11. Cách giải quyết vấn đề thử thách Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Thử thách Đức Chúa Trời là khi con người không biết Đức Chúa Trời làm như thế nào, cũng không nhận biết Ngài hoặc hiểu rõ Ngài, nên họ thường hay nảy sinh một vài yêu cầu vô lý đối với Ngài. Chẳng hạn như, khi ai đó bị bệnh, họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài chữa bệnh cho họ. “Tôi sẽ không trị bệnh, tôi muốn xem rốt cuộc Đức Chúa Trời có chữa bệnh cho tôi hay không”. Kết quả là, cầu nguyện đã nửa ngày mà họ không thấy Đức Chúa Trời làm gì cả, họ nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời không làm gì cả nên tôi sẽ uống thuốc, xem Ngài có ngăn cản tôi không. Nếu thuốc mắc vào cổ họng tôi, hoặc là nếu tôi làm đổ nước, thì có thể là Đức Chúa Trời đang ngăn cản và không cho tôi uống thuốc”. Làm như vậy chính là thử thách. Chẳng hạn như, khi cho ngươi đi rao truyền phúc âm, trong tình huống bình thường, mọi người sẽ thông qua việc thông công và thảo luận mà quyết định xem bổn phận của ngươi là gì và ngươi nên làm gì, rồi đến lúc cần làm thì ngươi sẽ đi làm. Trong khi ngươi đang làm, nếu có chuyện gì phát sinh thì đó là do Đức Chúa Trời tể trị. Nếu Đức Chúa Trời ngăn cản ngươi thì Ngài sẽ chủ động làm vậy. Nhưng nếu khi cầu nguyện mà ngươi nói rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, hôm nay con đi ra ngoài rao truyền phúc âm. Việc con ra ngoài có phù hợp với tâm ý của Ngài không? Con không biết đối tượng phúc âm hôm nay liệu có thể tiếp nhận hay không, cũng không biết rốt cuộc thì Ngài tể trị như thế nào. Xin Ngài an bài, dẫn dắt và tỏ lộ cho con xem”. Cầu nguyện xong, ngươi ngồi đó bất động, rồi nói rằng: “Tại sao Đức Chúa Trời không phán lời nào cả? Có lẽ là do tôi đọc quá ít lời của Ngài nên Ngài không có cách nào tỏ lộ cho tôi xem. Nếu vậy thì tôi sẽ nhanh chóng ra ngoài, nếu tôi ngã sấp mặt ở ngoài kia, thì đó có thể là Đức Chúa Trời không cho tôi đi; còn nếu ra ngoài mà mọi sự thuận lợi và Đức Chúa Trời không ngăn cản tôi, thì đó có thể là Ngài cho phép tôi đi”. Làm như vậy chính là thử thách. Tại sao lại nói đây là thử thách? Công tác của Đức Chúa Trời là thực tế; con người chỉ cần làm hết bổn phận mà họ phải làm, an bài cuộc sống hàng ngày của mình và sống cuộc sống nhân tính bình thường dựa theo các nguyên tắc là được rồi. Họ không cần phải kiểm tra xem Đức Chúa Trời rốt cuộc sẽ làm thế nào hoặc dẫn dắt thế nào. Chuyện cần làm thì ngươi cứ làm, không cần lúc nào cũng phải nghĩ quá lên như “Đức Chúa Trời rốt cuộc có cho phép tôi làm chuyện này không? Nếu tôi làm thì Đức Chúa Trời sẽ xử lý tôi như thế nào? Tôi làm như vậy có đúng không?”. Chuyện nào rõ ràng là đúng thì ngươi cứ làm, không cần nghĩ ngợi lung tung. Đương nhiên là có thể cầu nguyện, cầu nguyện với Đức Chúa Trời để xin Ngài dẫn dắt, xin Ngài dẫn dắt cuộc sống của ngươi ngày hôm đó, xin Ngài dẫn dắt bổn phận mà ngươi thực hiện hôm nay. Chỉ cần con người có lòng thuận phục và thái độ thuận phục là được rồi. Chẳng hạn như, ngươi biết rằng nếu lấy tay chạm vào điện thì sẽ bị điện giật và có thể mất mạng. Nhưng ngươi ngẫm nghĩ: “Không sao, Đức Chúa Trời đang bảo vệ tôi. Tôi phải thử xem liệu Đức Chúa Trời có thể bảo vệ được tôi không và xem cảm giác được Ngài bảo vệ là như thế nào”. Rồi ngươi dùng tay chạm vào điện, kết quả là ngươi bị điện giật, làm như vậy chính là thử thách. Biết rõ rằng có một số chuyện không đúng và không nên làm, nhưng ngươi vẫn muốn làm, để xem Đức Chúa Trời rốt cuộc có phản ứng gì. Làm như vậy chính là thử thách. Có những người nói rằng: “Đức Chúa Trời không thích mọi người ăn mặc diêm dúa và trang điểm đậm. Vậy thì tôi sẽ ăn mặc như vậy và xem cảm giác bị Đức Chúa Trời quở trách trong lòng mình là như thế nào”. Kết quả là ăn mặc xong, sau đó soi gương thì thấy: “Trời ơi, đích thị là một con quỷ sống, nhưng tôi chỉ cảm thấy hơi kinh tởm và không dám nhìn bản thân trong gương, chứ không có cảm giác nào khác, tôi không cảm thấy được Đức Chúa Trời ghê tởm tôi, không cảm thấy rằng lời của Ngài sẽ giáng xuống ngay lập tức, đánh chết hay phán xét tôi”. Đây là loại hành vi gì? (Thưa, hành vi thử thách.) Có lúc ngươi thực hiện bổn phận có qua loa chiếu lệ; trong lòng ngươi rõ ràng là biết như vậy, ngươi chỉ cần quay đầu hối cải là được. Nhưng ngươi lại luôn cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời, con đã qua loa chiếu lệ, con cầu xin Ngài hãy sửa dạy con!”