổi 30 và có thể sống tự lập, họ không còn nhớ nhà nhiều nữa, và đến tầm tuổi 40 thì hoàn toàn bình thường. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, người ta cảm thấy rất nhớ nhà và không thể rời xa cha mẹ bởi vì họ chưa có khả năng sinh tồn độc lập. Nhớ nhà và nhớ cha mẹ là chuyện bình thường. Đó không phải là tình cảm. Khi thái độ và quan điểm hành động của ngươi bị trộn lẫn tình cảm, nó mới là tình cảm.
– Thực tế lẽ thật là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Có những vấn đề nào liên quan đến tình cảm? Trước tiên là cách ngươi đánh giá người nhà của mình và tiếp cận mọi việc họ làm. Cái “mọi việc họ làm” này đương nhiên bao gồm cả việc người nhà ngươi gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, xét đoán sau lưng người ta, có một vài cách làm của người không tin, v.v.. Ngươi có thể tiếp cận một cách công bằng với những chuyện này không? Lúc cần ngươi viết bài đánh giá thì ngươi có thể đánh giá họ một cách khách quan và công bằng, không bị tình cảm ảnh hưởng hay không? Đây là phương diện đối đãi như thế nào với người nhà của mình. Ngoài ra, đối với những người hòa hợp với ngươi hơn, hoặc những người từng giúp đỡ ngươi, thì ngươi có tình cảm với họ không? Đối với cách hành động và cư xử của họ, ngươi có thể nhìn nhận một cách khách quan, công bằng và chuẩn xác không? Nếu như họ gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, ngươi phát hiện ra rồi thì có thể kịp thời phản ánh hoặc vạch trần họ không? Còn nữa, những người có quan hệ thân thiết hơn với ngươi hoặc hợp sở thích với ngươi, thì ngươi có tình cảm với họ không? Ngươi có sự đánh giá, định nghĩa và phương thức xử lý khách quan, công bằng đối với mọi hành vi, việc làm của những người này hay không? Khi hội thánh dựa vào nguyên tắc mà xử lý những người có liên hệ tình cảm với ngươi, mà kết quả của việc xử lý lại không hợp với quan niệm của ngươi, thì ngươi tiếp cận chuyện này thế nào? Ngươi có thể thuận phục không? Liệu ngươi có thể vẫn dây dưa mập mờ với họ sau lưng mọi người, vẫn bị họ mê hoặc, thậm chí bị họ xúi giục mà phân bua biện bạch cho họ, đứng ra lên tiếng bênh vực họ hay không? Liệu ngươi có thể vì những người có ơn với mình mà ra tay cứu giúp, xả thân quên mình, bất chấp nguyên tắc lẽ thật và mặc kệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Đây có phải là những vấn đề đủ mọi mặt liên quan đến tình cảm hay không? Có vài người nói: “Tình cảm không phải là chuyện liên quan đến người nhà và người thân hay sao? Không phải phạm vi chỉ là cha mẹ, anh chị em và người trong gia tộc hay sao?”. Không phải, phạm vi liên quan của tình cảm rất lớn. Có những người, đừng nói đến chuyện đánh giá công bằng người nhà của mình, ngay cả khi đánh giá những bạn bè tốt và anh em chí cốt của mình, họ cũng không công bằng, luôn có thể nói những lời bóp méo sự thật. Chẳng hạn như, anh em chí cốt của họ khi làm bổn phận lúc nào cũng không chuyên tâm vào việc chính, lại còn bày trò bất chính, thì họ nói rằng đây là do ham chơi, nhân tính người này chưa trưởng thành, chưa ổn định. Nói như vậy có phải là có ảnh hưởng của tình cảm không? Như vậy chính là nói năng theo tình cảm. Nếu người không có quan hệ với ngươi mà không chuyên tâm vào việc chính và bày trò bất chính, thì ngươi sẽ nói nghiêm trọng hơn, thậm chí còn lên án người đó. Đây chẳng phải là biểu hiện của việc nói năng, hành động theo tình cảm sao? Người sống theo tình cảm thì có sự công bằng không? Có phải là người chính trực không? (Thưa, không phải.) Người nói năng theo tình cảm thì có vấn đề gì? Tại sao lại không thể đối đãi với người khác một cách công bằng? Tại sao lại không thể nói năng dựa theo nguyên tắc lẽ thật? Những người miệng lưỡi không xương, chẳng bao giờ có thể nói năng dựa trên sự thật, thì chính là người tà ác. Nói năng lúc nào cũng không công bằng, luôn nói theo tình cảm và vì bản thân, chứ không nói theo nguyên tắc lẽ thật, không nghĩ cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, chỉ biết bảo vệ tình cảm, danh lợi và địa vị của riêng mình, đây chính là tính chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ nói năng như vậy, nói gì cũng tà môn, toàn gây gián đoạn và nhiễu loạn. Người sống trong những sở thích và lợi ích của xác thịt là người sống theo tình cảm. Người sống theo tình cảm đều không hề tiếp nhận lẽ thật, không thực hành lẽ thật. Người nói năng và hành động theo tình cảm thì chẳng hề có chút thực tế lẽ thật nào. Dạng người như vậy mà làm lãnh đạo thì chắc chắn là lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ. Họ chẳng những không làm được công tác thực tế, mà còn có thể làm rất nhiều việc ác, chắc chắn sẽ bị đào thải và trừng phạt.
