13. Cách giải quyết vấn đề con người thực hiện bổn phận sợ chịu khổ, sợ gánh trách nhiệm
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Ăn uống lời Đức Chúa Trời, thực hành cầu nguyện, chấp nhận trọng trách của Đức Chúa Trời, và chấp nhận những nhiệm vụ mà Ngài giao phó cho ngươi – toàn bộ điều này là để có thể có được một con đường phía trước ngươi. Càng mang gánh trọng trách đối với sự giao phó của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ càng dễ được Ngài làm cho hoàn thiện. Một số người không sẵn lòng phối hợp với những người khác trong việc phụng sự Đức Chúa Trời, ngay cả khi họ đã được kêu gọi; đây là những người lười biếng chỉ ước được tham hưởng an nhàn. Ngươi càng được bảo phụng sự trong sự phối hợp với những người khác, ngươi sẽ càng đạt được nhiều trải nghiệm. Bởi có nhiều trọng trách và trải nghiệm hơn, ngươi sẽ đạt được nhiều cơ hội được làm cho hoàn thiện hơn. Vì lẽ ấy, nếu ngươi có thể phụng sự Đức Chúa Trời với sự chân thành, thì ngươi sẽ lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời; như thế, ngươi sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Chỉ nhóm người như thế mới hiện đang được làm cho hoàn thiện. Đức Thánh Linh càng làm cảm động ngươi, ngươi sẽ càng dành nhiều thời gian lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ càng được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ càng được Ngài thu phục – cho đến khi ngươi cuối cùng trở thành một người mà Đức Chúa Trời sử dụng. Trong hiện tại, có một số người không mang trọng trách cho hội thánh. Những người này bê trễ và luộm thuộm, và chỉ quan tâm đến xác thịt của họ. Những người như thế cực kỳ ích kỷ, và họ cũng mù quáng. Nếu ngươi không thể thấy rõ vấn đề này, ngươi sẽ không mang bất kỳ trọng trách nào. Ngươi càng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trọng trách mà Ngài giao phó cho ngươi sẽ càng lớn. Kẻ ích kỷ không sẵn lòng chịu đựng những điều như thế; họ không sẵn lòng trả giá, và kết quả là họ sẽ lỡ mất những cơ hội được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Chẳng phải họ đang làm hại chính mình sao? Nếu ngươi là người quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi sẽ có lòng gánh vác trọng trách thật sự cho hội thánh. Trên thực tế, thay vì gọi đây là trọng trách ngươi mang cho hội thánh, sẽ tốt hơn khi gọi nó là trọng trách ngươi mang vì lợi ích sự sống của chính mình, bởi vì mục đích của trọng trách mà ngươi phát triển cho hội thánh là để ngươi dùng những kinh nghiệm ấy mà được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, bất cứ ai mang trọng trách vĩ đại nhất cho hội thánh, bất cứ ai mang trọng trách cho lối vào sự sống – họ sẽ là những người được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Ngươi đã thấy rõ điều này chưa? Nếu hội thánh mà ngươi ở bị phân tán như cát, nhưng ngươi lại không lo lắng cũng không bồn chồn, và ngươi thậm chí giả mù khi anh chị em ngươi không ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường, vậy thì ngươi không mang bất kỳ trọng trách nào. Những người như thế không phải là dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích. Dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích thì đói khát sự công chính và quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Như thế, các ngươi phải trở nên quan tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, tại đây và ngay lúc này; ngươi không nên đợi Đức Chúa Trời mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho toàn thể nhân loại rồi mới quan tâm hơn đến trọng trách của Đức Chúa Trời. Chẳng phải khi ấy sẽ là quá trễ sao? Bây giờ là cơ hội tốt để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi để cho cơ hội này vụt khỏi tầm tay, ngươi sẽ hối hận cả phần đời còn lại, cũng như Môi-se đã không thể bước vào xứ Ca-na-an tốt lành và đã hối hận cả đời mình, chết trong sự ăn năn. Một khi Đức Chúa Trời đã mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho vạn dân, ngươi sẽ đầy hối hận. Ngay cả khi Đức Chúa Trời không hành phạt ngươi, ngươi sẽ hành phạt bản thân bởi sự ăn năn của chính mình. Một số người không bị thuyết phục bởi điều này, nhưng nếu ngươi không tin, hãy cứ chờ mà xem. Có một số người mà mục đích duy nhất của họ là thực hiện những lời này. Ngươi có sẵn lòng trở thành vật hi sinh vì những lời này không?
– Hãy quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời để đạt đến được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Có một vài người sợ gánh trách nhiệm trong khi làm bổn phận. Nếu hội thánh giao cho họ một công tác để làm, trước tiên họ sẽ cân nhắc xem công tác đó có yêu cầu họ phải gánh trách nhiệm hay không, và nếu có, họ sẽ không nhận công tác đó. Điều kiện của họ để làm một bổn phận, thứ nhất, đó phải là một công tác nhàn rỗi; thứ hai, công tác đó không bận rộn hay mệt mỏi; và thứ ba, bất kể làm gì cũng không phải gánh bất kỳ trách nhiệm nào. Dạng bổn phận như vậy, họ mới chịu đảm nhận. Đây là loại người gì? Đây chẳng phải là người láu cá, giả dối sao? Một chút trách nhiệm, họ cũng không muốn gánh vác. Lá cây rơi xuống mà họ sợ bể đầu. Một người như thế này có thể làm bổn phận gì? Họ có thể có ích gì trong nhà Đức Chúa Trời? Công tác của nhà Đức Chúa Trời liên quan đến công tác chiến đấu với Sa-tan, cũng như việc mở rộng phúc âm của vương quốc. Có bổn phận nào không đòi hỏi trách nhiệm chứ? Các ngươi nói xem, làm lãnh đạo thì có trách nhiệm không? Chẳng phải trách nhiệm của họ càng lớn hơn, và chẳng phải họ càng phải chịu trách nhiệm sao? Ngươi rao truyền phúc âm, làm chứng, làm video, v.v., bất kể là công tác nào, chỉ cần có liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật thì đều có trách nhiệm. Nếu ngươi làm bổn phận một cách vô nguyên tắc thì sẽ ảnh hưởng đến công tác của nhà Đức Chúa Trời, nếu sợ gánh trách nhiệm thì ngươi không thể làm bất kỳ bổn phận nào. Sợ gánh trách nhiệm khi làm bổn phận là người ta hèn nhát, hay tâm tính của họ có vấn đề? Ngươi phải biết phân định chuyện này. Thực ra đây không phải là vấn đề hèn nhát. Nếu người đó mưu cầu tiền tài hoặc chuyện gì đó có lợi cho mình, thì dũng khí của họ sẽ lớn đến thế nào? Hiểm nguy nào họ cũng dám chịu. Nhưng khi làm việc cho hội thánh, cho nhà Đức Chúa Trời, họ lại không chấp nhận chút hiểm nguy nào. Những người như vậy thật ích kỷ và đê tiện, là kẻ gian xảo nhất. Hễ ai không gánh trách nhiệm trong khi làm bổn phận đều không có chút lòng thành nào với Đức Chúa Trời, lòng trung thành lại càng khỏi nói đến. Dạng người nào dám gánh trách nhiệm? Dạng người nào dám gánh trọng trách nặng nề? Chính là người dẫn đầu và dũng cảm tiến tới vào thời điểm quan trọng nhất trong công tác của nhà Đức Chúa Trời, người không ngại gánh trọng trách nặng nề và không ngại gian nan nguy hiểm khi họ nhìn ra được công tác quan trọng và chính yếu nhất. Đó mới là người trung thành với Đức Chúa Trời, chiến binh tinh nhuệ của Đấng Christ. Có phải tất cả những người sợ gánh vác trách nhiệm trong bổn phận của mình làm như vậy bởi vì họ không hiểu lẽ thật không? Không, đây là vấn đề về nhân tính. Họ không có tinh thần chính nghĩa, không có tinh thần trách nhiệm, họ là những người ích kỷ và đê tiện, không phải là người thật lòng tin Đức Chúa Trời, và họ không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Vì những nguyên nhân này mà họ không thể được cứu rỗi. Những người tin Đức Chúa Trời phải trả giá đắt để đạt được lẽ thật và họ sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi thực hành lẽ thật. Họ phải từ bỏ nhiều thứ, từ bỏ lợi ích của xác thịt, và chịu một số đau khổ. Chỉ khi đó họ mới có thể đưa lẽ thật vào thực hành. Như vậy thì, một người sợ gánh trách nhiệm có thể thực hành lẽ thật không? Chắc chắn họ không thể thực hành lẽ thật, chuyện đạt được lẽ thật càng khỏi cần nói đến. Vì sợ thực hành lẽ thật, sợ làm tổn hại đến lợi ích của mình, sợ bị sỉ nhục, bị phỉ báng và xét đoán, nên họ không dám thực hành lẽ thật. Hậu quả là họ không thể đạt được lẽ thật, và cho dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, họ cũng không thể đạt được sự cứu rỗi của Ngài. Những người có thể làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời phải là những người mang gánh nặng đối với công tác của hội thánh, những người có trách nhiệm, những người có thể giữ vững các nguyên tắc lẽ thật, những người có thể chịu khổ và trả giá. Nếu người ta thiếu đi những điều này thì họ không thích hợp để làm bổn phận, cũng không có đủ các điều kiện để làm bổn phận. Có nhiều người sợ gánh trách nhiệm trong khi làm bổn phận. Việc họ sợ gánh trách nhiệm có ba biểu hiện chính. Biểu hiện thứ nhất là họ chọn những bổn phận không yêu cầu phải gánh trách nhiệm. Nếu lãnh đạo hội thánh sắp xếp cho họ làm một bổn phận, trước tiên họ sẽ hỏi xem làm bổn phận này thì có phải gánh trách nhiệm hay không: nếu có thì họ không nhận. Nếu bổn phận đó không yêu cầu họ gánh trách nhiệm và có trách nhiệm thì họ miễn cưỡng chấp nhận, nhưng vẫn phải xem công tác có mệt mỏi hay lao tâm không, và dù miễn cưỡng chấp nhận bổn phận, họ vẫn không có ý định làm tốt bổn phận đó, lại còn qua loa chiếu lệ. Thanh nhàn chứ không phải vất vả, và không để xác thịt phải chịu khổ – đây là nguyên tắc của họ. Biểu hiện thứ hai là khi khó khăn ập đến hoặc họ gặp một vấn đề gì, phương sách đầu tiên của họ là báo cáo với lãnh đạo, nhờ lãnh đạo xử lý và giải quyết, với hy vọng bản thân họ có thể vẫn được nhàn nhã. Họ không quan tâm, không để ý xem lãnh đạo giải quyết vấn đề thế nào, chỉ cần bản thân họ không phải gánh trách nhiệm là được. Làm bổn phận như vậy có phải là trung thành với Đức Chúa Trời không? Làm như vậy gọi là đùn đẩy trách nhiệm, lơ là chức trách, giở trò láu cá. Đây chỉ là nói suông, chứ không làm việc thật. Họ tự nhủ: “Nếu mình phải xử lý việc này rồi cuối cùng mắc sai lầm thì biết làm thế nào? Đến lúc truy cứu trách nhiệm, chẳng phải mình sẽ bị xử lý hay sao? Chẳng phải trách nhiệm sẽ đổ lên mình đầu tiên sao?”