. Lương tâm của ngươi có tác dụng gì? Nếu có chút lương tâm thì ngươi phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và nên tự kiềm chế. Ngươi không cần cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cầu nguyện như vậy sẽ biến thành sự thử thách. Ngươi biến một chuyện rất nghiêm túc thành một trò đùa, thành sự thử thách, đây là chuyện mà Đức Chúa Trời ghê tởm. Một số thử thách thường sẽ nảy sinh khi mọi người cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài lúc gặp chuyện; chúng cũng nảy sinh trong một số thái độ, yêu cầu và cách làm của họ đối với Đức Chúa Trời. Những sự thử thách này chủ yếu có ý nghĩa gì? Chính là ngươi muốn xem thử Đức Chúa Trời rốt cuộc sẽ làm như thế nào, hoặc Ngài có thể làm như vậy hay không. Ngươi muốn kiểm tra Đức Chúa Trời, muốn dùng chuyện này để chứng thực xem Đức Chúa Trời là thế nào, xem những lời mà Đức Chúa Trời đã phán có câu nào là đúng và chuẩn, câu nào có thể ứng nghiệm và câu nào thì Ngài có thể hoàn thành. Làm như vậy chính là thử thách. Những cách làm này có thường xuyên xuất hiện nơi ngươi không? Chẳng hạn như có một chuyện mà ngươi không biết liệu mình làm có đúng hay không, có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật hay không. Ở đây, có hai cách làm có thể chứng thực xem những gì ngươi đã làm trong chuyện này là thử thách hay là điều tích cực. Cách thứ nhất là ngươi giữ một tấm lòng khiêm tốn và tìm kiếm lẽ thật; ngươi nói rằng: “Gặp phải chuyện này, tôi đã xử lý và nhìn nhận như vậy; kết quả là chuyện được xử lý thành ra như vậy, rốt cuộc thì tôi có nên làm như vậy hay không, tôi cũng không thể chắc chắn”. Thái độ này như thế nào? Đây chính là thái độ tìm kiếm lẽ thật, bên trong không có sự thử thách nào cả. Nếu ngươi nói rằng: “Chuyện này là do tất cả chúng ta cùng quyết định sau khi thông công xong”. Có người hỏi: “Chuyện này rốt cuộc là ai chủ trì? Ai là người ra quyết định chính?”. Ngươi nói: “Tất cả chúng ta”. Ý định của ngươi là: “Nếu họ nói rằng chuyện này được xử lý phù hợp với nguyên tắc, thì tôi sẽ nói rằng là do tôi làm. Nếu họ nói chuyện này không phù hợp với nguyên tắc, trước tiên tôi sẽ không cho mọi người biết chuyện này là ai làm và là ai quyết định. Như vậy thì cho dù có truy cứu trách nhiệm thì cũng sẽ không truy cứu đến tôi, nếu có mất mặt thì cũng sẽ không chỉ có một mình tôi”. Nếu ngươi nói với ý định như vậy thì đây chính là thử thách. Một số người nói rằng: “Đức Chúa Trời ghê tởm việc con người chạy theo thế tục, những chuyện như ngày tưởng niệm và mùa lễ hội của nhân loại”. Ngươi đã biết rồi thì chỉ cần cố gắng hết sức để tránh những chuyện này tùy theo hoàn cảnh cho phép là được. Nhưng nếu ngươi cố ý làm một số chuyện chạy theo thế tục trong mùa lễ hội, và khi hành sự thì ngươi mang ý định rằng: “Tôi chỉ đang xem liệu tôi làm như vậy thì Đức Chúa Trời có sửa dạy tôi hay không, có để ý đến tôi không, xem rốt cuộc Ngài đối đãi tôi với thái độ như thế nào, rốt cuộc là Ngài ghê tởm tới mức độ nào. Họ nói Ngài ghê tởm những chuyện này, nói Ngài thánh khiết và ghê tởm sự ác, nên tôi sẽ xem rốt cuộc thì Ngài ghê tởm sự ác như thế nào và sẽ sửa dạy tôi như thế nào. Khi tôi hành sự, nếu Đức Chúa Trời khiến tôi vừa nôn mửa vừa tiêu chảy, đầu váng mắt hoa, không thể ra khỏi giường, thì xem ra Đức Chúa Trời đúng là ghê tởm những chuyện này. Ngài sẽ không chỉ phán thôi, sự thật còn sẽ diễn ra như vậy”. Nếu ngươi luôn muốn nhìn thấy một cảnh tượng như vậy thì đây là hành vi và ý định gì? Ngươi làm như vậy chính là thử thách. Con người không bao giờ được thử thách Đức Chúa Trời. Khi ngươi thử thách Đức Chúa Trời, Ngài ẩn giấu và che mặt Ngài khỏi ngươi, ngươi cầu nguyện cũng vô dụng. Có người nói: “Tôi có lòng thành mà cũng không được sao?”. Lòng thành cũng không được, Đức Chúa Trời không để con người thử thách Ngài, Ngài ghê tởm sự ác. Khi ngươi nảy sinh những ý niệm và ý nghĩ tà ác này, Đức Chúa Trời đã ẩn giấu khỏi ngươi rồi. Ngài sẽ không khai sáng cho ngươi nữa mà gạt ngươi sang một bên. Ngươi sẽ cứ làm những chuyện ngu xuẩn, gây nhiễu loạn và gián đoạn, cho đến khi ngươi bị tỏ lộ mới thôi. Đây chính là hậu quả của việc con người thử thách Đức Chúa Trời.
– Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Những biểu hiện của sự thử thách có những điều gì? Cách làm hoặc tư tưởng nào biểu hiện ra tình trạng hoặc thực chất của sự thử thách? (Thưa, nếu con đã vi phạm hoặc làm việc ác gì, con luôn muốn thăm dò Đức Chúa Trời, muốn tin tức chính xác, và xem xem rốt cuộc con có thể có kết cục hoặc đích đến tốt hay không.) Điều này liên quan đến suy nghĩ; vậy, thông thường nói những lời nào hoặc làm những chuyện gì, hay có những biểu hiện nào khi gặp chuyện thì là thử thách? Nếu một người đã vi phạm và cảm thấy Đức Chúa Trời có thể sẽ ghi nhớ hoặc định tội vi phạm này của họ, và bản thân họ cũng không chắc chắn, không biết rốt cuộc Đức Chúa Trời có định tội họ hay không, thì họ sẽ nghĩ ra một cách để kiểm tra xem rốt cuộc thái độ của Đức Chúa Trời là gì. Họ cầu nguyện trước, một khi không thấy sự soi sáng hoặc khai sáng nào thì họ sẽ nghĩ về việc phá vỡ hoàn toàn những cách mưu cầu trước đây của mình. Trước đây, họ làm chuyện gì cũng luôn qua loa chiếu lệ, chỉ dùng ba phần sức lực khi họ có thể dùng năm phần, hoặc một phần sức lực khi họ có thể dùng ba phần. Bây giờ, nếu có thể dùng năm phần sức lực thì họ sẽ dùng cả năm phần. Họ làm công việc bẩn thỉu hoặc mệt mỏi mà người khác không làm, luôn tranh đua trước người khác để hầu hết anh chị em đều thấy. Quan trọng hơn, họ muốn xem xem rốt cuộc Đức Chúa Trời nhìn nhận chuyện này như thế nào và liệu họ có thể bù đắp cho vi phạm của mình hay không. Khi gặp khó khăn hoặc chuyện mà thông thường mọi người không thể vượt qua, họ muốn xem xem Đức Chúa Trời sẽ làm thế nào và liệu Ngài có khai sáng và dẫn dắt họ hay không. Nếu họ có thể cảm giác được sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ân đãi đặc biệt của Ngài, thì họ cho rằng Ngài không ghi nhớ hoặc không định tội vi phạm của họ, chứng tỏ rằng vi phạm đó có thể được tha thứ. Nếu họ đã dâng mình và trả giá như vậy, nếu thái độ của họ có sự thay đổi lớn như vậy mà vẫn không cảm giác được sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và càng không cảm giác được bất kỳ sự khác biệt nào so với trước đây, thì có thể Đức Chúa Trời đã định tội vi phạm trước đó của họ và không muốn họ nữa. Nếu Đức Chúa Trời đã không muốn họ thì sau này họ sẽ không gắng sức thực hiện bổn phận của mình như vậy nữa. Nếu Đức Chúa Trời vẫn muốn họ, không định tội họ, và họ vẫn có hi vọng được phước, thì họ sẽ lấy ra chút chân thành để thực hiện bổn phận của mình. Những biểu hiện và ý nghĩ này có phải là thử thách không? …
Có một số người luôn không có bất kỳ nhận biết hoặc trải nghiệm nào về sự toàn năng của Đức Chúa Trời và việc Ngài dò xét sâu thẳm lòng người. Họ cũng không có cảm nhận chân thật về việc Đức Chúa Trời dò xét lòng người, nên tất nhiên, họ đầy nghi hoặc về chuyện này. Mặc dù nguyện vọng chủ quan của họ vẫn muốn tin Đức Chúa Trời dò xét sâu thẳm lòng người, nhưng họ không có bằng chứng xác thực nào. Sau đó, họ lên kế hoạch cho một số chuyện trong lòng, đồng thời bắt đầu thực hiện và triển khai chúng. Trong quá trình triển khai, họ liên tục quan sát xem rốt cuộc Đức Chúa Trời có biết những chuyện này không, liệu những chuyện này sẽ bị bóc trần chứ, và nếu họ không nói thì có ai nhìn ra không, hoặc liệu Đức Chúa Trời có thể tỏ lộ được chuyện này dựa vào một hoàn cảnh không. Tất nhiên, người bình thường ít nhiều cũng sẽ có một vài sự không chắc chắn về sự toàn năng của Đức Chúa Trời và việc Ngài dò xét sâu thẳm lòng người, nhưng loại người như kẻ địch lại Đấng Christ không chỉ không chắc chắn mà còn đầy nghi hoặc với chuyện này và đầy đề phòng với Đức Chúa Trời. Cho nên, họ nảy sinh rất nhiều cách làm để thử thách Đức Chúa Trời. Vì họ nghi hoặc việc Đức Chúa Trời dò xét lòng người, càng là vì họ phủ nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời dò xét sâu thẳm lòng người, nên họ thường nghĩ về một số chuyện trong lòng. Sau đó, mang theo một chút sợ hãi hoặc cảm giác kinh hãi không nói rõ được, họ lén lút lan truyền những suy nghĩ này ở sau lưng, mê hoặc một số người. Trong khi đó, họ không ngừng bộc lộ câu nói và ý nghĩ của mình ra ngoài từng chút một. Trong khi bộc lộ, họ xem thử rốt cuộc Đức Chúa Trời có cản trở hay vạch trần chuyện này không. Nếu Ngài vạch trần hoặc xác định tính chất chuyện này, họ sẽ nhanh chóng rút lui, thay đổi cách làm khác. Nếu có vẻ không ai biết về chuyện này, và không ai có thể nhìn thấu họ hoặc nhìn ra họ, thì trong lòng họ càng tin chắc rằng trực giác của họ là đúng, và nhận biết của họ về Đức Chúa Trời là đúng. Đối với họ, việc Đức Chúa Trời dò xét sâu thẳm lòng người về cơ bản là không tồn tại. Cách làm này là gì? Cách làm này chính là thử thách.