– Chức trách của lãnh đạo và người làm công (2), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công
Hành động dựa trên tình cảm bản thân thì có biểu hiện như thế nào? Biểu hiện phổ biến nhất là người ta luôn biện hộ và bênh vực cho người nào tử tế với họ hoặc thân thiết với họ. Chẳng hạn như, giả dụ bạn ngươi bị phơi bày là làm việc xấu và ngươi biện hộ cho người đó rằng: “Anh ấy sẽ không làm việc như thế đâu, anh ấy là người tốt mà! Nhất định là có người gài anh ấy thôi”. Phát ngôn này công tâm sao? (Thưa, không.) Đây chính là nói năng và hành động dựa trên tình cảm. Một ví dụ khác, giả dụ ngươi có chút xung đột với ai đó và ngươi không thích họ, rồi khi họ nói điều gì đó đúng đắn và phù hợp với nguyên tắc thì ngươi lại không muốn nghe, vậy đây là biểu hiện gì? (Thưa, là không tiếp nhận lẽ thật.) Tại sao ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật? Trong lòng ngươi biết rằng lời họ nói là đúng, nhưng vì ngươi có thành kiến với họ nên ngươi không muốn nghe họ bất chấp ngươi biết là họ nói đúng. Đây là vấn đề gì? (Thưa, là bị tình cảm chi phối.) Tình cảm đè nặng chuyện này. Có người dễ dàng bị những ý thích cá nhân và cảm xúc chi phối. Nếu không hòa thuận với ai đó, thì bất kể người đó nói đúng, nói hay đến thế nào, họ cũng không chịu nghe. Nếu họ hòa thuận với ai đó, thì lại sẵn sàng lắng nghe bất kỳ điều gì người đó nói, bất chấp lời đó đúng hay sai, bất chấp lời đó có tương hợp với lẽ thật hay không. Đây chẳng phải là dễ bị ý thích cá nhân và cảm xúc chi phối sao? Với tâm tính như thế, liệu người ta có thể nói năng và hành động một cách có lý tính được không? Liệu họ có thể tiếp nhận lẽ thật và thuận phục lẽ thật không? (Thưa, không.) Bởi vì họ bị tình cảm kìm kẹp, dễ bị dao động bởi cảm xúc, nên nó ảnh hưởng đến việc họ tuân thủ các nguyên tắc lẽ thật trong hành động. Nó cũng ảnh hưởng đến việc họ tiếp nhận và thuận phục lẽ thật. Vậy điều gì ảnh hưởng đến khả năng thực hành lẽ thật và thuận phục lẽ thật của họ? Họ bị kìm kẹp bởi điều gì? Bởi cảm xúc và tình cảm của họ. Chính những thứ này kìm kẹp và ràng buộc họ. Nếu ngươi đặt các mối quan hệ và lợi ích cá nhân lên trên lẽ thật, thì tình cảm là chướng ngại ngăn cản ngươi tiếp nhận lẽ thật. Do đó, ngươi không được nói năng hay hành động dựa trên tình cảm. Bất kể mối quan hệ của ngươi với người khác là tốt hay xấu, bất kể họ nói năng ân cần hay nghiêm khắc, chỉ cần lời họ nói tương hợp với lẽ thật thì ngươi phải lắng nghe và tiếp nhận. Đây mới là thái độ tiếp nhận lẽ thật. Nếu ngươi nói, “Mối thông công của anh ấy tương hợp với lẽ thật, anh ấy cũng có trải nghiệm, nhưng anh ấy quá kiêu ngạo và xấc xược, nhìn chẳng thuận mắt, dễ chịu chút nào. Cho nên, dù anh ấy có đúng, tôi cũng không tiếp nhận”, vậy đây là dạng tâm tính gì? Nói một cách cụ thể, đây là tình cảm. Khi ngươi đối xử với con người và sự việc chiếu theo những ý thích cá nhân và cảm xúc, thì nó là tình cảm, và toàn bộ chuyện này thuộc về phạm trù tình cảm. Mọi chuyện liên quan đến tình cảm thì thuộc về những tâm tính bại hoại. Con người bại hoại hết thảy đều có tình cảm và họ đều bị tình cảm kìm kẹp ở những mức độ khác nhau. Nếu người ta không thể tiếp nhận lẽ thật, thì họ sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề tình cảm. Một số người bênh vực cho các lãnh đạo giả, bảo vệ những kẻ địch lại Đấng Christ và lên tiếng biện hộ cho những kẻ hành ác. Trong mọi trường hợp này đều có sự góp phần của tình cảm. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, những người này chỉ hành động như thế vì bản tính quá ác của mình. Những vấn đề này cần được thông công thường xuyên để các ngươi hiểu rõ về chúng. Có lẽ có người nói, “Con chỉ có chút tình cảm đối với gia đình và bạn bè, còn với mọi người khác thì không”. Tuyên bố này không đúng đâu. Nếu người khác có chút ân huệ dù là nhỏ bé với ngươi, thì ngươi sẽ nảy sinh tình cảm dành cho họ. Có nhiều mức độ thân thiết và sâu đậm khác nhau, nhưng tất cả chúng đều là tình cảm. Nếu người ta không giải quyết những tình cảm này, thì họ sẽ khó lòng thực hành lẽ thật và đạt được sự thuận phục Đức Chúa Trời.
– Con đường giải quyết tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một số người đặc biệt nặng tình cảm. Mỗi ngày, ở tất cả những gì họ nói, và ở tất cả những cách họ cư xử với người khác, họ đều sống theo cảm xúc. Họ cảm thấy mến người này người nọ, và họ luôn dành thời gian của mình vào các mối quan hệ thế gian. Trong mọi thứ họ gặp phải, họ sống trong phạm trù cảm xúc. Một người như thế khi có họ hàng là kẻ chẳng tin qua đời, họ sẽ khóc ba ngày. Những người khác có thể muốn chôn xác chết, nhưng họ không cho phép. Họ vẫn còn cảm xúc đối với người đã chết và những cảm xúc của họ quá kịch liệt. Ngươi có thể nói rằng cảm xúc là khuyết điểm chết người của người này. Họ bị cảm xúc của họ chi phối trong mọi sự, họ không có khả năng thực hành lẽ thật hoặc hành động phù hợp với nguyên tắc, và họ thường xuyên có xu hướng phản nghịch Đức Chúa Trời. Cảm xúc là điểm yếu lớn nhất của họ, là khuyết điểm chết người của họ, và cảm xúc của họ hoàn toàn có thể khiến họ bị hủy hoại và hủy diệt. Những người quá tình cảm không có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành hay vâng phục Đức Chúa Trời. Họ bận tâm đến xác thịt và họ ngu ngốc, u mê. Bản tính của loại người đó thiên về tình cảm, và họ sống theo cảm xúc của mình.
– Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một mối quan hệ bình thường giữa người với người được thiết lập trên nền tảng là trao tấm lòng họ cho Đức Chúa Trời, chứ không phải thông qua nỗ lực của con người. Không có Đức Chúa Trời trong lòng, những mối quan hệ giữa con người chỉ đơn thuần là mối quan hệ xác thịt. Chúng chẳng bình thường mà chỉ là sự phóng túng tình dục. Đức Chúa Trời khinh ghét và ghê tởm chúng. Nếu ngươi nói rằng tâm linh ngươi đã được lay động, thế mà ngươi chỉ sẵn sàng thông công với những người ngươi thích và coi trọng, nhưng lại có thành kiến và không chịu trò chuyện với những người tìm kiếm nơi ngươi nhưng lại không được ngươi ưa thích, thì đấy lại là một bằng chứng nữa cho thấy ngươi bị tình cảm của mình chi phối và hoàn toàn không có một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Nó cho thấy ngươi đang cố gắng lừa bịp Đức Chúa Trời và che đậy sự xấu xa của mình mà thôi. Ngay cả khi ngươi có thể chia sẻ chút hiểu biết nhưng lại có dụng ý sai trái, thì mọi việc ngươi làm chỉ tốt theo tiêu chuẩn của con người mà thôi, Đức Chúa Trời sẽ không khen ngợi ngươi. Ngươi chỉ đang hành động theo xác thịt, chứ không phải theo gánh trọng trách của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể lắng lòng trước Đức Chúa Trời và có tương tác bình thường với tất cả những ai yêu mến Đức Chúa Trời, chỉ khi đó ngươi mới phù hợp để Đức Chúa Trời sử dụng. Nếu ngươi có thể làm được thế thì dù ngươi kết giao với người khác theo cách nào, nó cũng không theo triết lý xử thế, mà là ngươi sống trước Đức Chúa Trời và quan tâm đến gánh trọng trách của Ngài.