. Đây là điều họ lo lắng. Nhưng ngươi có tin rằng Đức Chúa Trời dò xét hết thảy không? Ai cũng mắc sai lầm. Nếu người ta có ý định đúng nhưng thiếu kinh nghiệm và chưa từng xử lý chuyện như thế, nhưng họ đã làm hết sức mình, thì Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy như vậy. Ngươi phải tin rằng Đức Chúa Trời dò xét lòng người và dò xét hết thảy. Nếu ngay cả điều này mà còn không tin, thì chẳng phải đó là một kẻ chẳng tin sao? Một người như vậy làm bổn phận thì có ý nghĩa gì chứ? Họ có làm bổn phận này hay không cũng chẳng sao, phải không? Họ sợ gánh trách nhiệm, họ trốn tránh trách nhiệm, gặp chuyện gì cũng không tự nghĩ cách xử lý vấn đề ngay lập tức, mà việc đầu tiên là gọi điện thoại cho lãnh đạo trước, thông báo cho lãnh đạo trước. Đương nhiên, có những người thông báo cho lãnh đạo, đồng thời bản thân họ cũng xử lý vấn đề, nhưng có những người lại không làm như vậy. Đầu tiên họ gọi điện thoại cho lãnh đạo trước, gọi điện thoại xong thì chờ đợi một cách bị động, chờ đợi chỉ thị, lãnh đạo chỉ thị một bước thì họ làm một bước, lãnh đạo nói một chút thì họ làm một chút, lãnh đạo không nói, không chỉ thị thì họ sẽ không làm, cứ trì hoãn như thế. Phải có người thúc giục, giám sát thì họ mới làm chút công tác. Ngươi nói xem người như vậy là đang làm bổn phận sao? Cho dù là đem sức lực phục vụ, họ cũng không có lòng trung thành! Người sợ gánh trách nhiệm khi làm bổn phận còn có một biểu hiện nữa. Có những người khi làm bổn phận thì chỉ làm chút việc bề ngoài, đơn giản, công tác không đòi hỏi phải gánh trách nhiệm. Những việc có khó khăn và phải gánh trách nhiệm, thì họ đẩy cho người khác, nếu xuất hiện vấn đề thì họ đùn đẩy trách nhiệm lên người khác, còn bản thân họ thì không liên quan chút gì. Khi các lãnh đạo hội thánh thấy họ thiếu trách nhiệm, thì kiên nhẫn giúp đỡ hoặc tỉa sửa họ, để họ có thể có trách nhiệm. Nhưng họ vẫn không muốn gánh trách nhiệm, trong lòng nghĩ rằng: “Bổn phận này thật khó làm. Hễ có chuyện thì mình phải gánh trách nhiệm, thậm chí còn có thể bị thanh trừ và đào thải, như vậy thì coi như mình tiêu tùng rồi”. Đây là loại thái độ gì? Làm bổn phận mà không có chút tinh thần trách nhiệm nào thì làm sao có thể làm tốt bổn phận được? Những người không thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời thì không thể làm tốt bất kỳ bổn phận nào, và những người sợ gánh trách nhiệm mà làm bổn phận thì chỉ làm chậm trễ mọi việc. Những người như vậy không đáng tin cậy, không xứng để giao phó gì; họ chỉ làm bổn phận để kiếm ăn. Những “kẻ ăn xin” như thế này có nên bị đào thải không? Nên bị đào thải. Nhà Đức Chúa Trời không muốn những người như vậy. Đây là ba biểu hiện của người sợ gánh vác trách nhiệm. Hễ là người sợ gánh vác trách nhiệm trong bổn phận thì thậm chí không thể đạt đến cấp độ của một người phục vụ trung thành, và không xứng để làm bổn phận. Một số người bị đào thải vì loại thái độ này đối với bổn phận của họ. Ngay cả bây giờ, họ có thể cũng không biết lý do và vẫn phàn nàn, nói rằng: “Mình đã làm bổn phận của mình với nhiệt huyết cháy bỏng, vậy tại sao họ lại lạnh lùng ném mình ra ngoài như vậy?”. Đến tận bây giờ, họ cũng không hiểu. Về lý do bị đào thải, những người không hiểu lẽ thật có thể cả đời không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Họ nói bằng lập luận của riêng mình, một mực giảo biện, cảm thấy rằng: “Con người tự bảo vệ mình là bản năng và họ nên làm như vậy. Ai lại không nên bảo vệ cho mình một chút chứ? Ai lại không nên nghĩ về bản thân một chút chứ? Ai lại không chừa đường lùi cho mình chứ?”. Hễ có chuyện là ngươi luôn bảo vệ bản thân, luôn có biện pháp dự phòng, luôn chừa đường lùi cho mình, thì đó có phải là thực hành lẽ thật không? Đây không phải là thực hành lẽ thật – đây là giở trò láu cá. Bây giờ ngươi đang làm bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời, nguyên tắc đầu tiên khi làm bổn phận là gì? Đó là trước tiên ngươi phải làm bằng cả tấm lòng, làm hết sức mình, đạt đến bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Như vậy mới là nguyên tắc lẽ thật, một nguyên tắc mà ngươi nên đưa vào thực hành. Có biện pháp dự phòng và chừa đường lùi để bảo vệ bản thân chính là nguyên tắc thực hành và triết lý tối cao của người ngoại đạo. Chuyện gì cũng suy xét cho bản thân trước, xem lợi ích của mình là số một, chẳng thèm suy xét cho người khác, chẳng liên quan gì đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và của người khác, trước hết là suy xét lợi ích của bản thân, sau đó suy xét đường lùi cho mình – chẳng phải người ngoại đạo là như vậy sao? Đây chính là người ngoại đạo. Loại người này không xứng để làm bổn phận.
– Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Hai người phối hợp để thực hiện một bổn phận. Cả hai đều sợ gánh trách nhiệm đó, vì thế nó trở thành cuộc đấu trí. Một người nói: “Anh đi lo vụ này đi”. Người kia nói: “Anh xử lý thì tốt hơn. Tố chất tôi kém hơn anh mà”. Nhưng thật ra thì trong lòng họ nghĩ: “Làm tốt việc này cũng chẳng được thưởng, làm kém lại còn bị tỉa sửa. Tôi không đi đâu – tôi đâu có ngu vậy! Tôi biết ý anh là gì. Đừng cố thúc tôi đi nữa”. Hai bên đấu qua đấu lại, cuối cùng thì thế nào? Không ai đi cả, và kết quả là công việc bị đình trệ. Đó chẳng phải là vô đạo đức sao? (Thưa, phải.) Chẳng phải làm đình trệ công việc là một hậu quả nghiêm trọng sao? Đó là một kết quả xấu. Vậy điều hai người này đang sống dựa vào là gì? Cả hai đều sống dựa vào triết lý Sa-tan; họ bị kìm kẹp và trói buộc bởi triết lý Sa-tan và quỷ kế của chính mình. Họ không đạt đến việc thực hành lẽ thật, và như thế việc thực hiện bổn phận của họ không đạt tiêu chuẩn. Nó qua loa chiếu lệ và không hề có chứng ngôn trong đó. Giả sử hai người phối hợp để thực hiện một bổn phận. Một người cố gắng nắm vị trí chủ đạo trong mọi việc và luôn muốn có tiếng nói cuối cùng. Người kia có thể nghĩ rằng: “Anh ta thật lợi hại; anh ta thích dẫn đầu. Vậy thì cứ để anh ta dẫn đầu mọi việc đi, khi có chuyện thì chính anh ta sẽ là người bị tỉa sửa thôi. ‘Chim ló đầu thì bị bắn’! Vậy nên mình sẽ không ló đầu. Cũng may là tố chất mình kém và mình cũng chẳng thích nhọc lòng. Anh ta thích dẫn đầu đúng không? Vậy thì nếu có việc phải làm, mình sẽ để cho anh ta làm!”. Người nói những điều như thế thích làm người dễ dãi, người đi theo. Các ngươi nghĩ sao về cách thực hiện bổn phận của họ? Họ đang sống dựa vào điều gì? (Thưa, dựa vào các triết lý xử thế.) Trong lòng họ còn có một tư tưởng. “Nếu mình phỗng tay trên của anh ta, chẳng phải anh ta sẽ nổi giận sao? Sau này nếu cả hai lại phối hợp với nhau nữa, chẳng phải sẽ không hòa hợp được sao? Ngộ nhỡ điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai, thì sẽ không thể qua lại với nhau bình thường được. Tốt nhất là mình cứ làm theo ý anh ta”. Chẳng phải đây là một triết lý xử thế sao? Cách họ đang sống giúp họ tránh khỏi phiền toái, giúp họ tránh gánh trách nhiệm. Họ sẽ đi theo sau trong mọi việc được yêu cầu mà không phải xuất đầu lộ diện, không phải suy nghĩ về vấn đề gì. Mọi việc đều đang được người khác chống đỡ, nên họ chẳng phải mệt mỏi. Việc sẵn lòng làm người đi theo chứng tỏ họ không có ý thức trách nhiệm. Họ đang sống dựa vào triết lý xử thế. Họ không tiếp nhận lẽ thật hay tuân thủ nguyên tắc. Đó không phải là phối hợp hài hòa – mà là làm người đi theo, người dễ dãi. Tại sao đó không phải là phối hợp? Bởi vì trong việc gì họ cũng không làm tròn trách nhiệm của mình. Họ không làm hết lòng hay hết trí khôn, và có lẽ họ cũng chẳng đạt đến mức hết sức. Đó là lý do tại sao Ta nói họ đang sống dựa vào triết lý xử thế thay vì dựa vào lẽ thật.