– Bài bàn thêm 6: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Trước đây, nhà Đức Chúa Trời có quy định rằng những người bị thanh trừ hoặc khai trừ, nếu sau đó có biểu hiện hối cải thực sự, và có thể kiên trì đọc lời Đức Chúa Trời, truyền bá phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời, có sự hối cải chân thật, thì có thể được nhận lại vào hội thánh. Vừa hay có một người đã bị thanh trừ phù hợp với những điều kiện này, hội thánh đã cử người đi tìm anh ta, thông công và cho anh ta trở về hội thánh. Sau khi nghe, anh ta rất vui mừng, nhưng lại suy nghĩ: “Rốt cuộc là muốn mình quay lại hay có ý nghĩ khác? Đức chúa trời có thực sự thấy mình hối cải không? Ngài có thực sự ban cho mình sự thương xót và khoan dung cho mình không? Có phải ngài thực sự không tính toán những chuyện mình từng làm không?”. Anh ta không tin và suy nghĩ: “Dù họ muốn mình quay lại, nhưng mình phải khách sáo một chút và không thể đồng ý ngay, không thể giống như mình đã rất đau khổ và rất đáng thương trong những năm bị khai trừ ở bên ngoài được. Mình cần dè dặt hơn một chút, không vội vàng hỏi thăm về nơi mình tham gia đời sống hội thánh hoặc bổn phận mình có thể làm ngay khi người ta nói cho phép mình quay về được. Mình không được tỏ ra hăng hái như thế. Dù trong lòng vô cùng vui mừng, nhưng mình cần bình tĩnh và xem liệu nhà đức chúa trời có thật lòng cho phép mình quay lại không hay chỉ đang giả vờ cho phép mình quay lại để lợi dụng mình làm việc”. Nghĩ đến đây, anh ta nói: “Trong khoảng thời gian bị khai trừ, tôi đã tự phản tỉnh và thấy rằng sai lầm trước đây mình phạm phải là quá lớn. Những tổn thất mà tôi đã gây ra cho lợi ích của nhà đức chúa trời là quá nhiều, cả đời tôi cũng không bù đắp được. Tôi chính là ma quỷ và Sa-tan bị đức chúa trời nguyền rủa. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa phản tỉnh xong, nếu nhà đức chúa trời muốn tôi quay lại thì tôi càng phải ăn uống lời đức chúa trời nhiều hơn cũng như phản tỉnh và nhận biết bản thân nhiều hơn. Hiện tại, tôi không xứng đáng quay lại nhà đức chúa trời, không xứng đáng làm bổn phận của mình trong nhà đức chúa trời, không xứng đáng gặp các anh chị em, càng không có mặt mũi nào gặp đức chúa trời. Tôi sẽ quay lại hội thánh chỉ khi tôi thấy sự nhận biết và suy ngẫm của mình đã đủ, để mọi người có thể tâm phục khẩu phục”. Khi nói lời này, anh ta cũng nơm nớp lo sợ, nghĩ rằng: “Mình chỉ giả vờ nói vậy thôi. Ngộ nhỡ lãnh đạo đồng ý không cho mình quay lại hội thánh thì sao? Chẳng phải mọi chuyện sẽ kết thúc sao?”. Thực ra, anh ta khá lo lắng trong lòng, nhưng ngoài miệng vẫn phải nói như vậy và miễn cưỡng giả vờ như anh ta không muốn quay lại hội thánh lắm. Anh ta nói những lời này là có ý gì? (Thưa, anh ta đang thử thách xem hội thánh có thực sự nhận anh ta quay lại không.) Làm như vậy có cần thiết không? Đây chẳng phải là chuyện mà Sa-tan và ma quỷ làm sao? Một người bình thường sẽ làm như thế này sao? (Thưa, không.) Một người bình thường sẽ không làm như vậy. Được trao một cơ hội tốt như vậy mà anh ta lại có thể đi một nước cờ như vậy thì đây chính là tà ác. Việc nhận lại người về hội thánh là tình yêu thương và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, anh ta nên phản tỉnh và nhận biết về sự bại hoại và thiếu sót của bản thân, nghĩ cách bù đắp cho những thiếu hụt trước đây. Nếu một người vẫn có thể thử thách Đức Chúa Trời như thế và đối đãi với lòng thương xót của Ngài như thế thì thật là không biết điều. Con người có thể nảy sinh cách nghĩ và cách làm như vậy là do thực chất tà ác của họ gây ra. Về cơ bản, biểu hiện và sự bộc lộ của việc con người thử thách Đức Chúa Trời nói trên lý thuyết nghĩa là con người luôn muốn kiểm tra ý nghĩ của Đức Chúa Trời cũng như cách nhìn và định nghĩa của Ngài về con người, v.v.. Nếu con người có thể tìm kiếm lẽ thật, họ sẽ chống lại và buông bỏ cách làm này, làm và đi theo nguyên tắc lẽ thật. Tuy nhiên, loại người có thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không những không thể từ bỏ và không cảm thấy chán ghét cách làm này, mà còn thường tán thưởng bản thân vì có những thủ đoạn và cách thức như vậy: “Hãy xem tôi thông minh biết bao. Tôi không giống những kẻ ngốc như các anh chỉ biết thuận phục và nghe lời đức chúa trời và lẽ thật – tôi không ngốc như các anh đâu! Tôi nghĩ cách dùng một số thủ đoạn và cách thức để nghe ngóng những chuyện này. Cho dù phải thuận phục và nghe lời, tôi vẫn cần biết ngọn ngành. Đừng nghĩ đến chuyện giấu giếm tôi bất cứ điều gì hay lừa gạt và bỡn cợt tôi”. Đây là tư tưởng và quan điểm của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ thuận phục, kính sợ, hoặc chân thành, càng không có lòng trung thành khi đối đãi với Đức Chúa Trời nhập thể.
