8. Cách phân định bản tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ còn có một mục khác, đó là hung ác. Chúng ta có thể khái quát về loại người như kẻ địch lại Đấng Christ bằng một câu: Kẻ địch lại Đấng Christ là kẻ ác. Khi loại người này có địa vị thì có thể nhìn ra một cách rõ ràng rằng họ là kẻ địch lại Đấng Christ. Nhưng khi họ không có địa vị, làm sao ngươi có thể phán đoán được họ có phải kẻ địch lại Đấng Christ hay không? Thì xem nhân tính của họ thế nào. Nếu nhân tính của họ ác độc, nham hiểm và cay độc, thì họ trăm phần trăm là kẻ địch lại Đấng Christ. … Sự hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ là một loại tâm tính, là một loại thực chất – đó là thực chất đích thực của Sa-tan. Đó không phải là một loại bản năng hay nhu cầu thể xác, mà là một loại biểu hiện và một đặc trưng trong tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Vậy đâu là những biểu hiện, sự bộc lộ và cách làm của tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ? Những việc làm nào của họ có thể đại diện cho chuyện họ có tâm tính hung ác, họ có thực chất của kẻ ác? Các ngươi hãy nói xem. (Thưa, họ trừng phạt người khác.) (Họ đả kích và bài xích những người đối lập với họ.) (Họ vu oan và hãm hại người khác.) (Họ khống chế và thao túng mọi người.) (Họ kéo bè kéo cánh và gây xích mích.) Chuyện họ kéo bè kéo cánh và xúi giục ly gián có hơi nham hiểm. Đây là biểu hiện của tâm tính tà ác, nhưng chưa đạt đến mức độ hung ác. Truyền bá quan niệm, tạo ra vương quốc độc lập – những việc này có hung ác không? (Thưa, có.) Chống cự những sự sắp xếp công tác, làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, chiếm đoạt của lễ của Đức Chúa Trời, và trực tiếp đối đầu với Đức Chúa Trời, những việc này có hung ác không? (Thưa, có.) Việc chiếm đoạt của lễ không chỉ là tham lam mà còn là biểu hiện của tâm tính hung ác. Việc kẻ địch lại Đấng Christ có thể chiếm đoạt của lễ cho thấy một tâm tính cực kỳ hung ác, ngang với tâm tính của thổ phỉ. Hãy thuật lại một lượt những mục chúng ta vừa mới tổng kết. (Thưa, họ trừng phạt người khác, đả kích và bài xích những người đối lập với họ, vu oan và hãm hại người khác, khống chế và thao túng mọi người, truyền bá quan niệm, tạo ra vương quốc độc lập, chống cự những sự sắp xếp công tác, công kích Đức Chúa Trời và chiếm đoạt của lễ.) Tổng cộng có chín mục. Về cơ bản, đây là những biểu hiện của tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Thật ra vẫn còn một số biểu hiện cụ thể nhưng chúng cũng gần giống các biểu hiện này nên Ta sẽ không liệt kê chi tiết nữa. Tóm lại, loại người có những cách làm và thủ đoạn này đều là kẻ ác. Một mặt, cách làm của họ rất nham hiểm, ví dụ như vu oan, hãm hại và truyền bá quan niệm đều tương đối nham hiểm. Mặt khác, thủ đoạn của họ khá cay độc và ác nghiệt, điều này đã đạt đến tâm tính hung ác.
– Bài bàn thêm 6: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Một điểm chủ yếu trong bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ chính là hung ác. “Hung ác” nghĩa là gì? Chính là họ có thái độ đặc biệt tồi tệ đối với lẽ thật – chẳng những không thuận phục và tiếp nhận lẽ thật, mà còn có thể lên án những ai tỉa sửa họ. Đây chính là tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng bất cứ ai tiếp nhận sự tỉa sửa thì đều dễ bị ức hiếp, và rằng những người luôn tỉa sửa người khác là người luôn muốn đùa giỡn và ức hiếp người ta. Thế nên, ai mà tỉa sửa kẻ địch lại Đấng Christ, thì họ sẽ phản kháng và gây khó dễ cho người đó. Ai đề cập đến những khiếm khuyết hoặc sự bại hoại của kẻ địch lại Đấng Christ, thông công với họ về lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời, hoặc bảo họ tự biết mình, thì họ sẽ cho rằng người đó đang gây khó dễ cho họ và gai mắt với họ. Trong thâm tâm, họ sẽ hận người đó, và họ sẽ trả thù cũng như khiến người đó khổ đến chịu không nổi. Đây chính là một biểu hiện khác trong cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc bị tỉa sửa mà chúng ta sẽ thông công. Họ hận bất kỳ ai tỉa sửa và vạch trần họ. Đây là một biểu hiện rất rõ ràng nơi kẻ địch lại Đấng Christ. Loại người nào có tâm tính hung ác này? Chính là kẻ ác. Thực ra, kẻ địch lại Đấng Christ chính là kẻ ác, cho nên mới nói, chỉ có kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ mới có tâm tính hung ác như vậy. Đối với những sự khích lệ, chỉ trích, dạy dỗ và giúp đỡ thiện chí của bất kỳ ai, người hung ác sẽ không có thái độ biết ơn và khiêm tốn tiếp nhận, mà họ sẽ thẹn quá hóa giận, thù hằn đến mức cực đoan, căm hận, thậm chí còn có thể báo thù. Có người tỉa sửa và vạch trần một kẻ địch lại Đấng Christ, nói rằng: “Thời gian qua, anh làm bổn phận bừa phứa, không làm việc theo nguyên tắc, thể hiện bản thân, làm việc vì địa vị, làm bổn phận thì thành một mớ rối tinh rối mù, anh làm vậy có trọn đạo với Đức Chúa Trời không? Tại sao anh không tìm kiếm lẽ thật khi làm bổn phận? Tại sao anh không làm việc theo nguyên tắc? Anh chị em thông công về lẽ thật với anh, tại sao anh không tiếp nhận, không thèm để ý? Tại sao anh vẫn cứ làm theo ý riêng của mình?”. Vài câu hỏi “tại sao” này, vài câu này đủ để vạch trần sự bộc lộ bại hoại của họ – chúng khiến họ nổi cáu: “Tại sao hả? Không có ‘tại sao’ gì hết, tôi muốn làm gì thì làm nấy! Anh dựa vào đâu mà tỉa sửa tôi? Anh nghĩ mình là ai? Tôi bừa phứa đấy, anh làm gì được tôi chứ? Tôi sống đến tuổi này rồi mà chưa có ai dám nói những lời đó với tôi, chỉ có tôi nói những lời đó với người khác, người khác không có ai nói vậy với tôi cả. Ai dám dạy dỗ tôi chứ? Người dạy dỗ được tôi còn chưa ra đời đâu! Dựa vào anh mà muốn dạy dỗ tôi hả?”