– Chính xác thì con người dựa vào điều gì để sống?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu ngươi cảm thấy mình có thể thực hiện một bổn phận nào đó, nhưng ngươi cũng sợ mắc sai lầm và bị đào thải, và do đó ngươi rụt rè, trì trệ và không tiến bộ, thì đó có phải là một thái độ thuận phục không? Ví dụ, nếu các anh chị em của ngươi chọn ngươi làm lãnh đạo của họ, thì ngươi có thể cảm thấy có nghĩa vụ thực hiện bổn phận này vì ngươi đã được chọn, nhưng ngươi không nhìn bổn phận này bằng thái độ chủ động. Tại sao ngươi không chủ động? Tại vì ngươi có những suy nghĩ về nó, và cảm thấy rằng: “Làm lãnh đạo chẳng hề là một điều tốt. Nó giống như đi trên lưỡi dao hay bước trên lớp băng mỏng. Nếu mình làm tốt thì sẽ không có phần thưởng gì, nhưng nếu mình làm kém thì sẽ bị tỉa sửa. Và bị tỉa sửa thậm chí không phải là điều tồi tệ nhất. Sẽ thế nào nếu mình bị thay thế, hay bị đào thải? Nếu điều đó xảy ra, chẳng phải mình kể như xong sao?”. Vào thời điểm đó, ngươi bắt đầu cảm thấy mâu thuẫn. Đây là thái độ gì? Đây là đề phòng và hiểu sai. Đây không phải là một thái độ mà người ta nên có đối với bổn phận của mình. Đó là một thái độ thoái chí và tiêu cực. Vậy, một thái độ tích cực thì phải như thế nào? (Thưa, chúng ta nên cởi mở, thẳng thắn, và có can đảm gánh vác trọng trách.) Đó nên là thái độ thuận phục và chủ động phối hợp. Điều các ngươi nói hơi sáo rỗng. Khi quá sợ hãi như thế này, làm sao ngươi có thể cởi mở và thẳng thắn được? Và có can đảm gánh vác trọng trách nghĩa là gì? Tâm thái nào sẽ cho ngươi can đảm gánh vác trọng trách? Nếu ngươi luôn sợ xảy ra chuyện và mình không gánh vác nổi, trong lòng ngươi lại có nhiều thứ cản trở, thì về cơ bản ngươi sẽ không có can đảm gánh vác trọng trách. Việc “cởi mở, thẳng thắn”, “có can đảm gánh vác trọng trách” hoặc “chết cũng không từ” mà các ngươi nói đến nghe hơi giống mấy khẩu hiệu mà những thanh niên phẫn nộ la hét. Những khẩu hiệu này có giải quyết được vấn đề thực tế không? Cái cần bây giờ là thái độ đúng đắn. Để có thái độ đúng đắn, ngươi phải hiểu khía cạnh này của lẽ thật. Đây là cách duy nhất để giải quyết những khó khăn bên trong ngươi và cho phép ngươi tiếp nhận suôn sẻ sự ủy thác này, bổn phận này. Đây là con đường thực hành, và chỉ đây mới là lẽ thật. Nếu ngươi dùng những từ như “cởi mở, thẳng thắn”, “có can đảm gánh vác trọng trách” để giải quyết nỗi sợ hãi trong lòng, thì có hiệu quả không? (Thưa, không.) Điều này chỉ ra rằng những việc này không phải là lẽ thật, cũng không phải là con đường thực hành. Ngươi có thể nói: “Tôi là người cởi mở và thẳng thắn, đội trời đạp đất, không có những suy nghĩ viển vông hỗn tạp trong lòng tôi, và tôi có can đảm để gánh vác trọng trách”. Bề ngoài, ngươi gánh vác bổn phận của mình, nhưng sau đó, sau khi suy ngẫm một thời gian, ngươi vẫn cảm thấy mình không thể gánh vác được. Ngươi có thể vẫn cảm thấy sợ hãi. Ngoài ra, ngươi có thể thấy những người khác bị tỉa sửa, và càng trở nên sợ hãi hơn, giống như một con chó bị quất sợ sợi dây da. Ngươi sẽ ngày càng cảm thấy vóc giạc của mình quá nhỏ bé, và rằng bổn phận này giống như một vực thẳm mênh mông không thể băng qua, và cuối cùng, ngươi vẫn sẽ không thể gánh vác trọng trách này. Đây là lý do tại sao hô hào khẩu hiệu không thể giải quyết những vấn đề thực tế. Vậy thì làm thế nào ngươi có thể thực sự giải quyết vấn đề này? Ngươi nên chủ động tìm kiếm lẽ thật và có thái độ thuận phục, hợp tác. Điều đó có thể giải quyết triệt để vấn đề. Rụt rè, sợ hãi và lo lắng cũng vô ích. Việc liệu ngươi có bị tỏ lộ và đào thải hay không có liên quan gì đến việc trở thành lãnh đạo không? Nếu ngươi không phải là một lãnh đạo, tâm tính bại hoại của ngươi có biến mất không? Sớm muộn gì ngươi cũng phải giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình. Ngoài ra, nếu ngươi không phải là lãnh đạo, thì ngươi sẽ không có nhiều cơ hội thực hành hơn và sẽ chậm tiến bộ trong sự sống, ít có cơ hội được hoàn thiện. Làm lãnh đạo hay chấp sự tuy có khổ hơn một chút nhưng cũng rất có lợi, và nếu ngươi có thể bước đi trên con đường theo đuổi lẽ thật thì ngươi có thể được hoàn thiện. Đó quả là một phước lành lớn lao! Vì vậy ngươi nên thuận phục và tích cực hợp tác. Đây là bổn phận và trách nhiệm của ngươi. Dù con đường phía trước thế nào, ngươi cũng nên có lòng thuận phục. Đây là thái độ ngươi nên có để tiếp cận bổn phận của mình.
– Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Các ngươi làm lãnh đạo và người làm công mà khi có vấn đề xuất hiện trong lúc làm bổn phận lại có thể bàng quan mặc kệ, thậm chí còn tìm đủ loại lý do và cái cớ để thoái thác trách nhiệm, có những vấn đề giải quyết được mà lại không giải quyết, khi giải quyết không được cũng không phản ánh và báo cáo lên trên, như thể những việc đó chẳng liên quan gì đến mình, làm vậy chẳng phải là thất trách hay sao? Tiếp cận công tác của hội thánh như vậy là cách làm thông minh hay ngu xuẩn? (Thưa, là ngu xuẩn.) Dạng lãnh đạo và người làm công này có phải là thứ láu cá không? Có phải là người không có chút tinh thần trách nhiệm nào không? Gặp vấn đề thì bàng quan mặc kệ, đây chẳng phải là người không biết lo không biết nghĩ sao? Đây có phải là người gian xảo không? Người gian xảo là người ngu xuẩn nhất. Muốn làm người trung thực, thì khi đối diện vấn đề ngươi phải có tinh thần trách nhiệm, phải nghĩ đủ mọi cách và tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết, tuyệt đối đừng làm người gian xảo. Gặp vấn đề mà chỉ cố thoái thác trách nhiệm và phủi tay, ở giữa người ngoại đạo mà làm kiểu này thì sẽ luôn bị khiển trách, huống hồ gì là ở trong nhà Đức Chúa Trời! Điều này chắc chắn bị Đức Chúa Trời định tội và rủa sả, bị dân được Đức Chúa Trời chọn ghê tởm và vứt bỏ. Đức Chúa Trời thích người trung thực, ghê tởm người giả dối và lươn lẹo. Ngươi làm người gian xảo và bày trò láu cá thì Đức Chúa Trời có thể không ghê tởm ngươi sao? Nhà Đức Chúa Trời có thể bỏ qua cho ngươi sao? Sớm muộn gì, ngươi cũng bị truy cứu trách nhiệm. Đức Chúa Trời thích người trung thực, không thích người gian xảo, chuyện này con người đều nên biết rõ, đừng có tiếp tục hồ đồ mà làm việc ngu xuẩn nữa. Nhất thời có chút ngu muội thì còn châm chước được, nhưng nếu như ngươi không tiếp nhận lẽ thật chút nào thì ngươi là thành phần ngoan cố không chịu thay đổi rồi. Người trung thực thì có thể gánh vác trách nhiệm, họ không suy xét chuyện được mất của bản thân, mà chỉ lo bảo vệ công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ có tâm địa trung thực và lương thiện, giống như một bát nước trong nhìn vào là thấy được đáy, dạng người này làm việc cũng có sự minh bạch. Còn người giả dối thì toàn giở trò láu cá, luôn giả vờ, che che giấu giấu, bao bọc bản thân cực kỳ kín kẽ, chẳng ai nhìn thấu được họ cả. Con người không nhìn thấu mọi suy nghĩ trong nội tâm ngươi, nhưng Đức Chúa Trời có thể dò xét những thứ ở nơi sâu thẳm nhất trong nội tâm ngươi. Đức Chúa Trời thấy được ngươi không phải là người trung thực, mà là thứ lươn lẹo, chẳng bao giờ tiếp nhận lẽ thật, lúc nào cũng giở trò giả dối với Đức Chúa Trời, không trao lòng mình cho Ngài. Như vậy thì Đức Chúa Trời sẽ không thích ngươi, Ngài sẽ ghê tởm ngươi, sẽ vứt bỏ ngươi. Hễ ai là người hanh thông giữa dân ngoại đạo, biết ăn nói và đầu óc linh hoạt, thì đều là loại người gì? Các ngươi có rõ không? Thực chất của họ là gì? Có thể nói họ đều là người thâm sâu khó lường, đều là người cực kỳ giả dối và gian xảo, đều là ma quỷ và Sa-tan chính cống. Đức Chúa Trời có thể cứu rỗi người như vậy không? Những kẻ mà Đức Chúa Trời ghê tởm nhất là ma quỷ – chính là người giả dối và gian xảo – Ngài tuyệt đối không cứu rỗi loại người này, các ngươi tuyệt đối đừng làm người như vậy. Loại người này khi nói chuyện thì mắt nhìn bốn hướng, tai nghe tám phương, khi xử sự thì tùy cơ ứng biến, xoay mặt nào cũng thuận. Ta nói cho ngươi biết, Đức Chúa Trời ghê tởm nhất loại người như vậy, người như vậy thì vô phương cứu chữa. Hễ ai nằm trong số những người giả dối và gian xảo, thì cho dù lời họ nói có dễ nghe đến đâu cũng đều là lời của quỷ gạt người, người nói chuyện càng dễ nghe thì càng là ma quỷ và Sa-tan, Đức Chúa Trời ghê tởm nhất dạng người như vậy, không sai chút nào! Các ngươi nói xem, những người giả dối, người hay nói dối và người biết ăn nói này có thể đạt được công tác của Ðức Thánh Linh không? Có thể có được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh không? Tuyệt đối không thể. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với người giả dối và gian xảo là gì? Chính là ghê tởm, là gạt sang một bên, xem thường, không thèm để ý, Ngài coi loại người này cùng loại với động vật. Trong mắt Đức Chúa Trời, loại người này khoác tấm da người nhưng thực chất là ma quỷ và Sa-tan, họ là xác chết biết đi, Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không cứu rỗi họ.