– Bài bàn thêm 6: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Tâm tính tà ác nhất mà con người bộc lộ ra trước Đức Chúa Trời là gì? Đó chính là thử thách Đức Chúa Trời. Có người lo lắng rằng họ sẽ không có đích đến tốt và kết cục của họ sẽ không được đảm bảo vì họ đã từng lạc lối, làm một số việc ác và có rất nhiều vi phạm sau khi tin Đức Chúa Trời. Họ lo rằng mình sẽ xuống địa ngục và lúc nào cũng hoảng hốt lo sợ về kết cục cũng như đích đến của mình. Họ luôn luôn bận tâm và suy nghĩ: “Rốt cuộc kết cục và đích đến sau này của mình có tốt hay không? Mình rốt cuộc sẽ xuống địa ngục hay lên thiên đường? Mình rốt cuộc là dân của Đức Chúa Trời hay là kẻ phục vụ? Rốt cuộc mình sẽ bị diệt vong hay được cứu rỗi? Mình cần tìm xem lời nào của đức chúa trời nói về phương diện này”. Họ thấy lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, đều vạch trần tâm tính bại hoại của con người, và họ không tìm được đáp án mong muốn. Do đó, họ luôn luôn suy nghĩ xem đi đâu nữa để hỏi thăm. Về sau, khi họ tìm được cơ hội có thể được đề bạt và trọng dụng, họ muốn thăm dò ý tứ của Bề trên: “Bề trên có cách nhìn như thế nào về mình? Nếu bề trên có cách nhìn tốt thì chứng tỏ là đức chúa trời không ghi nhớ việc ác mà mình đã làm trước đây và những vi phạm mình để lại, đồng thời chứng tỏ rằng ngài vẫn sẽ cứu rỗi mình, rằng mình vẫn có hi vọng”. Tiếp đó, họ thuận theo ý nghĩ của mình, mở miệng nói thẳng: “Ở chỗ chúng tôi, đa số các anh chị em không thông thạo nghiệp vụ cho lắm và họ chỉ mới tin đức chúa trời một thời gian ngắn. Tôi là người tin đức chúa trời trong thời gian dài nhất. Tôi đã từng vấp ngã và thất bại. Tôi đã có một số kinh nghiệm và trải nghiệm. Nếu có cơ hội, tôi nguyện ý gánh vác gánh nặng và quan tâm đến tâm ý của đức chúa trời”. Họ dùng những lời này để thăm dò xem Bề trên có ý muốn đề bạt họ không, hoặc có từ bỏ họ không. Kỳ thực họ không thật sự muốn gánh vác trách nhiệm hay gánh nặng này; mục đích của họ khi nói những lời này chỉ là để ném đá dò đường, xem họ còn có hi vọng được cứu rỗi hay không. Họ đang thử thách. Tâm tính phía sau cách làm thử thách này là gì? Đó là một tâm tính tà ác. Cho dù cách làm này được bộc lộ bao lâu, họ làm như thế nào, hay áp dụng thực hiện được bao nhiêu thì tóm lại tâm tính họ bộc lộ ra chắc chắn là tâm tính tà ác vì họ có rất nhiều ý nghĩ, băn khoăn, lo lắng trong khi làm việc này. Khi bộc lộ tâm tính tà ác này, làm thế nào thì là người có nhân tính và có thể thực hành lẽ thật? Làm thế nào để chứng thực rằng họ chỉ có tâm tính bại hoại này chứ không phải người có thực chất tà ác? Sau khi làm việc và nói chuyện như vậy, người có lương tâm, lý trí, nhân cách và tôn nghiêm sẽ cảm thấy khó chịu và thống khổ trong lòng. Họ sẽ bị dằn vặt và nói: “Mình đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, tại sao mình lại có thể thử thách Ngài? Tại sao mình vẫn nhớ mãi không quên đích đến của bản thân và dùng phương thức này để moi móc lời của Đức Chúa Trời và khiến Ngài phải cho mình một đáp án chính xác? Mình thật quá đê tiện!”. Nội tâm họ cảm thấy bất an, nhưng việc thì đã làm và lời cũng đã nói, họ không thể rút lại được nữa. Trong lòng họ hiểu rằng: “Tuy có chút hảo tâm và tinh thần chính nghĩa nhưng mình vẫn có thể làm ra loại chuyện đê tiện này; đây là thủ đoạn của kẻ đê tiện! Làm vậy chẳng phải là đang thử thách Đức Chúa Trời hay sao? Chẳng phải là đang bắt chẹt Ngài hay sao? Chuyện này quá đê tiện và vô sỉ!”. Trong tình huống này nên làm thế nào mới là hợp tình hợp lý? Có phải là đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện, nhận tội không? Hay khăng khăng cứng cổ giữ cách làm của mình? (Thưa, cầu nguyện và nhận tội.) Vậy trong toàn bộ quá trình, từ khi bắt đầu nghĩ đến khi hành động, rồi đến khi cầu nguyện và nhận tội, đâu là giai đoạn bộc lộ bình thường của tâm tính bại hoại, đâu là giai đoạn lương tâm có tác dụng, và đâu là giai đoạn lẽ thật được đưa vào thực hành? Giai đoạn từ khi nghĩ đến khi hành động là giai đoạn bị chi phối bởi tâm tính tà ác. Vậy thì chẳng phải đến giai đoạn có thể suy ngẫm là giai đoạn bị chi phối bởi tác dụng của lương tâm hay sao? Họ bắt đầu tự kiểm điểm bản thân, cảm giác được làm như vậy là sai – cảm giác này do tác dụng của lương tâm chi phối. Sau đó là giai đoạn cầu nguyện và nhận tội, cũng là do tác dụng của nhân cách, lương tâm và phẩm chất nhân tính chi phối. Họ có thể cảm thấy ân hận, hối cải, cảm thấy mình mắc nợ Đức Chúa Trời. Họ cũng có thể phản tỉnh và nhận thức được nhân tính và tâm tính bại hoại của bản thân, đạt đến có thể thực hành lẽ thật. Chẳng phải là có ba giai đoạn sao? Từ có tâm tính bại hoại bộc lộ đến có tác dụng của lương tâm, rồi đến có thể buông bỏ điều ác trong tay, có sự hối cải, buông bỏ dục vọng và ý nghĩ xác thịt, chống lại tâm tính bại hoại của bản thân, và có thể thực hành lẽ thật – đây là ba giai đoạn mà những người bình thường có nhân tính và tâm tính bại hoại nên làm được. Bởi vì loại người này có lương tâm tri giác và nhân tính tương đối tốt nên họ có thể đạt đến thực hành lẽ thật. Có thể đạt đến thực hành lẽ thật có nghĩa là loại người này có hi vọng được cứu rỗi. Nói cách khác, loại người có nhân tính tốt có xác suất được cứu rỗi tương đối cao.