. Trong lòng họ nảy sinh sự thù hận, muốn tìm cơ hội mà báo thù. Họ tính toán trong lòng: “Người tỉa sửa mình có thế lực trong hội thánh không? Nếu mình báo thù, thì có ai lên tiếng cho hắn không? Mình muốn trừng trị hắn, thì hội thánh có thể xử lý mình không? Có biện pháp rồi, mình sẽ không báo thù hắn trực tiếp. Mình sẽ làm một việc mà người không biết quỷ không hay. Mình sẽ ra tay với người nhà của hắn, khiến hắn đau khổ và mất mặt, như vậy mình mới có thể trút ra được sự phẫn nộ này. Mình phải báo thù hắn, không thể cho qua chuyện được. Mình tin đức chúa trời đâu phải để bị khinh bỉ, đâu phải để người ta tùy tiện ức hiếp, mà là để được phúc, để vào thiên quốc! Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện. Phải cứng rắn để tranh khẩu khí. Anh dám vạch trần tôi, chính là ức hiếp tôi. Anh không xem tôi là nhân vật lớn, thì tôi sẽ cho anh chịu không thấu, gánh không nổi, sẽ cho anh lãnh hậu quả. Hai ta đấu đi, xem ai lợi hại hơn!”. Ngươi xem, chỉ vài lời đơn giản vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ mà đã chọc giận họ, khiến họ thù hận đến vậy, khiến họ làm đến mức đó để báo thù người ta. Tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ đã hoàn toàn bị phơi bày ra hết. Đương nhiên, khi họ vì thù hận mà báo thù ai đó, thì không phải là vì họ đã có thù hay có xích mích với người đó trước, mà vì người đó vạch trần sai lầm của họ nên họ mới nảy sinh thù hận. Điều này chứng tỏ rằng bất kể là ai, bất kể quan hệ trước đây như thế nào, chỉ cần là người vạch trần họ thì đều có thể khiến họ thù hận và trả thù. Bất kể là ai, bất kể có phải là người hiểu lẽ thật hay không, bất kể là lãnh đạo, người làm công hay là người bình thường trong dân được Đức Chúa Trời chọn, chỉ cần người đó vạch trần họ, tỉa sửa họ, thì họ đều có thể xem người đó là thù địch, thậm chí còn công khai nói: “Anh tỉa sửa tôi, thì tôi sẽ không bỏ qua cho anh. Ai tỉa sửa tôi, ai đem chuyện bí mật của tôi phơi bày ra, khiến tôi bị nhà đức chúa trời khai trừ, khiến tôi không thể được phúc, thì tôi sẽ không bao giờ tha cho người đó! Ở thế gian, tôi là vậy đấy, không một ai dám chọc tôi. Người dám chọc tôi giờ vẫn chưa ra đời đâu!”. Đây là những lời tàn nhẫn mà kẻ địch lại Đấng Christ tuôn ra khi bị tỉa sửa. Họ tuôn ra những lời tàn nhẫn này không phải là để dọa dẫm người ta, cũng không phải nói ra để bảo vệ bản thân, mà là họ thực sự có thể hành ác, không từ thủ đoạn nào. Đây chính là tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ.
Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)
Khi bị tỉa sửa, thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ không phải là tiếp nhận và thuận phục, mà là phản kháng, chán ghét, từ đó nảy sinh sự căm hận. Hễ ai tỉa sửa họ, hễ ai có thể phơi bày chuyện bí mật của họ, vạch trần tình hình thực tế của họ, thì sẽ bị họ căm hận từ sâu thẳm nội tâm. Họ căm hận đến mức độ nào? Họ hận đến mức nghiến răng, ước gì người ta biến mất khỏi tầm mắt họ, hận đến mức không đội trời chung. Kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với con người như thế, thì liệu họ có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời vạch trần và định tội họ không? Không thể. Bất kể là ai vạch trần họ, chỉ cần vạch trần và gây bất lợi cho họ thì họ sẽ hận, sẽ muốn báo thù, hận không thể khiến người tỉa sửa họ biến mất khỏi tầm mắt. Họ không chịu nổi khi thấy người này được tốt đẹp. Nếu người này chết hoặc gặp tai họa thì họ sẽ vui mừng. Chừng nào người này còn sống, còn làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, và mọi chuyện vẫn như bình thường, thì trong lòng họ khó chịu, không thoải mái, không vui vẻ. Họ không có cách nào ra tay trả thù người ta thì thầm nguyền rủa trong lòng, thậm chí còn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời trừng phạt và báo ứng người đó, giải oan cho họ. Khi kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh sự căm hận thì sẽ dẫn đến một loạt hành động, bao gồm báo thù, nguyền rủa, đương nhiên còn có một vài việc vu oan, đổ tội và lên án. Ai muốn tỉa sửa họ thì họ sẽ ở sau lưng mà ngầm phá hoại người đó. Ngươi nói đúng thế nào thì họ cũng sẽ nói cho thành sai. Họ sẽ bóp méo mọi điều tích cực mà người đó làm thành điều tiêu cực, gieo rắc lời dối trá, gây nhiễu loạn sau lưng người ta. Họ sẽ kích động và lôi kéo những người ngu muội, không nhìn thấu sự tình và không biết phân định, để đứng về phe họ và lên tiếng vì họ. Rõ ràng người tỉa sửa họ không làm gì xấu, nhưng họ cứ muốn vu oan cho người đó, khiến mọi người hiểu lầm người đó đã làm những chuyện như thế, rồi họ khiến mọi người nhất loạt vứt bỏ người đó. Kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn đời sống hội thánh và quấy nhiễu người ta làm bổn phận như vậy đấy. Mục đích của họ là gì? Là để khiến người tỉa sửa họ phải sống khổ sở, khiến mọi người đều vứt bỏ người này. Còn có kẻ địch lại Đấng Christ nói rằng: “Anh tỉa sửa tôi, khiến tôi phải khổ sở, tôi cũng không để anh được thoải mái đâu. Tôi sẽ khiến anh nếm mùi bị tỉa sửa, bị vứt bỏ. Anh đối đãi với tôi thế nào thì tôi sẽ đối đãi với anh như vậy. Anh không cho tôi thoải mái, thì anh cũng đừng mơ được thoải mái!”