– Chức trách của lãnh đạo và người làm công (8), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công
Hiện nay vẫn còn đủ loại vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện bổn phận của rất nhiều người. Một số người luôn rất bị động trong bổn phận, luôn ngồi chờ và ỷ lại vào người khác. Đó là loại thái độ gì? Đó là vô trách nhiệm. Nhà Đức Chúa Trời đã sắp xếp ngươi thực hiện một bổn phận nào đó, nhưng ngươi đã nghiền ngẫm nhiều ngày rồi mà vẫn không hoàn thành được công tác cụ thể nào cả. Không thấy bóng dáng ngươi ở nơi làm việc, và mọi người không thể tìm được ngươi khi họ có vấn đề cần phải giải quyết. Ngươi không gánh vác được công tác này. Nếu lãnh đạo hỏi về công tác, ngươi sẽ trả lời thế nào? Ngươi hiện đang không làm bất cứ công tác nào cả. Ngươi nhận thức rõ công tác này là trách nhiệm của mình, nhưng ngươi không làm. Ngươi đang nghĩ cái gì vậy chứ? Ngươi không làm là vì không làm được hay là vì ngươi tham hưởng sự an nhàn? Thái độ của ngươi đối với bổn phận là gì? Ngươi chỉ nói về những câu chữ và đạo lý, ngươi chỉ nói những lời dễ nghe nhưng lại không làm bất kỳ công tác thực tế nào. Nếu ngươi không muốn thực hiện bổn phận của mình thì hãy từ chức, đừng chỉ đứng tại địa vị của mình mà không làm chuyện gì thực tế cả. Chẳng phải làm như vậy là gây tổn hại cho dân được Đức Chúa Trời chọn và làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh sao? Nghe cách nói chuyện thì có vẻ ngươi hiểu hết mọi đạo lý, nhưng khi được yêu cầu thực hiện bổn phận thì ngươi lại qua loa chiếu lệ và không để tâm chút nào. Đó có phải là chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời không? Ngươi không có tấm lòng chân thật với Đức Chúa Trời, lại còn giả vờ có tấm lòng chân thật, ngươi có lừa Ngài được không? Nghe cách nói chuyện bình thường thì dường như ngươi có đức tin rất lớn, còn muốn trở thành trụ cột và phiến đá góc của hội thánh, kết quả là khi thực hiện bổn phận, ngươi còn không hữu dụng bằng một que diêm. Chẳng phải đây là lừa dối Đức Chúa Trời không chớp mắt sao? Ngươi có biết hậu quả của việc lừa dối Đức Chúa Trời là gì không? Ngài sẽ ghét bỏ và đào thải ngươi! Tất cả mọi người đều bị tỏ lộ qua việc thực hiện bổn phận – chỉ cần giao cho người ta một bổn phận thì chẳng mấy chốc sẽ tỏ lộ họ là người trung thực hay kẻ giả dối, và liệu họ có yêu lẽ thật hay không. Những người yêu lẽ thật thì sẽ có thể thực hiện bổn phận một cách chân thành và bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời; những người không yêu lẽ thật thì không hề bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời và vô trách nhiệm khi thực hiện bổn phận. Ai sáng suốt thì sẽ lập tức thấy rõ điều này. Phàm ai thực hiện bổn phận tệ hại thì đều không phải là người yêu lẽ thật hay là người trung thực; đều sẽ bị tỏ lộ và đào thải. Để làm tốt bổn phận của mình, người ta phải có ý thức trách nhiệm và ý thức gánh vác. Như vậy, chắc chắn họ sẽ làm tốt công tác. Chỉ sợ người ta không có ý thức gánh vác, không có ý thức trách nhiệm, phải được nhắc nhở thì mới làm, lúc nào cũng qua loa chiếu lệ và khi có vấn đề phát sinh thì chối bỏ trách nhiệm, dẫn đến chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề, như thế thì họ có thể làm tốt công tác không? Như thế thì họ có thể đạt được kết quả gì khi thực hiện bổn phận không? Họ không muốn làm bất kỳ nhiệm vụ nào được sắp xếp cho họ, và khi thấy những người khác cần giúp đỡ trong công tác thì họ làm ngơ. Họ chỉ làm chút việc khi được ra lệnh, khi bị đốc thúc và không còn lựa chọn nào khác. Đây không phải là thực hiện bổn phận, đây là làm công ăn lương! Người làm công thì làm cho chủ, làm một ngày được trả công một ngày, làm một giờ được trả công một giờ; họ chỉ chờ được trả công. Làm việc gì cũng sợ ông chủ không nhìn thấy, làm việc gì cũng sợ không được thưởng, họ chỉ làm việc để ra vẻ – có nghĩa là họ không có lòng trung thành. Nhiều lúc, khi được hỏi về một số vấn đề liên quan đến công tác, các ngươi không thể trả lời được. Một số người trong các ngươi đã tham gia vào công tác, nhưng các ngươi chưa bao giờ hỏi công tác đang diễn ra thế nào hay nghĩ về nó bằng cái tâm. Thật ra, với tố chất và kiến thức của mình, các ngươi ít ra phải biết gì đó, bởi vì tất cả các ngươi đều đã tham gia vào công tác này. Vậy tại sao hầu hết mọi người đều không trả lời được? Có thể các ngươi thực sự không biết phải nói gì – không biết liệu mọi việc có diễn ra tốt đẹp hay không. Có hai lý do cho điều này: một là các ngươi căn bản không để tâm và chưa bao giờ quan tâm đến những điều này, và chỉ coi chúng như một nhiệm vụ phải hoàn thành. Lý do còn lại là các ngươi vô trách nhiệm và không sẵn lòng quan tâm đến những điều này. Nếu ngươi thực sự quan tâm, và thực sự để tâm vào đó, ngươi sẽ có quan điểm và cách nhìn về mỗi một chuyện đang diễn ra. Việc không có quan điểm hay cách nhìn thường xuất phát từ sự thờ ơ, lãnh đạm và không chịu trách nhiệm. Đối với bổn phận của mình, ngươi không để tâm, không có trách nhiệm, không sẵn lòng trả giá, không sẵn lòng hỏi han, cũng không muốn nhọc lòng, không muốn dốc thêm tâm trí và sức lực; ngươi chỉ muốn làm một người tùy tùng, mà như thế thì không khác gì một người ngoại đạo làm việc cho chủ. Kiểu thực hiện bổn phận này không được Đức Chúa Trời ưa thích và không làm Ngài vui lòng. Nó không thể nhận được sự khen ngợi của Ngài.
– Chỉ người trung thực mới có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người chân chính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Tất cả những ai không mưu cầu lẽ thật đều thực hiện bổn phận của họ với trạng thái tâm lý thiếu trách nhiệm. “Nếu có người dẫn dắt thì tôi theo; họ dẫn đi đâu thì tôi đi đó, bảo tôi làm gì thì tôi làm đó. Còn đối với việc gánh vác trách nhiệm và nhọc lòng, hay tốn thêm chút tâm tư, làm việc gì hết tâm sức thì tôi không làm được”. Những người này không sẵn lòng trả giá. Họ chỉ sẵn lòng ra sức làm việc chứ không chịu trách nhiệm. Đây không phải là thái độ của một người thật sự thực hiện bổn phận. Người ta phải học cách để tâm vào việc thực hiện bổn phận của mình, và một người có lương tâm thì sẽ có thể để tâm vào đó. Nếu một người không bao giờ để tâm vào việc thực hiện bổn phận, điều đó có nghĩa là họ không có lương tâm, và những ai không có lương tâm thì không thể nào đạt được lẽ thật. Tại sao Ta lại nói họ không thể đạt được lẽ thật? Họ không biết cách để cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm sự khai sáng của Đức Thánh Linh, cũng không biết cách quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, không biết cách để tâm vào việc suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, cũng không biết cách tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm để hiểu được những yêu cầu của Đức Chúa Trời và ý của Ngài. Không biết tìm kiếm lẽ thật chính là như vậy. Các ngươi có trải nghiệm những tình trạng mà, cho dù chuyện gì xảy ra hay đang thực hiện loại bổn phận gì, ngươi cũng có thể thường xuyên tĩnh lặng trước Đức Chúa Trời, để tâm vào việc suy ngẫm lời Ngài và vào việc tìm kiếm lẽ thật, để tâm cân nhắc cách thực hiện bổn phận để phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, và lẽ thật nào ngươi nên có để thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn? Ngươi có nhiều lần tìm kiếm lẽ thật theo cách này không? (Thưa, không.) Việc để tâm vào bổn phận của mình và có thể chịu trách nhiệm đòi hỏi các ngươi phải chịu khổ và trả giá – chỉ nói ngoài miệng thôi thì chưa đủ. Nếu các ngươi không để tâm vào bổn phận của mình, mà thay vào đó luôn muốn ra sức, thì bổn phận của các ngươi chắc chắn sẽ làm không được tốt. Các ngươi sẽ chỉ làm cho có lệ là xong, và các ngươi sẽ không biết rốt cuộc mình đã thực hiện nó như thế nào. Nếu ngươi để tâm thì sẽ dần đi đến hiểu lẽ thật; nếu ngươi không để tâm thì sẽ không hiểu lẽ thật. Khi ngươi để tâm mình vào việc thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật, thì ngươi sẽ dần dần hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, phát hiện ra sự bại hoại cũng như những thiếu sót của chính mình và làm chủ tất cả các trạng thái khác nhau của mình. Khi ngươi chỉ tập trung vào việc ra sức, và không để tâm vào việc tự phản tỉnh thì ngươi sẽ không thể phát hiện được những trạng thái thực sự trong lòng mình và vô số những phản ứng, những bộc lộ của sự bại hoại mà ngươi có trong những hoàn cảnh khác nhau. Nếu ngươi không biết hậu quả sẽ là thế nào khi vấn đề không được giải quyết, thì ngươi gặp phiền phức lớn rồi. Đây là lý do tại sao tin Đức Chúa Trời một cách lơ mơ không rõ thì không được. Ngươi phải sống trước Đức Chúa Trời mọi lúc mọi nơi; bất cứ điều gì xảy đến với ngươi, ngươi cũng phải luôn tìm kiếm lẽ thật, đồng thời ngươi cũng phải phản tỉnh bản thân và biết trong trạng thái của mình tồn tại những vấn đề gì, ngay lập tức tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Chỉ như vậy, ngươi mới có thể làm tốt bổn phận và không gây chậm trễ công tác. Ngươi không những có thể làm tốt bổn phận, mà quan trọng nhất là, ngươi cũng sẽ có lối vào sự sống và có thể giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Chỉ như vậy, ngươi mới có thể bước vào thực tế lẽ thật. Nếu những gì ngươi thường suy ngẫm trong lòng không phải là những chuyện liên quan đến bổn phận của ngươi, hay những chuyện liên quan đến lẽ thật, mà thay vào đó, ngươi bị vướng mắc vào những thứ bên ngoài, tâm tư hướng về những chuyện xác thịt, thì liệu ngươi sẽ có thể hiểu lẽ thật không? Liệu ngươi có thể làm tốt bổn phận và sống trước mặt Đức Chúa Trời không? Chắc chắn là không. Một người như vậy thì không cách nào đạt đến được cứu rỗi.