– Bài bàn thêm 5: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Thử thách là một biểu hiện tương đối rõ ràng trong thực chất tâm tính tà ác. Con người dùng nhiều cách thức khác nhau để thu được thông tin họ muốn, có tin chính xác, và đạt được sự bình yên và yên tâm trong lòng. Có nhiều cách để thử thách, chẳng hạn như dùng lời nói để moi thông tin từ Đức Chúa Trời, dùng đồ vật để thử thách Ngài, phóng đại hoặc làm tư tưởng trong tâm tư ý niệm. … Cho dù con người đối đãi với Đức Chúa Trời bằng cách thức như thế nào, nếu họ cảm thấy làm như thế thì lương tâm cắn rứt, sau đó có thể nhận biết về những cách làm và tâm tính của mình, cũng như có thể thay đổi kịp thời, vậy thì không phải vấn đề lớn – đây là tâm tính bại hoại bình thường. Tuy nhiên, nếu họ kiên định và một mực làm như vậy, ngay cả khi họ nhận biết được làm như vậy là sai và bị Đức Chúa Trời chán ghét, mà vẫn có thể khăng khăng, không bao giờ chống lại hay từ bỏ chuyện này, thì đây là thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ khác với con người bình thường ở chỗ họ không bao giờ tự phản tỉnh hay tìm kiếm lẽ thật mà kiên định và một mực dùng các cách thức khác nhau để thử thách Đức Chúa Trời, thử thách thái độ của Ngài đối với con người, thử thách quy định của Ngài với một người, cũng như tâm tư và ý niệm của Ngài về quá khứ, hiện tại và tương lai của một người rốt cuộc là gì. Họ không bao giờ tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, lẽ thật, càng không tìm kiếm cách để có thể thuận phục lẽ thật, đạt được thay đổi trong tâm tính. Mục đích của họ khi làm tất cả những chuyện này là vì muốn suy đoán được ý nghĩ và tâm tư ý niệm của Đức Chúa Trời – đây là kẻ địch lại Đấng Christ. Tâm tính này của kẻ địch lại Đấng Christ rõ ràng là tà ác. Khi làm những chuyện này và có những biểu hiện này, họ không hề có một chút cắn rứt hay hổ thẹn nào. Ngay cả khi đối chiếu với bản thân, họ không hề đổi ý hay có ý dừng tay mà vẫn muốn làm như thế. Họ đối đãi với Đức Chúa Trời như thế, có thái độ, và cách làm như thế, thì rõ ràng họ xem Đức Chúa Trời là phía đối lập với mình. Trong tư tưởng và quan điểm của mình, họ không có ý nghĩ và thái độ nhận biết, yêu kính, thuận phục hay kính sợ Đức Chúa Trời; họ chỉ muốn thu được một số thông tin mình muốn từ Đức Chúa Trời và muốn dùng cách thức, thủ đoạn của riêng mình để đạt được thái độ chính xác của Đức Chúa Trời đối với họ và định nghĩa của Ngài về họ. Nghiêm trọng hơn, ngay cả khi họ đối chiếu cách làm như vậy của mình với lời vạch rõ của Đức Chúa Trời, ngay cả khi có chút ý thức rằng làm như vậy sẽ bị Đức Chúa Trời chán ghét và không phải điều con người nên làm, thì họ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ.
– Bài bàn thêm 6: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Jêsus phán với nó: “Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. Trong những lời mà Jêsus phán có lẽ thật không? Chắc chắn là có lẽ thật trong đó. Bề ngoài, những lời này là một điều răn để con người làm theo, một câu từ đơn giản, nhưng dù vậy, cả con người lẫn Sa-tan đều thường vi phạm những lời này. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã phán với Sa-tan: “Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”, bởi vì đây là điều Sa-tan thường làm, cố gắng cật lực khi làm điều đó. Có thể nói rằng Sa-tan đã làm điều này một cách trơ trẽn và không biết xấu hổ. Trong thực chất bản tính của Sa-tan, nó không sợ Đức Chúa Trời và không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Ngay cả khi Sa-tan đứng cạnh Đức Chúa Trời và có thể nhìn thấy Ngài, nó cũng không thể không thử Đức Chúa Trời. Do đó, Đức Chúa Jêsus đã phán với Sa-tan: “Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. Đây là những lời Đức Chúa Trời thường phán với Sa-tan. Vậy thì, có thích hợp để áp dụng câu từ này trong thời đại ngày nay không? (Có, vì chúng con cũng thường thử Đức Chúa Trời.) Tại sao con người thường thử Đức Chúa Trời? Có phải là vì con người đầy tâm tính Sa-tan bại hoại không? (Phải.) Vậy những lời trên của Sa-tan là những điều con người thường nói phải không? Và trong những tình huống nào con người nói những lời này? Người ta có thể nói rằng con người đã và đang nói những điều như thế bất kể thời gian và địa điểm. Điều này chứng tỏ rằng tâm tính của con người không khác gì tâm tính bại hoại của Sa-tan. Đức Chúa Jêsus đã phán một vài lời đơn giản, những lời đại diện cho lẽ thật, những lời mà con người cần. Tuy nhiên, trong tình cảnh này, có phải Đức Chúa Jêsus đang phán theo cách như vậy để tranh luận với Sa-tan không? Có điều gì mang tính chất đối đầu trong những điều Ngài phán với Sa-tan không? (Không.) Đức Chúa Jêsus cảm thấy thế nào về sự cám dỗ của Sa-tan trong lòng Ngài? Có phải Ngài cảm thấy gớm ghiếc và kinh tởm không? Đức Chúa Jêsus cảm thấy kinh tởm và gớm ghiếc, tuy vậy Ngài đã không tranh cãi với Sa-tan, và Ngài lại càng không nói về bất kỳ nguyên tắc lớn lao nào cả. Tại sao vậy? (Bởi vì Sa-tan luôn luôn là như vậy; nó không bao giờ có thể thay đổi.) Có thể nói rằng Sa-tan không bị tác động bởi lý trí không? (Có.) Sa-tan có thể nhận ra rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật không? Sa-tan sẽ không bao giờ nhận ra rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật và sẽ không bao giờ thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật; đây là bản tính của nó. Tuy nhiên vẫn còn một khía cạnh khác trong bản tính của Sa-tan rất là kinh tởm. Đó là gì? Trong sự nỗ lực của mình để thử Đức Chúa Jêsus, Sa-tan đã nghĩ rằng dù không thành công, nhưng nó vẫn sẽ cố làm như thế. Mặc dù nó sẽ bị hành phạt, nó cũng chọn thử làm bằng mọi giá. Mặc dù nó sẽ không có lợi gì khi làm như thế, nhưng nó sẽ cố gắng, dai dẳng ráng sức và chống lại Đức Chúa Trời cho đến tận cùng. Đây là loại bản chất gì vậy? Chẳng phải là tà ác sao?