. Khi kẻ địch lại Đấng Christ hành ác, có những lãnh đạo và người làm công tìm họ nói chuyện, cảnh báo họ phải hối cải, còn đọc lời Đức Chúa Trời cho họ để giúp đỡ và hỗ trợ họ. Thế mà họ chẳng những không tiếp nhận, lại còn loan tin đồn rằng lãnh đạo không làm công tác thực tế, không bao giờ dùng lời Đức Chúa Trời để giải quyết vấn đề. Thực ra lãnh đạo vừa làm những việc đó xong, nhưng họ quay ngược lại và bóp méo sự thật, vu oan cho người giúp đỡ họ. Đây chẳng phải là hung ác sao? Những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ này đem điều tích cực biến thành điều tiêu cực, đem những việc xấu, việc sai, việc tà ác và ác độc mình làm biến thành những điều tích cực và phù hợp lẽ thật, mà không hề chớp mắt. Bất kể đã phạm sai lầm lớn thế nào khi làm bổn phận, gây tổn hại lớn đến đâu cho công tác của hội thánh, họ đều không thừa nhận và không đặt nặng chuyện đó. Khi nói về chuyện đó, họ nói giảm và gạt đi. Trong mắt họ, người vì chuyện này mà tỉa sửa họ lại trở thành tội nhân, thành đối tượng nên bị chỉ trích. Đây chẳng phải là đổi trắng thay đen sao? Thậm chí có kẻ địch lại Đấng Christ khi bị lãnh đạo và người làm công tỉa sửa thì còn cắn ngược lại, nói rằng: “Bất kể các anh chị em làm sai chuyện gì thì đều do ngu muội, do lãnh đạo và người làm công không làm đúng chức trách. Nếu lãnh đạo và người làm công biết làm việc, kịp thời cảnh tỉnh, và biết quản lý, thì chẳng phải nhà đức chúa trời sẽ giảm bớt tổn thất rồi sao? Cho nên, bất kể chúng ta phạm sai lầm gì, thì lãnh đạo và người làm công đều không thể trốn tránh, đều phải gánh lấy trách nhiệm lớn nhất”. Đây chẳng phải là quật ngược lại sao? Việc quật ngược này là đổi trắng thay đen, là một loại báo thù.
Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)
Một khi kẻ địch lại Đấng Christ bị cách chức và đào thải, thì họ sẽ trút bỏ mặt nạ, lớn tiếng oán trách, quỷ tướng của họ sẽ bại lộ ra. Họ lộ ra quỷ tướng gì? Trước đây, họ làm bổn phận căn bản không phải để mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi, mà là để được phúc, bây giờ họ đã nói ra sự thật và tiết lộ hết thực tình. Họ nói: “Nếu không phải để vào thiên quốc, nếu không phải để đạt được phúc lành và vinh hiển lớn, thì tôi thèm ở lẫn với đám người còn không bằng phân như các người sao? Các người xứng ở cùng tôi sao? Các người không bồi dưỡng tôi, không đề bạt tôi, lại còn muốn đào thải tôi. Đến một ngày, tôi sẽ cho các người biết, các người sẽ phải trả giá vì đã đào thải tôi, các người sẽ phải lãnh hậu quả vì đã đào thải tôi!”. Kẻ địch lại Đấng Christ gieo rắc những chuyện như vậy, những lời của quỷ này sẽ bại lộ ra nơi họ. Một khi trút bỏ mặt nạ, thì bản tính ác độc và tâm tính hung ác của họ cũng sẽ lộ ra, họ sẽ bắt đầu gieo rắc quan niệm, bắt đầu lôi kéo những người mới tin, có vóc giạc nhỏ, không biết phân định, không mưu cầu lẽ thật và thường xuyên tiêu cực, yếu đuối. Họ sẽ lôi kéo những người luôn qua loa chiếu lệ khi làm bổn phận và không thật lòng tin Đức Chúa Trời. Khi họ tự nhủ: “Anh đào thải tôi thì tôi sẽ phải kéo theo vài người cùng rơi đài!”, thì đây có phải là bại lộ bản tính Sa-tan không? Người bình thường có làm vậy không? Người có tâm tính bại hoại bình thường mà bị cách chức thì trong lòng chỉ khó chịu, đau khổ, cảm thấy mình không còn hy vọng, nhưng lương tâm sẽ khiến họ nghĩ: “Chuyện này là vì chúng ta không tốt, không làm tốt bổn phận, sau này phải cố làm cho tốt. Còn Đức Chúa Trời đối đãi thế nào, quy định thế nào thì đó là chuyện của Ngài. Con người không có quyền lợi gì để yêu cầu Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm việc chẳng phải dựa trên biểu hiện của con người sao? Con người đi con đường sai lầm thì nên bị sửa dạy, bị sửa phạt, đây là chuyện khỏi phải nói. Hiện tại, điều đáng buồn là mình có tố chất kém, không thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, không hiểu nguyên tắc lẽ thật, lại còn dựa theo tâm tính bại hoại mà hành động bừa phứa. Mình bị đào thải là đáng lắm, nhưng mong rằng sau này mình sẽ có cơ hội để bù đắp!”. Người có chút lương tâm thì sẽ đi con đường như vậy, họ chọn cách suy xét vấn đề như vậy, cuối cùng cũng chọn cách giải quyết vấn đề như vậy. Đương nhiên, trong chuyện này chẳng có mấy phần là thực hành lẽ thật, nhưng vì những người này có lương tâm nên họ sẽ không đến mức làm ra việc chống đối, báng bổ và đối đầu Đức Chúa Trời. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì khác, vì có bản tính hung ác, bẩm sinh đã đối địch với Đức Chúa Trời, nên khi tiền đồ và vận mệnh của họ bị đe dọa hoặc bị tước đoạt, khi họ không thấy có bất kỳ cơ hội sống nào nữa, thì họ sẽ chọn cách gieo rắc quan niệm, xét đoán công tác của Đức Chúa Trời, lôi kéo một bè lũ kẻ chẳng tin cùng họ gây nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Thậm chí khi đã làm những việc sai trái, đã có những vi phạm, lại còn gây tổn thất cho công tác và tài sản của nhà Đức Chúa Trời, họ vẫn không chịu gánh bất kỳ trách nhiệm nào. Khi bị nhà Đức Chúa Trời xử lý và đào thải, họ nói ra một câu mà kẻ địch lại Đấng Christ thường hay nói, là câu gì? (Thưa, “Nơi này không dung tôi, thì tự khắc có nơi khác”.) Đây chẳng phải là lời của quỷ sao? Người có nhân tính bình thường, biết liêm sỉ và có lương tâm thì đều không nói ra những lời này. Chúng ta gọi những lời này là lời của quỷ. Đây là đủ loại biểu hiện của tâm tính hung ác mà kẻ địch lại Đấng Christ để lộ ra khi bị tỉa sửa và cảm thấy địa vị cùng danh tiếng của mình đang lâm nguy, địa vị cùng uy danh của mình bị đe dọa, nhất là khi cảm thấy tiền đồ và số phận của mình sắp bị tước đoạt. Đồng thời, họ cũng lộ ra thực chất là kẻ chẳng tin và kẻ địch lại Đấng Christ.
Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)
Những kẻ địch lại Đấng Christ coi địa vị và danh tiếng của chính họ quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Những người này không chỉ giả dối, giảo hoạt và tà ác, mà còn cực kỳ hung ác. Họ sẽ làm gì khi phát hiện ra địa vị của mình đang gặp nguy hiểm, hoặc khi họ mất đi vị trí trong lòng mọi người, khi họ mất đi sự tán thành và yêu mến của mọi người, khi mọi người không còn tôn kính và nể phục họ nữa, và họ đã mất hết uy tín? Họ đột nhiên thay đổi. Ngay khi mất địa vị, họ không muốn thực hiện bất cứ bổn phận gì nữa, họ làm gì cũng qua loa chiếu lệ, và họ không để tâm làm việc gì cả. Nhưng đây không phải là biểu hiện tồi tệ nhất. Biểu hiện tồi tệ nhất là gì? Ngay khi những người này mất địa vị, và không ai nể trọng họ, và không ai bị họ mê hoặc, thì sự hận thù, lòng ghen tị và sự trả thù xuất hiện. Họ không những không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời mà còn không có một chút thuận phục nào. Hơn nữa, trong lòng họ, họ có khả năng ghét nhà Đức Chúa Trời, hội thánh cùng các lãnh đạo và người làm công; họ mong công việc của hội thánh gặp trục trặc hoặc đi vào bế tắc; họ muốn cười nhạo hội thánh, và cười nhạo các anh chị em. Họ cũng ghét bất cứ ai theo đuổi lẽ thật và kính sợ Đức Chúa Trời. Họ tấn công và chế nhạo bất cứ ai trung thành với bổn phận của mình và sẵn sàng trả giá. Đây là tâm tính của những kẻ địch lại Đấng Christ – và chẳng phải nó hung ác sao? Rõ ràng đây là kẻ tà ác; kẻ địch lại Đấng Christ thực chất là kẻ ác. Ngay cả khi tổ chức nhóm họp trực tuyến, nếu họ thấy tín hiệu kết nối tốt, họ thầm rủa và tự nhủ: “Mong cho rớt tín hiệu! Mong cho rớt tín hiệu! Tốt hơn là đừng ai có thể nghe giảng được!”. Những người này là gì? (Thưa, ma quỷ.) Họ là ma quỷ! Họ chắc chắn không phải là người của nhà Đức Chúa Trời. Bất kể ở hội thánh nào, thì loại ma quỷ và kẻ ác này cũng đều vô cùng quấy nhiễu như vậy. Cho dù bị người biết phân định vạch trần và hạn chế, họ cũng không phản tỉnh bản thân, không thừa nhận sai lầm của mình. Họ cho rằng mình nhất thời vô ý làm sai, sau này sẽ rút ra bài học. Một kẻ có chết cũng không hối cải như vậy, thì dù bị ai phân định và vạch trần, họ cũng không chịu phục. Họ muốn trả thù người ta, họ không thoải mái thì họ cũng không muốn để cho anh chị em dễ chịu. Thậm chí trong lòng còn âm thầm nguyền rủa anh chị em xảy ra chuyện, nguyền rủa công tác của nhà Đức Chúa Trời xảy ra chuyện. Khi nhà Đức Chúa Trời xảy ra chuyện, thì họ mừng thầm, mở hội trong lòng: “Hừm, cuối cùng cũng xảy ra chuyện rồi. Do cách chức tôi mà ra đấy. Giờ tất cả đều xảy ra chuyện thì tốt rồi!”. Thấy ai yếu đuối, tiêu cực thì họ vui mừng, trong lòng vô cùng đắc chí, còn nói những câu châm chọc chế giễu để hạ thấp người khác, thậm chí còn phát tán những lời tiêu cực và chết chóc, rằng: “Chúng ta tin đức chúa trời, vứt bỏ gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận, chịu những nỗi khổ này. Anh nói xem, nhà đức chúa trời có chịu trách nhiệm cho tương lai của chúng ta không? Anh có từng nghĩ đến chuyện này chưa? Chúng ta trả giá như vậy có đáng không? Sức khoẻ hiện tại của tôi cũng không tốt lắm, nếu để sức khoẻ kiệt quệ, vậy sau này ai chăm sóc chúng ta khi về già?”. Họ nói như vậy là để người khác tiêu cực, còn họ thì vui vẻ. Đây có phải là mưu mô khó lường, nham hiểm độc ác hay không? Có phải người như vậy đáng bị báo ứng hay không? (Thưa, phải.) Các ngươi nói xem, người như vậy thì trong lòng họ có Đức Chúa Trời không? Họ không giống người thật lòng tin Đức Chúa Trời, họ căn bản không tin rằng Ngài đang dò xét tận đáy lòng người. Có phải họ là kẻ chẳng tin hay không? Nếu thực sự tin Ðức Chúa Trời, thì có thể nói ra những lời như vậy không? Có người nói là bởi vì họ không có lòng kính sợ Ðức Chúa Trời, lời này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? (Thưa, trong lòng họ căn bản không có Đức Chúa Trời, họ đối địch với Ngài.) Thực ra, họ không tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời nên mới dám nói lời như vậy. Họ lại càng không tin Đức Chúa Trời đang dò