– Chỉ người trung thực mới có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người chân chính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Biểu hiện quan trọng nhất của người trung thực là tìm kiếm và thực hành lẽ thật trong tất thảy mọi sự – đây là điều quan trọng nhất. Ngươi nói rằng ngươi trung thực, nhưng ngươi luôn gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên và cứ làm bất cứ điều gì mình muốn. Đó có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Ngươi nói: “Tuy tố chất của tôi kém cỏi, nhưng tôi có một tấm lòng trung thực”. Và ấy thế mà khi có bổn phận giao cho mình, ngươi ngại khổ và ngại chịu trách nhiệm nếu mình làm không tốt, nên ngươi viện cớ để trốn tránh bổn phận của mình hoặc đề nghị người khác làm. Đây có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Rõ ràng là không. Vậy thì, một người trung thực nên hành xử như thế nào? Họ nên thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tận tâm với bổn phận mà họ phải thực hiện và nỗ lực đáp ứng tâm ý của Đức Chúa Trời. Điều này tự thể hiện ra theo nhiều cách: một là tiếp nhận bổn phận với lòng trung thực, không màng đến lợi lộc xác thịt, không nửa vời và không toan tính tư lợi. Đó là những biểu hiện của sự trung thực. Một cách khác là hết lòng hết sức làm tròn bổn phận của mình, làm việc một cách đúng đắn, để tâm và đặt tình yêu của mình vào bổn phận để đáp ứng Đức Chúa Trời. Đây là những biểu hiện mà một người trung thực nên có khi thực hiện bổn phận của mình. Nếu ngươi không thực hiện những gì mình biết và hiểu, và nếu ngươi chỉ dành 50 hoặc 60 phần trăm nỗ lực của mình, thì ngươi không đặt hết lòng hết sức mình, mà thay vào đó ngươi láu cá và chểnh mảng. Những người thực hiện bổn phận của họ theo cách này thì có trung thực không? Tuyệt đối không. Đức Chúa Trời không sử dụng những kẻ láu cá và giả dối như vậy làm gì; họ phải bị đào thải. Đức Chúa Trời chỉ dùng những người trung thực để thực hiện bổn phận. Ngay cả những người đem sức lực phục vụ tận tâm cũng phải trung thực. Những ai bất cẩn và chiếu lệ kinh niên, láu cá và tìm cách chểnh mảng, thì tất thảy đều giả dối, và đều là ma quỷ. Không ai trong số họ thực sự tin Đức Chúa Trời, và tất cả đều sẽ bị đào thải. Một số người nghĩ: “Làm người trung thực chỉ liên quan đến việc nói thật và không nói dối. Thực sự thì làm một người trung thực rất dễ”. Ngươi nghĩ gì về quan điểm này? Việc làm một người trung thực có giới hạn trong phạm vi nhỏ như vậy không? Tuyệt đối không. Ngươi phải tỏ lộ lòng mình và dâng nó cho Đức Chúa Trời; đây là thái độ mà một người trung thực phải có. Đó là lý do tại sao một tấm lòng trung thực lại rất quý giá. Điều này có ngụ ý gì? Đó là một tấm lòng trung thực có thể kiểm soát hành vi của ngươi và thay đổi tình trạng của ngươi. Nó có thể dẫn ngươi đến việc đưa ra những lựa chọn đúng, thuận phục Đức Chúa Trời và được Ngài khen ngợi. Một tấm lòng như vậy thật sự quý giá. Nếu ngươi có một tấm lòng trung thực như vậy thì đó là trạng thái mà các ngươi nên sống, là dạng hành vi ngươi nên có, và đó là cách các ngươi cống hiến bản thân mình.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể làm bổn phận gì cũng đều phải nắm vững nguyên tắc, có thể đạt đến biết thực hành lẽ thật, như vậy chính là có nguyên tắc. Nếu không nhìn thấu gì đó, không biết làm thế nào cho thích hợp, thì nên tìm kiếm và thông công để đạt đến đồng thuận, xác định làm thế nào sẽ có lợi cho công tác của hội thánh và đem lại lợi ích cho anh chị em thì làm thế ấy, đừng để các loại quy định kìm kẹp, đừng trì hoãn, đừng chờ đợi, đừng trông ngóng. Nếu như lúc nào cũng trông ngóng, bản thân không có chủ kiến, luôn chờ người khác ra quyết định rồi mới làm, không có ai quyết định thì cứ trì hoãn và chờ đợi, làm như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Các hạng mục công tác đều bị đình trệ không tiến lên được, chuyện gì cũng không làm xong. Ngươi nên học cách tìm kiếm lẽ thật, ít nhất ngươi phải có thể hành động theo lương tâm và lý trí, chỉ cần ngươi nhìn thấu xem làm thế nào là thích hợp và được đa số mọi người cho là ổn, thì nên thực hành như thế. Ngươi đừng sợ gánh trách nhiệm, đừng sợ đắc tội với người ta, cũng đừng sợ phải gánh hậu quả. Nếu người ta không làm việc thật, luôn có bụng dạ hẹp hòi, luôn sợ gánh trách nhiệm, không dám giữ vững nguyên tắc trong hành động, thì điều đó cho thấy người này quá lươn lẹo, quá giả dối, quá nhiều mưu chước ma đạo. Họ muốn hưởng thụ ân điển và sự chúc phúc của Đức Chúa Trời, mà lại không làm việc thật, như vậy thì quá thất đức rồi. Đức Chúa Trời ghê tởm nhất là dạng người giảo hoạt và giả dối này. Bất kể tâm tư ngươi có ý nghĩ gì, nếu ngươi không thực hành dựa theo lẽ thật, không có lòng trung thành, luôn có những sự lẫn tạp của riêng mình, luôn có ý riêng và cách nghĩ riêng của mình, thì những chuyện này Đức Chúa Trời đều dò xét hết và biết hết. Ngươi cho là Đức Chúa Trời không biết sao? Vậy thì ngươi quá ngu xuẩn rồi! Nếu ngươi không lập tức hối cải, thì con người ngươi sẽ không có công tác của Đức Chúa Trời nữa. Tại sao lại không có công tác của Đức Chúa Trời? Bởi vì Đức Chúa Trời dò xét tận đáy lòng người, Đức Chúa Trời thấy rõ ràng những mưu chước ma đạo của con người, thấy lòng con người ngăn cách với Ngài chứ không một lòng một dạ với Ngài. Chủ yếu thứ gì gây ngăn cách? Chính là những cách nghĩ riêng, lợi ích riêng, thể diện và địa vị riêng, còn có những mưu chước ma đạo của riêng họ. Lòng người mà bị những thứ này ngăn cách với Đức Chúa Trời, luôn giấu giếm bí mật trong lòng và luôn có ý định riêng, thì rất phiền phức. Nếu tố chất ngươi kém một chút, trải nghiệm nông cạn một chút, nhưng ngươi sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, một lòng một dạ với Đức Chúa Trời, có thể dốc hết sức lực để làm việc mà Đức Chúa Trời giao phó, không dùng thủ đoạn, thì Đức Chúa Trời cũng có thể nhìn thấy. Nếu lòng ngươi luôn ngăn cách với Đức Chúa Trời, luôn có bụng dạ hẹp hòi, luôn sống vì lợi ích và thể diện, trong lòng luôn vì chúng mà bày mưu tính kế và bị chúng chiếm hữu, thì kết quả là Đức Chúa Trời không hài lòng về ngươi, Ngài sẽ không khai sáng hay soi sáng cho ngươi, cũng không đếm xỉa đến ngươi, lòng ngươi sẽ ngày càng tối tăm, lúc đó ngươi thực hiện bổn phận hay làm bất cứ gì cũng đều rối tinh rối mù, chẳng đâu vào đâu. Bởi vì con người ngươi quá ích kỷ và đê tiện, luôn mưu đồ cho bản thân, chẳng có lòng chân thành với Đức Chúa Trời, lại còn dám giả dối và lừa dối Đức Chúa Trời, chẳng những không tiếp nhận lẽ thật, mà còn giở trò láu cá khi làm bổn phận, vậy thì đâu phải là thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời. Ngươi không thật lòng làm bổn phận, mà chỉ bỏ ra chút sức, nhân cơ hội này mà kiếm thêm chút phúc lợi, lại còn muốn mưu đồ danh lợi và địa vị cho bản thân, khi bị tỉa sửa thì không thể tiếp nhận và thuận phục, ngươi cứ như vậy thì sẽ dễ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dò xét tận đáy lòng người, ngươi mà không hối cải thì ngươi gặp nguy hiểm rồi. Ngươi sẽ dễ bị Đức Chúa Trời đào thải, như vậy thì ngươi sẽ không có lại cơ hội được Đức Chúa Trời khen ngợi nữa đâu.