– Việc thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời là rất quan trọng, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Trong mọi việc ngươi làm, ngươi đều phải xem xét liệu những ý định của ngươi có đúng hay không. Nếu ngươi có thể hành động theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu. Hãy xem xét những ý định của mình, và nếu ngươi thấy những ý định không đúng đã nảy sinh, hãy biết chống lại chúng, và hành động theo lời Đức Chúa Trời; như vậy ngươi sẽ trở thành người đúng đắn trước Đức Chúa Trời, điều cho thấy rằng mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường, và rằng mọi việc ngươi làm là vì Đức Chúa Trời, chứ không phải vì bản thân ngươi. Trong mọi việc ngươi làm và mọi điều ngươi nói, hãy biết giữ lòng mình ngay thẳng và công chính trong hành động của mình, đừng để bị tình cảm chi phối, hoặc hành động theo ý của riêng mình. Đấy là những nguyên tắc hành động cho những người tin vào Đức Chúa Trời.
– Quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời như thế nào? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải đối đãi với người khác như thế nào? (Thưa, đối đãi công bằng với mọi người.) Công bằng có nghĩa là gì? Chính là đối đãi với mọi người dựa theo các nguyên tắc lẽ thật, chứ không phải dựa theo diện mạo bên ngoài, thân phận, địa vị, mức độ trí thức của họ, cũng không dựa theo sở thích và tình cảm của chính mình mà đối đãi với họ. Vậy thì tại sao đối đãi với mọi người dựa theo nguyên tắc lẽ thật mới là công bằng? Có rất nhiều người sẽ không lý giải được, chuyện này cần con người hiểu lẽ thật. Sự công bằng theo cách lý giải của người ngoại đạo có phải là sự công bằng thực sự không? Tuyệt đối không phải. Chỉ ở Đức Chúa Trời mới có sự công chính và công bằng. Chỉ có bên trong những yêu cầu mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho loài thọ tạo mới có sự công bằng và mới tỏ lộ được sự công chính của Đức Chúa Trời. Cho nên, dựa theo nguyên tắc lẽ thật để đối đãi với người khác thì mới là công bằng. Nên yêu cầu gì và đối đãi như thế nào với những người trong hội thánh? Nếu họ có thể thực hiện được bổn phận nào thì sắp xếp cho họ bổn phận đó. Nếu họ đã không thể thực hiện bổn phận mà còn gây nhiễu loạn, nên thanh trừ thì cứ thanh trừ, ngay cả khi họ có mối quan hệ tốt với ngươi. Đây chính là công bằng, là những gì nằm trong nguyên tắc đối đãi công bằng với người khác. Điều này liên quan đến các nguyên tắc làm người.
– Chỉ những người hiểu lẽ thật mới hiểu các vấn đề thuộc linh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Nếu cha mẹ ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu họ biết hoàn toàn rõ rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn và tin Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi nhưng mà họ vẫn không tiếp nhận, thì chắc chắn rằng họ là những người chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, chống đối Đức Chúa Trời, và thù hận Đức Chúa Trời – và Đức Chúa Trời đương nhiên ghê tởm và hận họ. Ngươi có thể ghê tởm những bậc cha mẹ như vậy không? Họ chống đối Đức Chúa Trời, và chửi rủa Đức Chúa Trời – trong trường hợp đó, họ chắc chắn là ma quỷ và Sa-tan. Ngươi có thể khinh ghét và rủa sả họ chứ? Đây đều là những câu hỏi thực tế. Nếu cha mẹ ngươi ngăn cản ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi phải đối xử với họ như thế nào? Như Đức Chúa Trời yêu cầu, ngươi nên yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?” “Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy”. Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: “Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét”. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng.
– Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong việc đối xử với con cái, Gióp đã làm như thế nào? Gióp chỉ là thực hiện trách nhiệm làm cha của mình, truyền bá phúc âm và thông công về lẽ thật với các con. Nhưng đối với việc các con có nghe lời hay không và có thể thuận phục hay không, thái độ của Gióp chính là không cưỡng ép chúng tin Đức Chúa Trời, ông cũng không nài ép lôi kéo và cũng không can thiệp vào cuộc sống của chúng. Vì tư tưởng và quan điểm khác nhau, Gióp không can thiệp vào việc chúng làm gì và đi con đường như thế nào. Về chuyện tin Đức Chúa Trời, Gióp có thể nào ít nhắc đến với con cái không? Chắc chắn là ông đều đã nói hết những lời này, nhưng chúng không nghe và không tiếp nhận. Đối với việc này, Gióp có thái độ như thế nào? “Tôi đã thực hiện trách nhiệm của mình, còn về việc chúng có thể đi con đường như thế nào, đó là tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng, tùy thuộc vào sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không công tác hoặc không lay động chúng, tôi cũng sẽ không cưỡng cầu”. Vì vậy, Gióp cũng không vì chúng mà cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời, không vì chúng mà khóc lóc, nhịn ăn hay chịu bất cứ đau khổ nào, ông không làm những chuyện này. Tại sao Gióp không làm những chuyện này? Bởi vì đây đều không phải là cách thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời, mà đó là hành động cố ra mặt xuất phát từ ý muốn của con người. Khi các con không đi theo con đường giống mình, Gióp đã có thái độ như vậy. Vậy thì khi các con chết đi, thái độ của ông như thế nào? Ông có khóc không, có làm ầm lên không? Ông có đau lòng không? Trong Kinh Thánh đều không có ghi chép về những điều này. Khi Gióp nhìn thấy các con mình chết, ông có xót xa và đau buồn không? (Thưa, có.) Xét về tình thân, con cái chết đi thì chắc chắn ông sẽ có chút đau lòng, nhưng ông vẫn thuận phục Đức Chúa Trời. Biểu hiện sự thuận phục của ông là gì? Ông nói rằng: “Những đứa trẻ này là Đức Chúa Trời ban cho tôi. Dù chúng có tin Đức Chúa Trời hay không thì mạng sống của con người vẫn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Nếu chúng tin Đức Chúa Trời, Ngài muốn đem chúng đi thì cũng có thể đem đi, còn nếu chúng không tin Đức Chúa Trời, Ngài phán rằng sẽ đem chúng đi thì cũng phải đem đi thôi. Tất cả những điều này đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, nếu không thì ai có thể lấy đi mạng sống của con người chứ?”. Lời này đã quy kết được điều gì? “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va” (Gióp 1:21). Gióp vẫn giữ thái độ này khi đối xử với con mình. Bất luận là chúng còn sống hay đã chết, Gióp vẫn giữ thái độ như vậy. Cách thực hành của ông là chuẩn xác. Mỗi một cách thực hành, quan điểm, thái độ và trạng thái khi ông tiếp cận với mỗi một sự việc đều là ở trong trạng thái và tình trạng đang thuận phục, chờ đợi, tìm kiếm và rồi đạt được nhận thức. Thái độ này rất quan trọng. Nếu con người làm chuyện gì cũng không có thái độ này, ý muốn cá nhân đặc biệt mạnh, luôn đặt ý định và lợi ích cá nhân lên trên hết, thì đây có phải là thuận phục thật sự không? (Thưa, không.) Ở đây không thấy được sự thuận phục thật sự, và cũng không đạt đến sự thuận phục thật sự.
– Các nguyên tắc thực hành thuận phục Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Ngươi phải thể hiện sức mạnh, nghị lực, và đứng vững trong lời chứng cho Ta; đứng lên, nói thay mặt Ta, và không sợ những gì người khác có thể nói. Hãy tập trung vào việc thỏa mãn các tâm ý của Ta và đừng để bị kiểm soát bởi bất kỳ ai. Ta tiết lộ tâm ý của Ta, ngươi phải làm theo không được chậm trễ. Trong lòng ngươi cảm thấy gì? Liệu có khó chịu không? Ngươi sẽ là người hiểu rõ. Tại sao không thể đứng lên nói giúp Ta, quan tâm tới gánh nặng của Ta? Những toan tính nhỏ nhặt của ngươi, Ta đều nhìn thấy rõ. Ta là hậu thuẫn của ngươi, là lá chắn của ngươi, mọi thứ đều nằm trong tay Ta, ngươi còn sợ nỗi gì? Chẳng phải vì tình cảm sâu nặng sao? Ngươi phải mau chóng gạt bỏ cảm xúc sang một bên. Ta không để tâm đến tình cảm và Ta thực thi công chính. Nếu cha mẹ ngươi làm bất cứ việc gì không ích lợi cho Hội thánh, thì họ cũng không thoát được. Tâm ý của Ta tiết lộ cho ngươi, ngươi không được phớt lờ. Ngươi phải hết sức chú ý, gạt hết mọi thứ sang một bên để hết lòng làm theo. Ta sẽ luôn bảo vệ ngươi trong vòng tay. Đừng lúc nào cũng rụt rè và chịu sự kiểm soát của chồng hoặc vợ; ngươi phải để ý chỉ của Ta được tiến hành.
– Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 9, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Các quốc gia đang ở trong tình trạng hết sức hỗn loạn, bởi cây gậy của Đức Chúa Trời đã bắt đầu đóng vai trò của nó trên đất. Công tác của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy trong tình trạng của thế gian. Khi Đức Chúa Trời phán, “nước sẽ gầm thét, núi sẽ sụp đổ, những con sông lớn sẽ phân tán”, đây là công tác ban đầu của cây gậy trên đất, với kết quả là “mọi ngôi nhà trên đất đều sẽ bị tan hoang, và mọi quốc gia trên đất đều sẽ bị chia cắt; sẽ không còn những ngày hội ngộ giữa chồng và vợ, mẹ và con trai sẽ không còn gặp lại, cha và con gái sẽ không bao giờ đoàn tụ nữa. Tất cả những gì từng có trên đất sẽ bị Ta nghiền nát”. Đó sẽ là tình trạng chung của các gia đình trên đất. Tất nhiên, đó không thể là tình trạng của tất cả bọn họ, nhưng là tình trạng của đa số họ. Mặt khác, nó ám chỉ những hoàn cảnh mà con người của dòng chảy này trải nghiệm trong tương lai. Nó báo trước rằng, khi họ đã trải qua hình phạt bằng lời và những người ngoại đạo đã chịu tai ương, sẽ không còn những mối quan hệ gia đình giữa con người trên đất; tất cả sẽ là dân Si-ni, và tất cả sẽ trung thành trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Do đó, “sẽ không còn những ngày hội ngộ giữa chồng và vợ, mẹ và con trai sẽ không còn gặp lại, cha và con gái sẽ không bao giờ đoàn tụ nữa”. Và như thế, các gia đình của mọi người trên đất sẽ bị tan hoang, bị xé ra thành từng mảnh, và đây sẽ là công tác sau cùng mà Đức Chúa Trời thực hiện nơi con người. Và bởi vì Đức Chúa Trời sẽ lan tỏa công tác này xuyên khắp vũ trụ, Ngài nhân cơ hội này để làm rõ từ “tình cảm” cho con người, bởi đó cho phép họ thấy rằng tâm ý của Đức Chúa Trời là chia cắt mọi gia đình của con người, và cho thấy rằng Đức Chúa Trời dùng hình phạt để giải quyết tất cả những “tranh chấp gia đình” giữa nhân loại. Nếu không, sẽ không cách nào đưa phần cuối cùng trong công tác của Đức Chúa Trời trên đất đến hồi kết. Phần cuối cùng của lời Đức Chúa Trời phơi bày điểm yếu lớn nhất của nhân loại – tất cả họ đều sống trong tình cảm – và do đó Đức Chúa Trời không tránh một người nào trong họ, và phơi bày những bí mật ẩn trong lòng toàn thể nhân loại. Tại sao con người lại khó tách khỏi tình cảm như vậy? Có phải làm như thế là vượt quá các tiêu chuẩn của lương tâm không? Lương tâm có thể hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời không? Tình cảm có thể giúp con người vượt qua nghịch cảnh không? Trong mắt Đức Chúa Trời – tình cảm là kẻ thù của Ngài – chẳng phải điều này đã được tuyên bố rõ trong lời Đức Chúa Trời sao?