xét mỗi người, không tin Đức Chúa Trời đang dò xét mỗi lời nói việc làm, mỗi một tâm tư ý niệm của họ. Họ không tin những điều này, cho nên họ không sợ, có thể không kiêng nể gì mà tuỳ tiện nói ra những lời nói dối này. Ngay cả người ngoại đạo còn hay nói: “Ông trời có mắt”, “Người đang làm, trời đang nhìn”. Chỉ cần con người có một chút đức tin chân thực thì cũng không đến mức tuỳ tiện nói ra những lời nói dối của kẻ chẳng tin này. Người tin Đức Chúa Trời có thể nghĩ như vậy, nói như vậy, thì hậu quả có nghiêm trọng hay không? Tính chất có nghiêm trọng hay không? Cực kỳ nghiêm trọng! Họ có thể phủ nhận Đức Chúa Trời như vậy thì họ là ma quỷ chính hiệu, là kẻ ác trà trộn vào nhà Đức Chúa Trời. Chỉ có ma quỷ và kẻ địch lại Đấng Christ mới dám công khai kêu gào với Đức Chúa Trời. Lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đại diện cho lợi ích của Đức Chúa Trời, mọi việc mà nhà Đức Chúa Trời làm đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời, dưới sự cho phép và dẫn dắt của Ngài, cũng có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời với công tác quản lý của Ngài. Có thể công khai nguyền rủa công tác của nhà Đức Chúa Trời như vậy, trong lòng phỉ báng công tác của nhà Đức Chúa Trời, muốn xem nhà Đức Chúa Trời thành trò cười, hy vọng có một ngày dân được Đức Chúa Trời chọn đều bị bắt, công tác của hội thánh hoàn toàn tê liệt, người tin Đức Chúa Trời đều rút lui không tin nữa, thì họ sẽ vui mừng, đây là loại người gì? (Thưa, là ma quỷ.) Đây là ma quỷ, là ác quỷ đầu thai! Người bình thường đều có tâm tính bại hoại, có lúc sẽ phản nghịch, khi tiêu cực yếu đuối thì có chút ý kiến nhỏ là xong chuyện, họ không thể xấu xa như vậy, không thể nảy sinh những ý nghĩ tà ác, ác độc này, chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ và ma quỷ mới có thực chất như vậy. Khi kẻ địch lại Đấng Christ có những ý nghĩ này, trong lòng họ có nghi ngờ thứ họ đang nghĩ là sai trái hay không? (Thưa, không nghi ngờ gì.) Tại sao không nghi ngờ? (Thưa, vì họ coi thứ mình nghĩ và nói là lẽ thật, họ không tin Ðức Chúa Trời, không có lòng kính sợ Ngài, bản tính của họ là chống đối Ðức Chúa Trời.) Đúng vậy, đây là bản tính của họ. Khi nào thì Sa-tan đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời? Khi nào nó mới cho rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật? Không bao giờ, mãi mãi không. Đám ma quỷ địch lại Đấng Christ là vậy, họ không đối đãi Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, không cho rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, không cho rằng Ngài là Đấng sáng tạo vạn vật, tể trị vạn vật. Vì thế mà họ cảm thấy mình nói cái gì thì là cái đó. Họ nghĩ như vậy và làm như vậy mà không có chút kiêng nể gì, đây chính là bản tính của họ. Khi nhân loại bại hoại làm như vậy, thì trong lòng sẽ có chiến tranh, họ có lương tâm, có tri giác của con người. Lương tâm và tri giác của con người, cùng lẽ thật mà họ hiểu, có thể có tác dụng trong họ, điều này làm nảy sinh chiến tranh. Khi chiến tranh nảy sinh, kết quả của cuộc chiến giữa đúng sai, trái phải, chính tà sẽ xuất hiện. Những người mưu cầu lẽ thật sẽ đứng về phía Đức Chúa Trời, những người không mưu cầu lẽ thật sẽ đứng về phía các thế lực tà ác của Sa-tan. Tất cả những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm là đang phối hợp với Sa-tan, họ phát tán tiêu cực, tung tin đồn, đem nhà Đức Chúa Trời làm trò cười, nguyền rủa, phỉ báng công tác của nhà Đức Chúa Trời, nguyền rủa anh chị em. Họ còn yên tâm thoải mái, bên trong họ không có sự cắn rứt lương tâm cũng không có chút hối hận nào. Họ cho rằng làm như vậy là hoàn toàn đúng đắn. Điều này đã triệt để bộc lộ ra bản tính Sa-tan của họ và bộ mặt xấu xa chống lại Đức Chúa Trời của họ. Cho nên nói họ là ma quỷ Sa-tan chính hiệu thì hoàn toàn không có gì quá đáng. Kẻ địch lại Đấng Christ là ma quỷ bẩm sinh, tuyệt đối không phải là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi, tuyệt đối không phải là nhân loại bại hoại bình thường. Kẻ địch lại Đấng Christ là ma quỷ đầu thai, là ác quỷ bẩm sinh, chuyện là như vậy đấy.
Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 2)
Một trong những đặc trưng rõ ràng nhất về thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ là sự chuyên quyền, nắm hết quyền hành, không nghe lời ai, không xem ai ra gì. Dù ai có điểm mạnh gì, biểu đạt được quan điểm và cao kiến đúng đắn nào, hoặc có cách làm thích hợp gì thì họ cũng không xem những người đó ra gì, như thể không ai có đủ tư cách để hợp tác với họ, cũng không có tư cách tham gia vào những việc họ làm. Kẻ địch lại Đấng Christ chính là có tâm tính như vậy. Có vài người nói đây là nhân tính không tốt, nhưng đây mà là chuyện nhân tính không tốt thông thường sao? Đây hoàn toàn là tâm tính Sa-tan, loại tâm tính này quá hung ác! Tại sao lại nói là tâm tính quá hung ác? Vì kẻ địch lại Đấng Christ đã chiếm đoạt mọi thứ của nhà Đức Chúa Trời, chiếm đoạt tài sản của hội thánh, coi như là tài sản cá nhân, đều thuộc quyền kiểm soát của họ, không cho phép bất cứ ai xen vào. Khi làm công tác của hội thánh, điều họ nghĩ đến chỉ là lợi ích của mình, chỉ là địa vị và thể diện của mình. Họ không cho phép bất kỳ ai làm tổn hại đến lợi ích của mình, càng không cho phép bất cứ ai có tố chất và có thể nói lời chứng trải nghiệm tạo ra mối đe dọa đối với địa vị và thể diện của họ. Cho nên, họ xem những người có thể nói lời chứng trải nghiệm và có thể thông công lẽ thật để chu cấp cho dân được Đức Chúa Trời chọn đều là đối thủ cạnh tranh, rồi chèn ép, bài xích, chỉ mong sao cô lập hoàn toàn những người này lại, cho họ mất hết thanh danh và bị hủy hoại thì trong lòng họ mới yên ổn. Nếu những người này từ đầu đến cuối không tiêu cực, còn có thể tiếp tục thực hiện bổn phận của mình, nói lời chứng, giúp đỡ người khác thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ phải áp dụng thủ đoạn cuối cùng, đó là nắm điểm yếu, định tội hoặc vu oan hãm hại, bịa không thành có để trừng trị người ta, cho đến khi những người này bị thanh trừ khỏi hội thánh thì họ mới hoàn toàn yên tâm. Đây là chỗ nham hiểm nhất, độc ác nhất của kẻ địch lại Đấng Christ. Điều họ lo lắng và sợ hãi nhất chính là những người mưu cầu lẽ thật và người có lời chứng trải nghiệm thực sự, bởi vì dân được Đức Chúa Trời chọn tán thành và ủng hộ nhất là những người có lời chứng trải nghiệm, chứ không phải những người nói suông câu chữ và đạo lý. Kẻ địch lại Đấng Christ không có lời chứng trải nghiệm thực sự, cũng không biết thực hành lẽ thật, cùng lắm chỉ làm chút việc tốt để lấy lòng người khác. Nhưng dù kẻ địch lại Đấng Christ có làm bao nhiêu việc tốt, có nói bao nhiêu lời dễ nghe cũng không đáng giá bằng ích lợi và lợi ích thực tế mà một lời chứng trải nghiệm tốt mang lại cho con người. Người có thể nói lời chứng trải nghiệm thì đem lại kết quả tốt nhất trong việc chăm tưới, chu cấp cho dân được Đức Chúa Trời chọn. Cho nên, kẻ địch lại Đấng Christ thấy ai nói về lời chứng trải nghiệm thì mắt của họ sẽ trừng lên, trong lòng tức giận, thù hận trỗi dậy, hận không thể lập tức bịt miệng những người nói lời chứng, không cho người đó nói tiếp nữa. Nếu như người đó nói tiếp, danh tiếng của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bị mất sạch hoàn toàn, bộ mặt xấu xí của họ sẽ bị bại lộ hoàn toàn cho mọi người đều nhìn thấy, cho nên kẻ địch lại Đấng Christ sẽ tìm cớ để quấy nhiễu và chèn ép người nói lời chứng. Họ chỉ cho phép chính mình nói những câu chữ và đạo lý mê hoặc con người, không cho phép những người được Đức Chúa Trời chọn nói lời chứng trải nghiệm và làm cho Đức Chúa Trời vinh hiển. Từ đây có thể thấy được kẻ địch lại Đấng Christ thù hận người nào nhất, sợ người nào nhất. Chỉ cần ai đó có thể xuất đầu lộ diện và làm một chút công tác, ai đó có thể nói ra lời chứng trải nghiệm thực sự để những người được Đức Chúa Trời chọn được lợi ích, được gây dựng, được giúp đỡ, ai đó được mọi người vô cùng tán thành, thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đố kỵ và nảy sinh thù hận với người đó. Họ sẽ bài xích và đàn áp, tuyệt đối không cho phép người như vậy đảm đương công tác, để tránh tạo ra mối đe dọa đến địa vị của họ. Những người có thực tế lẽ thật ở bên cạnh kẻ địch lại Đấng Christ thì sẽ tỏ lộ và nêu bật sự bần cùng, đáng thương, xấu xí, tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ, vì vậy khi chọn người hợp tác, chọn đồng sự, họ sẽ không bao giờ chọn những người có thực tế lẽ thật, sẽ không bao giờ chọn những người có thể nói lời chứng trải nghiệm, sẽ không bao giờ chọn những người trung thực, người có thể thực hành lẽ thật. Đây là những người mà kẻ địch lại Đấng Christ đố kỵ nhất, hận nhất, là cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt của họ. Những người thực hành lẽ thật này, bất luận có làm bao nhiêu việc tốt, làm bao nhiêu việc có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì kẻ địch lại Đấng Christ thường cố gắng hết sức che giấu đi, thậm chí có thể nói xuyên tạc sự thật, những việc tốt thì quy công lao về mình, đẩy những việc xấu lên người khác để nâng cao bản thân và hạ thấp người khác. Kẻ địch lại Đấng Christ vô cùng ghen ghét người mưu cầu lẽ thật và người có thể nói lời chứng trải nghiệm, sợ rằng người đó sẽ đe dọa địa vị của họ, nên họ dùng toàn bộ sức lực để bài xích, đả kích người đó. Họ cũng sẽ không bao giờ cho phép anh chị em tiếp xúc, đến gần hoặc ủng hộ, tán thành những người có thể nói lời chứng trải nghiệm. Điều này tỏ lộ rõ nhất về việc kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét lẽ thật, có bản tính Sa-tan thù hận Đức Chúa Trời, đồng thời cũng chứng minh kẻ địch lại Đấng Christ là một dòng chảy ngược tà ác trong hội thánh, là kẻ đầu sỏ trong việc quấy nhiễu công tác của hội thánh và cản trở việc thi hành ý chỉ của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, khi ở giữa anh chị em, kẻ địch lại Đấng Christ còn thường xuyên bịa đặt chuyện dối trá, bóp méo sự thật, hạ thấp và định tội những người