– Thông Công Của Đức Chúa Trời
Một số người không tin nhà Đức Chúa Trời có thể đối xử công bằng với mọi người. Họ không tin rằng trong nhà Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời nắm quyền và lẽ thật nắm quyền. Họ tin rằng bất kể một người thực hiện bổn phận nào, nếu có nảy sinh vấn đề, nhà Đức Chúa Trời sẽ lập tức xử lý người đó, tước bỏ tư cách thực hiện bổn phận đó của họ, đuổi họ đi, hoặc thậm chí thanh trừ họ khỏi hội thánh. Sự thật có thực sự như thế không? Chắc chắn là không. Nhà Đức Chúa Trời đối xử với mỗi một người theo các nguyên tắc lẽ thật. Đức Chúa Trời công chính trong cách Ngài đối xử với mỗi người. Ngài không chỉ nhìn vào biểu hiện của người ta trong một sự việc riêng lẻ; Ngài nhìn vào thực chất bản tính của người đó, vào ý định, thái độ của họ, và Ngài đặc biệt nhìn vào việc người đó có thể phản tỉnh khi mắc lỗi hay không, có hối hận hay không, có thể dựa vào lời Ngài mà nhìn thấu thực chất của vấn đề, đạt đến hiểu lẽ thật, ghê tởm bản thân và thực sự ăn năn hay không. Nếu người ta không có thái độ đúng đắn này, hoàn toàn bị hỗn tạp bởi ý định cá nhân, toàn là những thứ hẹp hòi ma mãnh và những bộc lộ của tâm tính bại hoại, rồi đến khi phát sinh vấn đề thì giả vờ, ngụy biện và phân bua, có chết cũng không chịu thừa nhận hành động của mình, thì dạng người này không có cách nào được cứu rỗi nữa. Họ không hề tiếp nhận lẽ thật và hoàn toàn bị tỏ lộ. Những người không đúng đắn và không hề tiếp nhận lẽ thật thì về thực chất đều là những kẻ chẳng tin và chỉ có thể bị đào thải. Kẻ chẳng tin đi làm lãnh đạo và người làm công thì làm sao mà không bị tỏ lộ và đào thải chứ? Một kẻ chẳng tin, dù là thực hiện bổn phận gì chăng nữa, chắc chắn sẽ bị tỏ lộ sớm nhất, vì tâm tính bại hoại mà họ bộc lộ ra là quá nhiều và quá rõ ràng. Hơn nữa, họ chẳng hề tiếp nhận lẽ thật, lại còn hành động bừa phứa. Cuối cùng, khi bị đào thải và mất đi cơ hội thực hiện bổn phận, họ bắt đầu lo lắng và suy nghĩ, “Vậy là coi như xong. Nếu không được phép thực hiện bổn phận thì làm sao mình có thể được cứu rỗi. Phải làm gì đây?”. Thực ra, trời không tuyệt đường người. Có một con đường cuối cùng chính là thực sự hối cải, mau chóng truyền bá phúc âm và đưa được người ta về, lập công chuộc tội. Họ mà không đi con đường này nữa thì thật sự tiêu tùng. Nếu có chút lý trí và biết mình chẳng có tài cán gì, thì họ nên trang bị lẽ thật cho tốt và rèn luyện truyền bá phúc âm, đó cũng là đang thực hiện bổn phận. Việc này hoàn toàn khả thi. Nếu họ thừa nhận bản thân bị đào thải vì không làm tốt bổn phận, nhưng vẫn không tiếp nhận lẽ thật và trong lòng chẳng có lấy một chút hối hận, lại còn cam tâm sa đọa, thì như vậy chẳng phải là ngu muội và vô tri hay sao? Nói cho Ta nghe, nếu một người mắc lỗi nhưng có thể thực sự nhận thức và sẵn lòng hối cải, lẽ nào nhà Đức Chúa Trời lại không cho họ cơ hội? Khi kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, có rất nhiều bổn phận cần được thực hiện, chỉ sợ ngươi không có lương tâm hay lý trí, không chuyên tâm vào việc chính đáng, nếu ngươi có được cơ hội thực hiện bổn phận nhưng không biết quý trọng, hoàn toàn không mưu cầu lẽ thật, để lỡ mất thời điểm tốt nhất thì ngươi sẽ bị tỏ lộ. Nếu ngươi liên tục qua loa chiếu lệ khi thực hiện bổn phận, và không hề thuận phục khi bị tỉa sửa, thì nhà Đức Chúa Trời còn dùng ngươi thực hiện bổn phận không? Trong nhà Đức Chúa Trời, lẽ thật nắm quyền, chứ không phải Sa-tan. Đức Chúa Trời có tiếng nói cuối cùng trong mọi sự. Chính Ngài đang làm công tác cứu rỗi nhân loại, chính Ngài đang tể trị mọi sự. Không cần ngươi phải phân tích đúng sai; ngươi chỉ cần nghe lời và thuận phục. Khi bị tỉa sửa, ngươi phải tiếp nhận lẽ thật và có thể chỉnh đốn sai lầm. Nếu ngươi làm vậy, nhà Đức Chúa Trời sẽ không tước mất tư cách thực hiện bổn phận của ngươi. Nếu ngươi luôn sợ bị đào thải, luôn nói lý lẽ, luôn ngụy biện cho bản thân, thì có vấn đề rồi. Nếu ngươi để người khác thấy mình hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, không biết lý lẽ, thì phiền phức rồi. Hội thánh không xử lý ngươi thì không được. Nếu ngươi hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật khi thực hiện bổn phận, luôn sợ bị tỏ lộ và đào thải, thì nỗi sợ này của ngươi có lẫn tạp ý của con người và có tâm tính bại hoại của Sa-tan, có sự nghi ngờ, đề phòng và hiểu lầm. Đây đều không phải là thái độ mà con người nên có. Ngươi phải bắt đầu từ việc giải quyết chữ “sợ”, ngoài ra cũng phải giải quyết những hiểu lầm của ngươi về Đức Chúa Trời. Con người nảy sinh hiểu lầm về Đức Chúa Trời như thế nào? Khi người ta được bình an vô sự, thì chắc chắn con người không hiểu lầm, mà còn tin rằng Đức Chúa Trời là tốt lành, tôn quý, công chính, đầy lòng thương xót và từ ái, rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng. Tuy nhiên, khi gặp chuyện gì đó không phù hợp với quan niệm của mình, họ nghĩ: “Có vẻ như Đức Chúa Trời không công chính cho lắm, ít nhất là không phải trong chuyện này”. Đây có phải là hiểu lầm không? Làm thế nào mà Đức Chúa Trời lại không công chính nữa? Điều gì đã khiến ngươi nảy sinh sự hiểu lầm này? Điều gì đã khiến ngươi nảy sinh ý nghĩ và nhận thức rằng Đức Chúa Trời không công chính? Ngươi có thể nói rõ được không? Đó là câu nào? Chuyện nào? Bối cảnh nào? Ngươi hãy nói ra, để mọi người có thể phân định và xem lý lẽ đó có vững hay không. Ngoài ra, khi con người hiểu lầm Đức Chúa Trời hoặc gặp chuyện gì đó không phù hợp với quan niệm của họ, thì họ nên có thái độ gì? (Thưa, thái độ tìm kiếm lẽ thật và thuận phục.) Trước tiên, họ phải thuận phục và ngẫm nghĩ: “Mình không hiểu, nhưng mình sẽ thuận phục vì đây là việc Đức Chúa Trời làm, không phải là điều con người nên phân tích. Hơn nữa, mình không thể nghi ngờ lời Đức Chúa Trời hay công tác của Ngài, vì lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật”. Đây chẳng phải là thái độ mà con người nên có sao? Ngươi có thái độ này, thì sự hiểu lầm của ngươi còn có thể trở thành khó khăn hay không? (Thưa, không thể.) Nó sẽ không ảnh hưởng hoặc quấy nhiễu việc thực hiện bổn phận của ngươi.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Sau khi tin Đức Chúa Trời, chuyện đau khổ nhất và khó chịu nhất mà người ta gặp phải là gì? Chuyện lớn nhất không gì khác là biết mình đã bị thanh trừ hoặc khai trừ, đã bị Đức Chúa Trời tỏ lộ và đào thải. Đây là chuyện đau khổ nhất và bi ai nhất, không có một ai muốn gặp phải chuyện như vậy sau khi tin Đức Chúa Trời. Vậy làm thế nào để ngăn chuyện như vậy xảy ra? Ít nhất là người ta phải hành động theo lương tâm, nghĩa là trước hết phải học cách thực hiện trách nhiệm, tuyệt đối không được qua loa chiếu lệ, không được làm chậm trễ việc mà Đức Chúa Trời giao phó. Vì ngươi là một con người, ngươi nên suy ngẫm xem những trách nhiệm của con người là gì. Những trách nhiệm mà những người ngoại đạo coi trọng nhất, chẳng hạn như hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ và làm rạng danh gia đình thì không cần phải nhắc đến, chúng đều rỗng tuếch và không có bất kỳ ý nghĩa thực tế nào. Trách nhiệm tối thiểu nhất mà một con người nên làm là gì? Thiết thực nhất là cách ngươi làm tốt bổn phận của mình hiện tại. Chỉ đơn thuần hài lòng với việc làm cho có lệ thì không phải là làm tròn trách nhiệm, chỉ biết giảng câu chữ và đạo lý thì không phải là làm tròn trách nhiệm. Chỉ có thực hành lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc mới là làm tròn trách nhiệm. Khi ngươi thực hành lẽ thật có hiệu quả và mang lại lợi ích cho mọi người thì đó mới thực sự là làm tròn trách nhiệm. Bất kể ngươi đang thực hiện bổn phận gì, chỉ khi ngươi kiên trì hành động theo nguyên tắc lẽ thật thì mới thực sự là làm tròn trách nhiệm. Làm cho có lệ theo cách làm của con người thì là qua loa chiếu lệ; chỉ có tuân thủ các nguyên tắc lẽ thật mới là làm tốt bổn phận và làm tròn trách nhiệm. Ngươi làm tròn trách nhiệm rồi thì đó chẳng phải là biểu hiện của lòng trung thành sao? Đây chính là biểu hiện của lòng trung thành trong việc làm bổn phận. Chỉ khi ngươi có lòng gánh vác trách nhiệm, có ý chí và mong muốn này, có biểu hiện của lòng trung thành này, thì Đức Chúa Trời mới có thể vừa ý với ngươi và khen ngợi ngươi. Nếu ngươi thậm chí không có lòng gánh vác trách nhiệm này, Đức Chúa Trời sẽ coi ngươi như một kẻ lưu manh, một kẻ bộp chộp và sẽ khinh thường ngươi. Từ góc độ con người mà nói, như vậy nghĩa là không tôn trọng ngươi, không coi ngươi ra gì và coi thường ngươi. Giống như việc ngươi tiếp xúc với một người trong một thời gian, nhìn thấy người này nói chuyện viển vông, ăn nói lan man, hay khoác lác bốc phét, không phải là người đáng tin cậy, thì ngươi có tôn trọng họ không? Ngươi dám giao phó cho họ làm việc không? Ai biết được vì nguyên nhân nào đó mà họ làm chậm trễ việc ngươi giao phó, ngươi sẽ không dám giao phó việc gì cho loại người này. Tận đáy lòng ngươi chán ghét loại người này, còn có thể hối hận vì đã kết giao với họ. Ngươi cảm thấy may mắn vì đã không giao phó việc gì cho người như vậy, nếu giao phó cho người như vậy thì hẳn ngươi sẽ hối hận cả đời. Giả dụ ngươi tiếp xúc với một người, thông qua nói chuyện và giao tiếp thì thấy người này chẳng những có nhân tính tốt mà còn có lòng gánh vác trách nhiệm, khi ngươi giao phó cho họ làm việc thì chỉ cần nói đại một câu là họ đã ghi khắc trong lòng, nghĩ biện pháp làm tốt chuyện này để khiến ngươi hài lòng, nếu họ không làm tốt chuyện ngươi giao cho thì sau đó họ cũng ngại gặp ngươi, đây chính là người có lòng gánh vác trách nhiệm. Người có lòng gánh vác trách nhiệm thì bất kể là lãnh đạo và người làm công hay là Bề trên nói với họ một câu, giao cho một việc, họ cũng cảm thấy “Người ta coi trọng mình như thế, mình nhất định phải làm tốt chuyện này, không được phụ lòng người ta”. Có phải ngươi sẽ dám giao phó cho người có lương tâm và lý trí như vậy làm việc không? Người mà ngươi có thể giao phó cho họ làm việc thì chắc chắn là người mà ngươi thấy vừa ý và đáng tin cậy. Nhất là khi họ vì ngươi mà làm vài việc, làm rất nghiêm túc, hoàn toàn đạt đến yêu cầu của ngươi, thì ngươi sẽ cảm thấy họ là người đáng để tin cậy, trong lòng ngươi còn rất cảm phục họ và coi trọng họ. Mọi người đều sẵn lòng kết giao với người như vậy, huống chi là Đức Chúa Trời! Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có sẵn lòng giao phó công tác của hội thánh và bổn phận mà con người nên làm cho một người không đáng tin cậy không? (Thưa, không sẵn lòng.) Khi Đức Chúa Trời giao một công tác nào đó của hội thánh cho một người, thì Ngài kỳ vọng điều gì nơi người đó? Thứ nhất, Ngài hy vọng người đó tận chức tận trách, coi công tác này là chuyện lớn để làm và có thể làm tốt. Thứ hai, Ngài hy vọng họ là một người đáng tin cậy, dù qua thời gian bao lâu, dù hoàn cảnh xảy ra thay đổi như thế nào, thì lòng gánh vác trách nhiệm của họ cũng không thay đổi, và nhân cách của họ chịu được thử thách. Nếu họ là một người đáng tin cậy, Đức Chúa Trời sẽ thấy yên tâm, sẽ không giám sát và theo sát chuyện này nữa, bởi vì trong lòng Đức Chúa Trời đã tín nhiệm họ rồi, giao chuyện này cho họ, thì bảo đảm họ có thể hoàn thành nhiệm vụ, sẽ không xảy ra sự cố. Khi Đức Chúa Trời giao phó cho con người làm việc, có phải Ngài hy vọng như vậy không? (Thưa, phải.) Vậy khi ngươi hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời rồi, thì trong lòng ngươi nên biết mình phải làm như thế nào để phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời, để Đức Chúa Trời vừa ý và tin tưởng ngươi. Nếu ngươi có thể thấy rõ những biểu hiện, hành vi của mình, cũng như thái độ của mình đối với việc làm bổn phận, nếu ngươi tự biết mình, biết bản thân mình là thứ gì, mà ngươi còn đòi hỏi Đức Chúa Trời vừa ý với ngươi, đòi hỏi Ngài ân đãi và thiên vị ngươi, như vậy chẳng phải là vô lý gây sự sao? (Thưa, phải.) Ngay cả chính ngươi còn khinh thường và coi thường bản thân mình, vậy mà ngươi còn đòi hỏi Đức Chúa Trời vừa ý với ngươi, như vậy là không hợp lý. Cho nên, nếu ngươi muốn Đức Chúa Trời vừa ý với ngươi, ít nhất ngươi phải làm cho người khác tin tưởng ngươi. Nếu ngươi muốn làm cho người khác tin cậy ngươi, thấy vừa ý và coi trọng ngươi, thì ít nhất ngươi phải có tôn nghiêm, có lòng gánh vác trách nhiệm, giữ chữ tín và đáng để người ta tin cậy. Hơn nữa, khi ở trước mặt Đức Chúa Trời, ngươi phải tận chức tận trách, đạt đến có lòng trung thành – như thế thì về cơ bản, ngươi đã đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngươi được Đức Chúa Trời khen ngợi, thì chẳng phải ngươi có hy vọng rồi sao? (Thưa, phải.)
– Chức trách của lãnh đạo và người làm công (8), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công
Cho dù Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi điều gì, ngươi cũng chỉ cần hết sức mình làm theo, và Ta hy vọng ngươi sẽ có thể tận trung với Đức Chúa Trời trước mặt Ngài trong những ngày cuối cùng này. Chừng nào ngươi có thể thấy nụ cười mãn nguyện của Đức Chúa Trời khi Ngài ngồi trên ngai, kể cả khi khoảnh khắc này là giờ chết đã định của ngươi, thì ngươi cũng có thể mỉm cười khi nhắm mắt. Trong thời gian tại thế, ngươi phải làm bổn phận sau cùng của mình cho Đức Chúa Trời. Trong quá khứ, Phi-e-rơ đã bị đóng đinh vào thập tự ngược đầu vì Đức Chúa Trời; nhưng ngươi nên đáp ứng Đức Chúa Trời trong những ngày cuối cùng này, và dốc hết nghị lực vì Ngài. Một loài thọ tạo có thể làm gì cho Đức Chúa Trời? Vì lẽ ấy, ngươi nên dâng bản thân mình cho Đức Chúa Trời trước, thuận theo mọi sự sắp đặt của Ngài. Miễn sao điều đó làm Đức Chúa Trời vui và hài lòng, thì hãy để Ngài làm theo ý của Ngài với ngươi. Con người có quyền gì mà nói lời than oán chứ?
– Diễn giải những mầu nhiệm – Chương 41, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Hôm nay, điều các ngươi cần phải đạt được không phải là những yêu cầu bổ sung, mà là bổn phận của con người, và là việc tất cả mọi người phải làm. Nếu các ngươi ngay cả bổn phận mình cũng không thể làm được, hoặc làm cho tốt, thì chẳng phải các ngươi đang tự rước họa vào thân sao? Chẳng phải các ngươi đang chuốc lấy cái chết sao? Làm sao các ngươi vẫn mong có tương lai và triển vọng được? Công tác của Đức Chúa Trời là vì nhân loại, và sự hợp tác của con người là vì sự quản lý của Đức Chúa Trời. Sau khi Đức Chúa Trời đã làm những việc Ngài cần làm, thì con người được yêu cầu không tiếc công thực hành, và phải hợp tác với Đức Chúa Trời. Trong công tác của Đức Chúa Trời, con người không nên tiếc công sức, nên thể hiện lòng trung thành của mình, và không nên đắm chìm trong vô số quan niệm, hoặc ngồi thụ động và chờ đợi cái chết. Đức Chúa Trời có thể hy sinh bản thân Ngài cho nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời một lòng một dạ với con người, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện một chút hợp tác? Đức Chúa Trời làm việc vì nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thực hiện một vài bổn phận của mình vì sự quản lý của Đức Chúa Trời? Công việc của Đức Chúa Trời đã đi xa đến mức này, vậy mà các ngươi vẫn chỉ nhìn mà không hành động, các ngươi nghe nhưng không lay động. Chẳng phải những người như thế là những đối tượng của sự diệt vong sao? Đức Chúa Trời đã dành hết mọi thứ của Ngài cho con người, vậy thì tại sao, hôm nay, con người không có khả năng thực hiện bổn phận mình một cách sốt sắng? Với Đức Chúa Trời, công tác của Ngài là ưu tiên số một, và công tác quản lý của Ngài là quan trọng tột bậc. Với con người, đưa những lời của Đức Chúa Trời vào thực hành và thực hiện những yêu cầu của Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu của họ. Tất cả các ngươi nên hiểu được điều này.
– Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Sau khi tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, Nô-ê bắt đầu lập kế hoạch đóng con tàu mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ông. Ông đã tìm bằng được các vật liệu, con người và công cụ cần thiết khác nhau để đóng tàu. Đương nhiên, điều này liên quan đến rất nhiều thứ; nó không dễ dàng và đơn giản như câu chữ gợi lên. Trong thời đại tiền công nghiệp đó, một thời đại mà mọi thứ đều được làm bằng nhân lực, bằng đôi tay, thì có thể hình dung sẽ khó khăn đến thế nào để xây dựng một con tàu như thế, một thứ khổng lồ như thế và hoàn thành việc đóng tàu mà Đức Chúa Trời giao phó. Tất nhiên, cách Nô-ê lên kế hoạch, chuẩn bị và thiết kế như thế nào, cũng như việc tìm nguồn đủ loại vật liệu và công cụ khác nhau – những thứ này đều không đơn giản, có khả năng Nô-ê còn chưa bao giờ thấy một con tàu lớn đến thế. Sau khi tiếp nhận sự ủy thác này, nắm bắt được mọi ẩn ý trong lời Đức Chúa Trời, và nhìn nhận từ mọi điều Đức Chúa Trời đã phán, Nô-ê biết rằng đây không phải là chuyện đơn giản hay dễ dàng. Không đơn giản hay dễ dàng nghĩa là gì? Một mặt, nghĩa là sau khi tiếp nhận sự ủy thác này, Nô-ê sẽ có một trọng trách nặng nề trên vai. Hơn nữa, xét từ cách Đức Chúa Trời đích thân triệu gọi Nô-ê và đích thân dặn dò ông về cách đóng tàu, thì đây không phải là chuyện bình thường, đây không phải là chuyện nhỏ. Xét từ những chi tiết mọi câu chữ Đức Chúa Trời đã phán, đây không phải là chuyện mà bất kỳ người bình thường nào cũng có thể gánh vác được. Việc Đức Chúa Trời triệu gọi Nô-ê và giao phó việc này cho ông, cho thấy trong lòng Đức Chúa Trời đánh giá về ông như thế nào. Đối với chuyện này, tất nhiên Nô-ê có thể lĩnh hội được phần nào tâm ý của Đức Chúa Trời – và khi đã lĩnh hội được tâm ý của Đức Chúa Trời, Nô-ê biết cuộc sống mà ông sẽ đối mặt và ý thức được đủ loại khó khăn mà ông sẽ gặp phải trong thời gian sau này. Mặc dù Nô-ê lĩnh hội và ý thức được rằng việc Đức Chúa Trời giao phó cho ông có rất nhiều khó khăn, và ông sẽ phải đối mặt với những thử thách dữ dội, nhưng trong lòng ông không có ý định kháng cự, mà thay vào đó, lại cảm kích Giê-hô-va Đức Chúa Trời vô cùng. Tại sao Nô-ê cảm kích? Bởi vì Đức Chúa Trời đã bất ngờ giao phó một việc trọng đại đến thế cho ông, đã đích thân chỉ bảo và giải thích từng chi tiết cho ông. Quan trọng hơn nữa, Đức Chúa Trời cũng đã nói cho Nô-ê toàn bộ câu chuyện, từ đầu đến cuối, về lý do tại sao phải đóng tàu. Đây là một sự kiện trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, là việc riêng của Đức Chúa Trời, và, vì Đức Chúa Trời đã nói với ông về chuyện này, mà Nô-ê đã cảm nhận được tầm quan trọng của nó. Tóm lại, xét từ những dấu hiệu khác nhau này, xét từ ngữ khí của Đức Chúa Trời, và các khía cạnh khác nhau trong chuyện mà Đức Chúa Trời truyền đạt cho Nô-ê, thì Nô-ê có thể cảm nhận được tầm quan trọng của việc Đức Chúa Trời giao phó cho ông đóng tàu, trong lòng ông lĩnh hội được và không dám coi nhẹ nó, cũng không dám bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. Do đó, khi Đức Chúa Trời dặn dò xong, và sau khi Nô-ê đã lập kế hoạch xong, thì ông phải bắt tay vào chuẩn bị cho tất cả những việc để đóng tàu, tìm kiếm nhân lực, chuẩn bị đủ loại vật liệu, và, theo lời Đức Chúa Trời mà dần dần tập hợp nhiều loại sinh vật sống khác nhau lên tàu.