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất V, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Sau cùng, Ta muốn ban cho các ngươi ba lời khuyên: Thứ nhất, đừng thử thách Đức Chúa Trời. Cho dù ngươi hiểu Đức Chúa Trời nhiều như thế nào, cho dù ngươi biết về tâm tính Ngài nhiều như thế nào, tuyệt đối đừng thử thách Ngài. Thứ hai, đừng tranh giành địa vị với Đức Chúa Trời. Cho dù Đức Chúa Trời ban cho ngươi loại địa vị nào hay Ngài giao phó cho ngươi dạng công tác nào, cho dù Ngài cất nhắc ngươi thực hiện bổn phận nào, và cho dù ngươi đã dành trọn mình và hy sinh bao nhiêu cho Đức Chúa Trời, tuyệt đối đừng cạnh tranh địa vị với Ngài. Thứ ba, đừng cạnh tranh với Đức Chúa Trời. Cho dù ngươi hiểu hay ngươi có thể quy phục những gì Đức Chúa Trời làm với ngươi, những gì Ngài sắp xếp cho ngươi, và những điều Ngài mang đến cho ngươi, tuyệt đối đừng cạnh tranh với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể vâng theo ba lời khuyên này, vậy thì ngươi sẽ tuyệt đối an toàn, và ngươi sẽ không dễ dàng chọc giận Đức Chúa Trời.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Mặc dù thực chất của Đức Chúa Trời có một yếu tố về tình yêu thương, và Ngài có lòng thương xót đối với từng người một, nhưng con người đã bỏ qua và quên mất một điều rằng trong thực chất của Ngài có sự tôn nghiêm. Việc Ngài có tình yêu thương không có nghĩa là con người có thể tự do xúc phạm Ngài, mà không gợi trong Ngài cảm giác hay phản ứng gì, và thực tế là Ngài có lòng thương xót cũng không có nghĩa là Ngài không có nguyên tắc trong cách đối xử với con người. Đức Chúa Trời là hằng sống; Ngài thực sự hiện hữu. Ngài không phải là một con rối được tưởng tượng ra hay bất kỳ vật thể nào khác. Vì Ngài hiện hữu, chúng ta nên cẩn thận lắng nghe tiếng lòng của Ngài mọi lúc, chú ý kỹ đến thái độ của Ngài và bắt đầu hiểu cảm nhận của Ngài. Chúng ta không nên dùng tưởng tượng của con người để quy định Đức Chúa Trời, và cũng không nên áp đặt những suy nghĩ và ước muốn của con người lên Ngài, làm cho Đức Chúa Trời đối xử với con người theo cách thức của con người và dựa trên những sự tưởng tượng của con người. Nếu ngươi làm điều này, thì ngươi đang chọc giận Đức Chúa Trời, đang thử thách thịnh nộ của Ngài, và thách thức tôn nghiêm của Ngài! Do đó, một khi các ngươi đã bắt đầu hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, Ta khuyên mỗi một người các ngươi hãy cẩn thận và thận trọng trong hành động và lời nói, trong chuyện đối đãi với Đức Chúa Trời, các ngươi nhất định phải cẩn thận và thận trọng hết sức có thể! Khi ngươi không hiểu được thái độ của Đức Chúa Trời, thì đừng nói năng bừa bãi, đừng làm việc bừa bãi, và đừng chụp mũ một cách tùy ý. Thậm chí quan trọng hơn, đừng đi đến bất kỳ kết luận nào một cách tùy tiện. Thay vào đó, ngươi nên chờ đợi và tìm kiếm; những hành động này cũng là một biểu hiện của việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trên hết, nếu ngươi có thể đạt được điều này, và trên hết, nếu ngươi có thái độ này, thì Đức Chúa Trời sẽ không trách cứ ngươi vì sự ngớ ngẩn, ngu dốt và thiếu hiểu biết về những lý do đằng sau các sự việc. Thay vào đó, nhờ thái độ e sợ xúc phạm đến Đức Chúa Trời, tôn trọng ý định của Ngài và sẵn lòng thuận phục Ngài của ngươi, mà Đức Chúa Trời sẽ nhớ đến ngươi, dẫn dắt và khai sáng ngươi, hoặc khoan dung cho sự non nớt và thiếu hiểu biết của ngươi. Ngược lại, nếu ngươi có thái độ bất kính đối với Ngài – phán xét Ngài tùy thích hoặc tùy tiện phán đoán và định nghĩa các tư tưởng của Ngài – thì Đức Chúa Trời sẽ lên án ngươi, sửa dạy ngươi, và thậm chí trừng phạt ngươi; hoặc là, Ngài có thể đưa ra sự nhận xét về ngươi. Có thể sự nhận xét này sẽ bao gồm kết cục của ngươi. Do đó, Ta muốn nhấn mạnh một lần nữa: Từng người các ngươi nên cẩn thận và cẩn trọng về mọi thứ đến từ Đức Chúa Trời. Đừng nói năng một cách bất cẩn, và đừng sơ suất trong các hành động của mình. Trước khi ngươi nói bất cứ điều gì, ngươi nên dừng lại và suy nghĩ: Liệu hành động này của tôi có chọc giận Đức Chúa Trời không? Khi làm điều đó, tôi có kính sợ Đức Chúa Trời không? Thậm chí trong những vấn đề đơn giản, ngươi cũng nên cố gắng tìm hiểu những câu hỏi này, và dành nhiều thời gian hơn để xem xét chúng. Nếu ngươi có thể thực sự thực hành theo những nguyên tắc này trong mọi phương diện, trong mọi sự việc, trong mọi lúc, và áp dụng một thái độ như thế đặc biệt là khi ngươi không hiểu điều gì đó, thì Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn dẫn dắt ngươi và cung cấp cho ngươi một con đường để đi theo. Bất kể con người có trình diễn với hình thức nào đi nữa, thì Đức Chúa Trời cũng nhìn thấy chúng hoàn toàn rõ ràng và hiển nhiên, và Ngài sẽ đưa ra một sự đánh giá chính xác và thích đáng về những màn biểu diễn này của ngươi. Sau khi ngươi đã trải qua sự thử luyện cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ gom tất cả các hành vi của ngươi và tổng kết lại toàn bộ để định đoạt kết cục của ngươi. Kết quả này sẽ thuyết phục từng người một không có chút nghi ngờ. Điều mà Ta muốn phán với ngươi ở đây là: Mỗi việc làm của ngươi, mỗi hành động của ngươi và mỗi suy nghĩ của người đều quyết định số phận của các ngươi.