nào có thể nói lời chứng trải nghiệm, bất kể những người này làm công tác gì, kẻ địch lại Đấng Christ đều tìm đủ mọi lý do để bài xích và đàn áp, lại còn xét đoán những người này là kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, thích thể hiện bản thân và có dã tâm. Thực ra những người này đều có một vài lời chứng trải nghiệm và có một vài thực tế lẽ thật, đều có nhân tính tương đối tốt, có lương tâm và lý trí, lại có thể tiếp nhận lẽ thật. Mặc dù những người này có một vài khuyết điểm, thiếu sót, đôi lúc bộc lộ tâm tính bại hoại, nhưng họ có thể phản tỉnh và hối cải. Đây chính là loại người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi và có hy vọng được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Tóm lại, những người này thích hợp làm bổn phận, hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của việc làm bổn phận. Thế nhưng, kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng, “Tôi không thể chịu đựng được chuyện này. Anh muốn đảm nhiệm vai trò ở địa bàn của tôi để tranh cao thấp với tôi, chuyện này không thể xảy ra, đừng có mơ! Trình độ học vấn của anh cao hơn tôi, tài ăn nói tốt hơn tôi, cũng được lòng người hơn tôi, lại còn mưu cầu lẽ thật hơn tôi, muốn tôi hợp tác với anh, ngộ nhỡ danh tiếng của tôi bị anh cướp đi thì phải làm sao?”. Họ có suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Họ không suy xét. Thứ họ suy xét là gì? Họ chỉ suy nghĩ làm sao để giữ vững địa vị của mình. Cho dù kẻ địch lại Đấng Christ biết mình không thể làm được công tác thực tế, thì cũng không bồi dưỡng hay đề bạt những người có tố chất tốt, mưu cầu lẽ thật. Những người họ đề bạt đều là những người xun xoe nịnh nọt, thích sùng bái con người, những người trong lòng tán thành với họ, ngưỡng mộ họ, đều là những người nói chuyện và làm việc một cách giảo hoạt, người không hề hiểu lẽ thật và không có sự phân định. Những kẻ địch lại Đấng Christ đề bạt những người này lên kề cạnh họ để phục vụ họ, chạy quanh vì họ, ngày ngày xoay quanh họ, và điều này mang lại cho những kẻ địch lại Đấng Christ thế lực trong hội thánh, và có nghĩa là nhiều người đến gần họ, đi theo họ, và không ai dám đắc tội với họ. Tất cả những người được kẻ địch lại Đấng Christ bồi dưỡng này đều là những người không mưu cầu lẽ thật. Hầu hết đều không có hiểu biết thuộc linh và chỉ biết tuân thủ quy định. Họ thích chạy theo trào lưu và thế lực. Họ thuộc loại dựa hơi – một đám hồ đồ. Người ngoại đạo có câu gì nhỉ? Thà làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Kẻ địch lại Đấng Christ thì ngược lại, họ làm thầy của người khác, chuyên môn bồi dưỡng những người này để phất cờ hò reo cho họ. Hễ kẻ địch lại Đấng Christ nắm quyền trong hội thánh rồi, thì sẽ luôn tuyển những kẻ hồ đồ và mù quáng làm trợ thủ cho họ. Còn đối với những ai có tố chất, có thể hiểu lẽ thật và thực hành lẽ thật, có thể gánh vác công tác, nhất là những lãnh đạo và người làm công có thể làm công tác thực tế, thì họ sẽ bài xích và đàn áp. Như vậy trong hội thánh sẽ hình thành hai phe, một phe là những người tương đối trung thực, thật lòng làm bổn phận và mưu cầu lẽ thật, một phe là những người hồ đồ, mù quáng do kẻ địch lại Đấng Christ cầm đầu. Hai phe này liên tục đấu tranh với nhau cho đến khi nào kẻ địch lại Đấng Christ bị tỏ lộ và đào thải mới thôi. Kẻ địch lại Đấng Christ luôn đối chọi và đối đầu với những người thật lòng làm bổn phận và mưu cầu lẽ thật, vậy thì có gây nhiễu loạn nghiêm trọng đến công tác của hội thánh không? Có gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời không? Thế lực của kẻ địch lại Đấng Christ này có phải là chướng ngại vật cản trở việc tiến hành ý chỉ của Đức Chúa Trời trong hội thánh không? Có phải là thế lực tà ác chống đối Đức Chúa Trời không?
– Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Xét từ cách làm khống chế lòng người này của kẻ địch lại Đấng Christ, thì nhân tính của họ là đê tiện và ích kỷ, tâm tính của họ là chán ghét lẽ thật, tà ác và hung ác. Kẻ địch lại Đấng Christ dùng mọi thủ đoạn đê tiện và mờ ám để đạt được mục đích của mình, mà không hề biết xấu hổ – đây là một đặc trưng của bản tính tà ác trong họ. Ngoài ra, họ luôn muốn khống chế, thao túng và kiểm soát mọi người, mà không quan tâm mọi người có bằng lòng hay không, không thông báo cho mọi người hoặc có được sự đồng ý của mọi người. Họ muốn tất cả những gì mọi người nghĩ và mong muốn trong lòng đều phải chịu sự thao túng của họ, muốn mọi người dành một vị trí trong lòng cho họ, có thể sùng bái họ, và ngưỡng vọng họ dù xảy ra chuyện gì. Họ muốn dùng lời nói và quan điểm của mình để hạn chế và ảnh hưởng đến mọi người, cũng như thao túng và khống chế mọi người theo ý muốn của mình. Đây là loại tâm tính gì? Chẳng phải là sự hung ác sao? Chuyện này giống như một con hổ cắn cổ người, dù ngươi có muốn thở gấp hay cựa quậy thì cũng không thể làm theo ý muốn của mình, thay vào đó, ngươi bị khống chế một cách chặt chẽ và gắt gao dưới cái miệng hung tợn của nó. Dù ngươi có muốn thoát ra cũng không thể thoát ra, và dù ngươi có cầu xin con hổ nhả ra thì cũng là không thể, không có chỗ cho sự thương lượng. Kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính như vậy. Giả sử, ngươi thương lượng với họ rằng: “Anh có thể không suy nghĩ đến chuyện khống chế mọi người không? Anh có thể thành thật làm người đi theo không? Anh có thể thành thật thực hiện tốt bổn phận cũng như giữ cương vị của mình không?”. Liệu họ có thể đồng ý không? Liệu ngươi có thể dùng hành vi tốt hoặc lẽ thật mà ngươi hiểu để khuyên can họ không? Có ai có thể thay đổi quan điểm của họ không? Xét từ tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ, không ai có thể thay đổi tư tưởng và quan điểm của họ, cũng không ai có thể thay đổi dục vọng khống chế lòng người của họ. Không ai thay đổi được họ, và không có cách nào để thương lượng với họ – đây gọi là “sự hung ác”.