Toàn bộ quá trình Nô-ê đóng tàu đầy dẫy khó khăn. Tạm thời, chưa nói đến việc Nô-ê chịu đựng thế nào trước những gió quất mưa dầm nắng gắt, cái nóng thiêu đốt và cái lạnh buốt giá, bốn mùa luân chuyển, năm này qua năm khác. Trước tiên, chúng ta hãy nói về việc đóng tàu là công trình to lớn thế nào, về các loại vật liệu khác nhau phải chuẩn bị, và đủ loại khó khăn mà ông phải đối mặt trong quá trình đóng tàu. Những khó khăn này bao gồm những gì? Trái ngược với tưởng tượng của con người, có những công việc không phải làm một lần là có thể thành công, thay vào đó phải đối diện với nhiều lần thất bại. Sau khi hoàn thành một cái gì đó, nếu thấy không ổn, Nô-ê sẽ tháo rời nó ra, và sau khi ông tháo rời nó ra xong, ông sẽ phải chuẩn bị thêm vật liệu, và làm lại từ đầu. Không giống như ngày nay, khi mọi thứ đều được thực hiện bằng thiết bị điện tử, và một khi đã được thiết lập thì công việc sẽ được thực hiện theo một chương trình đã định sẵn. Người thời này mà làm những việc thủ công này thì đều dùng máy móc, chỉ cần khởi động máy thì tự nó có thể làm xong. Nhưng trong xã hội nguyên thủy của Nô-ê, làm gì cũng cần đến tay chân, làm gì cũng phải tự mình làm lấy, phải dùng đôi mắt, tư duy, để tâm và lao lực. Tất nhiên, hơn thế nữa, người ta còn cần phải dựa vào Đức Chúa Trời; họ cần tìm kiếm Đức Chúa Trời mọi nơi mọi lúc. Trong quá trình đối mặt với đủ mọi khó khăn, và trong quá trình ngày đêm đóng tàu, Nô-ê đã phải đối mặt không chỉ với những tình huống khác nhau xảy ra khi hoàn thành công trình khổng lồ này, mà còn cả những môi trường khác nhau xung quanh ông, cũng như sự chế giễu, phỉ báng và nhục mạ của những người khác. Mặc dù ngày nay chúng ta không đích thân trải qua những cảnh tượng như vậy, nhưng chẳng lẽ chúng ta không thể hình dung ra một vài điều trong vô số khó khăn và thử thách mà Nô-ê đã phải đối mặt, và đã trải nghiệm sao? Trong quá trình đóng tàu, điều đầu tiên Nô-ê đã phải đối mặt là chuyện người nhà không thông hiểu, họ bàn tán, phàn nàn và thậm chí là gièm pha ông. Điều thứ hai là sự phỉ báng, chế giễu, và xét đoán của những người xung quanh ông – người thân, bạn bè của ông, và mọi loại người khác. Nhưng Nô-ê chỉ có một thái độ duy nhất, đó là nghe lời Đức Chúa Trời, và thực hiện lời Đức Chúa Trời cho đến cùng, mãi mãi không thay đổi. Quyết tâm của Nô-ê là gì? “Chừng nào tôi còn sống, chừng nào tôi vẫn còn có thể di chuyển, tôi sẽ không từ bỏ sự ủy thác của Đức Chúa Trời”. Đây là động lực của ông khi thực hiện công trình vĩ đại là đóng tàu, cũng là thái độ của ông khi đối diện với những sự dặn dò của Đức Chúa Trời, và sau khi nghe kỹ lời Đức Chúa Trời. Đối mặt với đủ mọi khó khăn, gian khổ và thử thách, Nô-ê đã không lùi bước. Khi một số công việc kỹ thuật khó khăn hơn khiến ông thường xuyên thất bại và bị hư hại, mặc dù Nô-ê cảm thấy buồn bã và lo âu trong lòng, nhưng khi ông nghĩ đến lời Đức Chúa Trời, khi ông nhớ lại từng câu từng chữ Đức Chúa Trời đã dặn dò mình, và sự nâng cao của Đức Chúa Trời dành cho mình, thì ông thường cảm thấy được khích lệ vô cùng: “Mình không thể từ bỏ, không thể vứt bỏ những gì Đức Chúa Trời đã dặn dò và đã giao phó cho mình; đây là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và vì mình đã tiếp nhận, đã nghe những lời Đức Chúa Trời phán và tiếng Đức Chúa Trời, đã tiếp nhận điều này từ Đức Chúa Trời, thì mình phải tuyệt đối thuận phục, đó là việc mà một con người phải đạt được”. Vậy nên, dù gặp phải những khó khăn kiểu gì, dù phải đối mặt những lời chế giễu hay gièm pha kiểu gì, dù thân thể kiệt quệ đến đâu, yếu đuối đến đâu, ông cũng không từ bỏ những gì Đức Chúa Trời giao phó cho ông, và ông luôn ghi nhớ trong lòng từng câu từng chữ mà Đức Chúa Trời phán và dặn dò. Bất kể môi trường xung quanh thay đổi như thế nào, bất kể gặp khó khăn to lớn đến đâu, ông cũng tin rằng mọi chuyện đó rồi sẽ qua, chỉ có lời Đức Chúa Trời là không bao giờ qua đi, và chỉ những điều Đức Chúa Trời dặn dò phải làm mới tất nhiên được hoàn thành. Nô-ê mang theo đức tin thật nơi Đức Chúa Trời và sự thuận phục mà ông nên có mà tiếp tục đóng con tàu Đức Chúa Trời đã yêu cầu ông đóng. Ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ, tuổi tác Nô-ê ngày càng cao, nhưng đức tin của ông thì không suy giảm, thái độ và quyết tâm của ông đối với việc hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời cũng không thay đổi gì. Mặc dù thể xác ông có những lúc mệt mỏi và yếu ớt, ông đổ bệnh, và yếu đuối trong lòng, nhưng sự quyết tâm và nghị lực của ông đối với việc hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời và thuận phục lời Đức Chúa Trời vẫn không giảm sút. Trong suốt những năm đóng tàu, Nô-ê đã thực hành lắng nghe và thuận phục lời Đức Chúa Trời phán, cũng thực hành một trong những lẽ thật quan trọng là loài thọ tạo và một người bình thường nên hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Toàn bộ quá trình bề ngoài thực ra chỉ là một việc: đóng tàu; làm tốt và làm xong những gì Đức Chúa Trời bảo ông làm. Nhưng để làm tốt việc này, và hoàn thành nó cho thuận lợi, thì cần điều gì? Nó không đòi hỏi nhiệt tâm của con người, không đòi hỏi khẩu hiệu của con người, càng không đòi hỏi lời thề nguyền ngẫu hứng nhất thời của con người, cũng không đòi hỏi cái gọi là sự ngưỡng mộ dành cho Đấng Tạo Hóa của con người. Không cần những điều này. Đối mặt với việc Nô-ê đóng tàu, thì những cái gọi là sự ngưỡng mộ, những lời thề nguyền, nhiệt tâm, và niềm tin của con người nơi Đức Chúa Trời trong thế giới tinh thần, tất cả đều chẳng có tác dụng gì; đối mặt với đức tin thật và sự thuận phục thật của Nô-ê, thì chúng lộ rõ là quá đỗi nghèo nàn, đáng thương, và chút đạo lý mà con người hiểu được cũng lộ rõ là quá rỗng tuếch, nhợt nhạt yếu ớt, càng lộ rõ là đáng hổ thẹn, bỉ ổi và bẩn thỉu.
– Bài bàn thêm 3: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài như thế nào (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ
Trong thực tế, việc thực hiện bổn phận của con người là thành quả của tất cả những gì vốn có trong con người, tức là, điều khả thi đối với con người. Chỉ sau đó thì bổn phận của họ mới được thực hiện. Những thiếu sót của con người trong quá trình phục vụ của họ giảm dần đi thông qua việc trải nghiệm không ngừng và quá trình trải qua sự phán xét của họ; chúng không cản trở hay ảnh hưởng đến bổn phận của con người. Những người thôi không hầu việc hoặc lùi bước và rút lui vì họ sợ rằng có thể có những bất lợi khi hầu việc là những kẻ hèn nhát nhất trong tất cả. Nếu mọi người không thể thể hiện điều họ cần thể hiện trong khi phục vụ hay đạt được những gì vốn khả thi đối với họ, thay vì làm những chuyện ngớ ngẩn và làm cho có lệ, thì họ đã đánh mất chức năng mà một loài thọ tạo nên có. Kiểu người này gọi là “những kẻ tầm thường”; họ là thứ rác rưởi vô dụng. Làm sao những kẻ như thế có thể xứng đáng được gọi là một loài thọ tạo? Chẳng phải họ là những hữu thể bại hoại, tỏa sáng bên ngoài nhưng lại thối rữa bên trong sao? … Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được phúc hay gánh họa. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phúc là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phúc lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Gánh họa là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phúc hay gánh họa, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; đây chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phúc, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ gánh họa. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thực tế hơn. Những kẻ chỉ đơn thuần làm bổn phận của mình một cách qua loa chiếu lệ và không tìm kiếm lẽ thật cuối cùng sẽ bị đào thải, vì những kẻ như thế không thực hiện bổn phận của họ trong khi thực hành lẽ thật, và không thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Những kẻ như thế là những kẻ vẫn không thay đổi và sẽ gánh họa. Không chỉ những biểu hiện của họ không thanh sạch, mà mọi thứ họ biểu hiện ra đều ác.
– Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Lời chứng trải nghiệm liên quan
Hậu quả của việc né tránh trách nhiệm
Lý do đằng sau nỗi sợ trách nhiệm
Thánh ca liên quan
Gánh nặng càng nhiều, bạn càng dễ được Đức Chúa Trời hoàn thiện