– Diễn giải những mầu nhiệm – Chương 28, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Ngày nay, những ai mưu cầu và những ai không mưu cầu là hai loại người hoàn toàn khác nhau, các đích đến của họ cũng rất khác nhau. Những ai theo đuổi sự hiểu biết về lẽ thật và thực hành lẽ thật là những người mà Đức Chúa Trời sẽ đem sự cứu rỗi đến cho họ. Những ai không biết được đường lối thật là những con quỷ và là kẻ thù; họ là con cháu của thiên sứ trưởng và sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt. Ngay cả những ai là tín đồ ngoan đạo của một Đức Chúa Trời mơ hồ – chẳng phải họ cũng là những con quỷ sao? Những người có lương tâm tốt nhưng không chấp nhận đường lối thật là những con quỷ; thực chất của họ là chống đối Đức Chúa Trời. Những ai không chấp nhận đường lối thật là những người chống đối Đức Chúa Trời, và ngay cả khi những người như thế chịu đựng nhiều gian khổ, thì họ sẽ vẫn bị hủy diệt. Tất cả những ai không sẵn sàng từ bỏ thế gian, những ai không chịu lìa xa cha mẹ mình, và những ai không chịu từ bỏ những thú vui xác thịt của bản thân là những người phản nghịch Đức Chúa Trời, và tất cả họ sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt. Bất kỳ ai không tin vào Đức Chúa Trời nhập thể đều là ác quỷ, và hơn nữa, sẽ bị hủy diệt. Những ai có đức tin nhưng không thực hành lẽ thật, những ai không tin vào Đức Chúa Trời nhập thể, và những ai hoàn toàn không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời cũng sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt. Tất cả những người sẽ được phép sống sót là những người đã trải qua đau khổ của việc tinh luyện và đã đứng vững; đây là những người đã thực sự chịu đựng các thử luyện. Bất kỳ ai không thừa nhận Đức Chúa Trời đều là kẻ thù; nghĩa là, bất kỳ ai không thừa nhận Đức Chúa Trời nhập thể – dù họ có ở trong dòng chảy này hay không – đều là kẻ địch lại Đấng Christ! Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó, dùng lương tâm và tình yêu mà đối đãi chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang liên minh với những con quỷ sao? Nếu con người đến ngày nay mà vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không hề có ý tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời, không hề xem ý của Đức Chúa Trời như ý của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn. Bất kỳ ai không tin Đức Chúa Trời trong xác thịt đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể trao lương tâm và tình yêu cho kẻ thù, thì chẳng phải ngươi thiếu ý thức chính nghĩa sao? Nếu ngươi hòa hợp với những ai Ta khinh ghét và với những điều Ta không đồng ý, và vẫn còn dành tình yêu hay cảm xúc cá nhân cho chúng, thì chẳng phải là ngươi phản nghịch sao? Chẳng phải ngươi đang cố tình chống đối Đức Chúa Trời sao? Người như thế có sở hữu lẽ thật không? Nếu con người dùng lương tâm đối đãi với kẻ thù, dùng tình yêu đối đãi với ma quỷ, và dùng lòng thương xót đối đãi với Sa-tan, thì chẳng phải họ đang cố tình làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao? Những ai chỉ tin vào Jêsus và không tin vào Đức Chúa Trời nhập thể trong những ngày sau rốt, cũng như những ai ngoài miệng tuyên bố tin vào Đức Chúa Trời nhập thể nhưng lại làm điều ác, đều là những kẻ địch lại Đấng Christ – chứ đừng nói đến những người thậm chí còn không tin vào Đức Chúa Trời. Tất cả những người này sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt.
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Những lời được nói trong quá khứ: “Khi một người tin Chúa, thì sự may mắn sẽ mỉm cười với cả gia đình họ” phù hợp với Thời đại Ân điển, nhưng không liên quan tới đích đến của nhân loại. Chúng chỉ thích hợp cho một giai đoạn trong Thời đại Ân điển. Nghĩa rộng của những lời này hướng đến sự bình an và các phước lành về vật chất mà con người đã tận hưởng; chúng không có nghĩa là cả gia đình của một người tin Chúa sẽ được cứu, chúng cũng không có nghĩa là khi một người nhận được phúc lành, thì cả gia đình họ cũng có thể được đưa vào sự nghỉ ngơi. Việc con người nhận được các phước lành hoặc chịu sự bất hạnh được quyết định tùy theo thực chất của họ, chứ không tùy theo bất kỳ thực chất chung nào mà con người có thể chia sẻ với những người khác. Kiểu nói hoặc quy tắc đó hoàn toàn không được chấp nhận trong vương quốc. Nếu một người cuối cùng có thể sống sót, đó là vì họ đã đáp ứng các yêu cầu của Đức Chúa Trời, và nếu một người cuối cùng không thể ở lại cho tới thời điểm của sự nghỉ ngơi, đó là vì họ đã phản nghịch đối với Đức Chúa Trời và không thỏa mãn được các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Mỗi người có một đích đến thích hợp. Những đích đến này được quyết định dựa trên thực chất của mỗi cá nhân, và hoàn toàn không liên quan gì đến người khác. Một việc ác của đứa con không thể chuyển sang cho cha mẹ của nó, cũng như sự công chính của đứa con