– Mục 13. Họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Thực chất bản tính bẩm sinh của kẻ địch lại Đấng Christ, những ma quỷ và Sa-tan này, là tranh giành mọi thứ với Đức Chúa Trời. Trong hội thánh, ngoài việc tranh giành người được Đức Chúa Trời chọn với Ngài, kẻ địch lại Đấng Christ còn tranh giành của lễ mà con người dâng lên Đức Chúa Trời. Nhìn từ bề ngoài, có vẻ như kẻ địch lại Đấng Christ có lòng tham, nhưng thực tế, đó là vì họ có tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ muốn bá chiếm và thôn tính tiền bạc và đồ vật mà con người dâng lên Đức Chúa Trời – về thực chất thì đây chính là sự hung ác. Cũng giống như khi ngươi mua chiếc áo khoác bông mới, kiểu dáng đẹp mắt và chất lượng tốt, có người nhìn thấy liền nói: “Áo khoác bông này của anh tốt hơn của tôi. Chiếc áo cũ kỹ tôi đang mặc đã bị thủng lỗ và lỗi mốt. Sao áo của anh lại tốt thế?”. Nói xong, họ cưỡng ép lột chiếc áo khoác bông trên người ngươi ra, rồi đưa cho ngươi chiếc áo rách nát của họ. Ngươi không đồng ý đổi cũng không được – họ sẽ trừng trị ngươi, đánh ngươi, thậm chí có thể giết ngươi. Ngươi còn dám phản kháng không? Ngươi không dám phản kháng, và họ sẽ chiếm hữu đồ đạc của ngươi trong tình huống ngươi không bằng lòng. Vậy, tâm tính của người này là gì? Chính là tâm tính hung ác. Có sự khác biệt nào giữa tâm tính này và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh không? (Thưa, không.) Xét từ quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ về tài sản, ngay khi họ nhậm chức và làm “quan”, sau khi nắm chắc tài sản của hội thánh, thì tài sản của hội thánh sẽ thuộc về họ. Bất kể ai dâng của lễ hoặc của lễ là gì, thì kẻ địch lại Đấng Christ đều bá chiếm. Bá chiếm có nghĩa là gì? Nghĩa là sau khi tài sản của hội thánh – nên được sử dụng và phân phối một cách đúng đắn theo quy định của hội thánh – bị kẻ địch lại Đấng Christ khống chế, thì chỉ họ mới có quyền sử dụng. Ngay cả khi công tác của hội thánh hoặc người làm công trong hội thánh cần thì kẻ địch lại Đấng Christ cũng không cho phép. Chỉ họ mới được phép sử dụng. Kẻ địch lại Đấng Christ có tiếng nói quyết định về cách sử dụng và phân phối tài sản của hội thánh; nếu họ muốn cho ngươi sử dụng thì ngươi có thể sử dụng, còn nếu không thì ngươi không thể sử dụng. Nếu số tiền dâng của lễ cho hội thánh không nhiều và đã tiêu xài hết sau khi kẻ địch lại Đấng Christ chiếm hữu, thì họ không quan tâm chuyện không còn tiền cho công tác của hội thánh. Họ không cân nhắc đến công tác hay chi phí bình thường của hội thánh mà chỉ muốn lấy những khoản tiền này để tiêu xài cho bản thân, coi chúng như tiền mình kiếm được. Cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ chẳng phải là đáng hổ thẹn sao? (Thưa, phải.) Tại một số hội thánh ở những vùng tương đối giàu có, kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng: “Nơi mình ở không tệ, mình có thể ăn xài phung phí và tùy ý, không cần tuân theo quy định và nguyên tắc của hội thánh. Mình muốn tiêu thế nào thì tiêu thế ấy. Kể từ khi lên làm lãnh đạo, cuối cùng mình cũng có thể hưởng thụ cuộc sống tiêu tiền không phải tính toán. Mình muốn tiêu tiền thì nói một tiếng là được, không cần lo lắng và càng không cần bàn bạc với bất cứ ai”. Về việc tiêu tiền bạc của hội thánh, kẻ địch lại Đấng Christ một tay che trời, làm xằng làm bậy, và tiêu tiền như nước. Ngoài việc không thực hiện bất kỳ công tác nào theo nguyên tắc của hội thánh hoặc sự sắp xếp công tác, kẻ địch lại Đấng Christ cũng đối đãi như vậy với tài sản của hội thánh, không có bất kỳ nguyên tắc nào. Chẳng lẽ họ không hiểu nguyên tắc? Không phải, trong lòng họ biết rõ các nguyên tắc phân phối và chi tiêu tài sản của hội thánh, nhưng không khống chế được lòng tham và dục vọng của mình. Khi là người bình thường, không có địa vị, họ rất khiêm nhường và sống giản dị, nhưng ngay khi lên làm lãnh đạo thì họ tự cho mình là quan trọng. Họ chú trọng cách ăn và cách mặc – họ không còn ăn những bữa ăn bình thường nữa, và học cách xem chất lượng và thương hiệu khi mặc quần áo. Mọi thứ đều phải cao cấp; họ cảm thấy như thế mới xứng với thân phận và địa vị của mình. Ngay khi kẻ địch lại Đấng Christ lên làm lãnh đạo, dường như tất cả anh chị em đều nợ họ, và phải dâng lễ vật cho họ, có lợi ích gì cũng phải ưu tiên cho họ, và anh chị em nên chi tiền cho họ. Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng làm lãnh đạo nghĩa là họ có quyền lực ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh. Họ không chỉ nghĩ như vậy mà còn làm như vậy. Hơn nữa, họ còn làm rất quá đáng khiến người khác ghê tởm. Nhìn từ góc độ này, phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ như thế nào? Sau khi làm lãnh đạo, và không làm bất kỳ công tác nào, họ muốn chiếm hữu của lễ và ưu tiên sử dụng của lễ. Loại người nào có khả năng làm ra chuyện này? Chỉ có thổ phỉ, cường hào ác bá hoặc bọn côn đồ mới làm những chuyện này.
– Mục 13. Họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Lời chứng trải nghiệm liên quan
Đối mặt với sự trù dập khi tố cáo trung thực (I)