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Tin Đức Chúa Trời thì bắt buộc phải hiểu lẽ thật, phải đọc nhiều lời Đức Chúa Trời, phải thông qua sự tiết lộ của Đức Chúa Trời để nhận biết bản tính con người và nhìn thấu thực chất của họ. Sự tiết lộ của lời Đức Chúa Trời đã vạch trần bản tính con người, cho con người biết thực chất của họ là gì, và giúp họ nhìn thấu thực chất bại hoại của mình. Điều này rất quan trọng. Ngươi thấy được Sa-tan chính là thứ hồ đồ, những lời ma quỷ của nó thì không dễ gì hiểu được. Đức Chúa Trời hỏi nó: “Ngươi ở đâu đến?”. Sa-tan liền nói: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó” (Gióp 1:7). Hãy nghe kỹ lưỡng câu nói của nó, cuối cùng là nó đang đi đến hay đang quay trở lại? Thật khó để phân biệt, vậy nên lời nói này thật hồ đồ. Dựa trên lời nói này có thể thấy rằng Sa-tan chính là thứ hồ đồ. Sau khi con người bị Sa-tan làm bại hoại, họ cũng trở nên hồ đồ, làm chuyện gì cũng không có thước đo, không có tiêu chuẩn và không có nguyên tắc, vậy nên mỗi một con người đều dễ đi sai đường. Sa-tan cám dỗ Ê-va bằng cách nói: “Sao ngươi không ăn quả trên cây đó?”. Ê-va trả lời: “Đức Chúa Trời đã phán rằng, ăn quả trên cây đó thì phải chết”. Sa-tan bèn nói: “Ăn quả trên cây đó chưa chắc phải chết đâu”. Trong lời nói này của nó có ý dụ dỗ, nó không khẳng định rằng ăn quả trên cây đó sẽ không chết, mà chỉ nói là chưa chắc phải chết, khiến cho người khác cảm thấy: “Chưa chắc phải chết, vậy thì tôi ăn thử cũng được!”. Con người không thể cưỡng lại sự dụ dỗ và đã ăn nó. Như vậy Sa-tan đã đạt được mục đích dụ dỗ con người phạm tội. Nó không chịu trách nhiệm vì nó đâu có ép người ta ăn. Bên trong con người đều có tâm tính Sa-tan, và trong lòng họ đều có đủ loại chất độc mà Sa-tan dùng để thử thách Đức Chúa Trời và dụ dỗ con người. Có lúc con người nói chuyện với giọng điệu của Sa-tan, mang ý thử thách và dụ dỗ. Tâm tư và ý niệm của con người đều chứa đầy chất độc của Sa-tan, đều toát ra mùi của nó. Đôi khi ánh mắt hoặc hành động của con người đều mang theo mùi thử thách và dụ dỗ. Có một số người nói: “Tôi cứ đi theo như thế này thì đảm bảo sẽ đạt được. Cho dù không mưu cầu lẽ thật thì tôi cũng có thể theo Đức Chúa Trời cho đến cùng. Tôi thật lòng từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Ngài. Tôi có quyết tâm để kiên trì cho đến cùng. Ngay cả khi tôi có chút vi phạm thì Đức Chúa Trời cũng sẽ có thể thương xót và không từ bỏ tôi”. Con người đều không biết mình đang nói gì. Bên trong con người có nhiều thứ bại hoại như vậy, không mưu cầu lẽ thật thì làm sao có thể thay đổi? Dựa trên mức độ bại hoại của con người, nếu không có sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, con người có thể sa ngã và phản bội Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào, ngươi có tin vậy không? Dù có ép buộc bản thân thì ngươi cũng không thể đi đến cùng, bởi vì bước cuối cùng trong công tác của Đức Chúa Trời là tạo ra một nhóm người đắc thắng. Việc này liệu có dễ dàng như ngươi tưởng tượng không? Sự biến đổi cuối cùng này không yêu cầu con người phải đạt 100% hay 80%, nhưng ít nhất phải đạt được 30% hoặc 40%. Ít nhất, ngươi phải đào bới, làm cho tinh sạch và biến đổi những thứ chống đối Đức Chúa Trời thâm căn cố đế sâu trong đáy lòng ngươi. Chỉ khi đó ngươi mới đạt được sự cứu rỗi. Ngươi có thể đạt được từ 30 đến 40 phần trăm sự biến đổi theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, hoặc tốt nhất là từ 60 đến 70 phần trăm. Có được những biến đổi này thì mới có thể chứng tỏ được rằng ngươi đã đạt được lẽ thật, và về cơ bản là tương hợp với Đức Chúa Trời. Lần tới khi gặp chuyện thì ngươi sẽ không dễ dàng chống đối Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài, như vậy thì ngươi mới có thể đạt đến việc được hoàn thiện và được Đức Chúa Trời khen ngợi.
– Khi tin Đức Chúa Trời, điều tối quan trọng là chọn con đường đúng, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Thánh ca liên quan
Ba sự quở trách của Đức Chúa Trời đối với con người