không thể chia sẻ với cha mẹ của nó. Một việc ác của cha mẹ không thể chuyển sang cho con cái của họ, cũng như sự công chính của cha mẹ không thể chia sẻ với con cái của họ. Mọi người gánh lấy tội lỗi của riêng mình, và mọi người tận hưởng phúc lành của riêng mình. Không ai có thể thay thế cho người khác; đây là sự công chính. Theo quan điểm của con người, nếu cha mẹ nhận được phúc lành, thì con cái của họ cũng có thể được, và nếu con cái phạm tội, thì cha mẹ chúng phải chuộc những tội lỗi đó. Đây là quan điểm của con người và cách làm của con người; đó không phải là quan điểm của Đức Chúa Trời. Kết cục của mỗi người được quyết định dựa trên thực chất đến từ hành vi của họ, và nó luôn luôn được quyết định một cách tương xứng. Không ai có thể gánh tội của người khác; còn hơn thế nữa, không ai có thể nhận sự trừng phạt thay cho người khác. Điều này là chắc chắn. Sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái không ngụ ý là họ có thể làm những việc công chính thay cho con cái họ, còn lòng hiếu thảo của một đứa con đối với cha mẹ không có nghĩa là chúng có thể làm những việc công chính thay cho cha mẹ chúng. Đây là ý nghĩa thực sự của những lời sau: “Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại; và có hai người nữ đương xay cối, một người được đem đi, còn một người bị để lại”. Con người không thể đem những đứa con làm điều ác của họ vào trong sự nghỉ ngơi dựa trên tình yêu sâu sắc họ dành cho chúng, cũng không ai có thể đem vợ (hoặc chồng) họ vào trong sự nghỉ ngơi dựa trên hành vi công chính của bản thân mình. Đây là một quy tắc quản trị; không thể có ngoại lệ nào cho bất kỳ ai. Cuối cùng, người làm điều công chính là người làm điều công chính, và kẻ làm ác là kẻ làm ác. Người công chính cuối cùng sẽ được phép sống sót, trong khi những kẻ làm ác sẽ bị hủy diệt. Người thánh khiết thì thánh khiết; họ không phải là nhơ nhớp. Kẻ nhơ nhớp thì nhơ nhớp, và không một phần nào trong chúng là thánh khiết. Những ai sẽ bị hủy diệt đều là những kẻ ác, và những ai sẽ sống sót đều là những người công chính – ngay cả khi con cái của những kẻ ác có làm những việc công chính, và ngay cả khi cha mẹ của những người công chính có làm những việc xấu xa. Không có sự liên quan nào giữa một người chồng tin đạo và một người vợ ngoại đạo, và không có sự liên quan nào giữa con cái tin đạo và cha mẹ ngoại đạo; hai loại người này hoàn toàn không tương hợp. Trước khi bước vào sự nghỉ ngơi, con người có những thân bằng quyến thuộc, nhưng một khi một người đã bước vào sự nghỉ ngơi, thì họ sẽ không còn bất kỳ thân bằng quyến thuộc nào để nói đến. Những ai làm bổn phận của mình là kẻ thù của những người không làm; những ai yêu mến Đức Chúa Trời và những ai ghét Ngài thì đối nghịch với nhau. Những ai sẽ bước vào sự nghỉ ngơi và những ai sẽ bị hủy diệt là hai loại loài thọ tạo không tương hợp. Các loài thọ tạo hoàn thành bổn phận của mình sẽ có thể sống sót, trong khi những kẻ không hoàn thành bổn phận của mình sẽ trở thành đối tượng của sự hủy diệt; hơn nữa, điều này sẽ kéo dài đến đời đời. Ngươi có yêu chồng mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Ngươi có yêu vợ mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Ngươi có hiếu thảo với cha mẹ ngoại đạo của mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Quan điểm đó của con người về việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng hay sai? Tại sao ngươi tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi mong muốn đạt được điều gì? Ngươi yêu mến Đức Chúa Trời như thế nào? Những ai không thể hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo, và những ai không thể nỗ lực hết mình, sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt. Có những mối quan hệ thuộc thể tồn tại giữa những con người của ngày hôm nay, cũng như những mối quan hệ huyết thống, nhưng trong tương lai, những điều này sẽ hết thảy bị phá vỡ. Người tin Đức Chúa Trời và người ngoại đạo thì không tương hợp; đúng hơn, họ đối lập nhau. Những người ở trong sự nghỉ ngơi sẽ tin rằng có một Đức Chúa Trời và sẽ tuân phục Đức Chúa Trời, trong khi những kẻ phản nghịch với Đức Chúa Trời đều sẽ bị hủy diệt. Những gia đình sẽ không còn tồn tại trên đất; thì làm sao có những mối quan hệ giữa cha mẹ hoặc con cái hoặc vợ chồng được? Chính sự không tương hợp giữa tin và không tin cũng đã hoàn toàn cắt đứt những mối quan hệ thuộc thể như thế!
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Lời chứng trải nghiệm liên quan
Tình cảm cũng phải có nguyên tắc
Thấy được thực chất của bố mẹ tôi
Câu chuyện của Joy
Tình cảm làm lu mờ phán đoán
Thánh ca liên quan
Đức Chúa Trời căm ghét những cảm xúc giữa con người
Những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau phải được thiết lập theo lời Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời quyết định kết cục của con người theo bản chất của họ