27. Cách giải quyết tâm tính chán ghét lẽ thật
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Chán ghét lẽ thật chủ yếu đề cập đến việc không hứng thú và ác cảm với lẽ thật cùng những điều tích cực. Chán ghét lẽ thật là khi người ta có khả năng hiểu lẽ thật và biết thế nào là những điều tích cực, nhưng vẫn đối diện với lẽ thật và những điều tích cực bằng thái độ và tình trạng chống đối, ác cảm, chiếu lệ, qua loa và thờ ơ. Đây là tâm tính chán ghét lẽ thật. Có phải loại tâm tính này tồn tại trong tất cả mọi người không? Có người nói: “Dẫu biết lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng tôi vẫn không thích, không tiếp nhận, hoặc ít nhất là tôi chưa thể tiếp nhận lời Ngài ngay lúc này được”. Đây là chuyện gì vậy? Đây là chán ghét lẽ thật. Tâm tính bên trong họ không cho phép họ tiếp nhận lẽ thật. Biểu hiện cụ thể của việc không tiếp nhận lẽ thật là gì? Có người nói: “Các lẽ thật tôi hiểu hết, chỉ là tôi không thể đưa chúng vào thực hành”. Điều này tiết lộ rằng đây là người chán ghét lẽ thật và họ không yêu lẽ thật, nên không thể đưa bất kỳ lẽ thật nào vào thực hành. Lại có người nói: “Tôi có thể kiếm được nhiều tiền như vậy là nhờ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thật sự đã ban phước cho tôi, Ngài quá tốt với tôi, đã ban cho tôi giàu sang phú quý. Cả gia đình tôi được no ấm, không thiếu cái ăn cái mặc”. Những người này thấy mình được Đức Chúa Trời ban phước thì trong lòng cảm tạ Ngài, biết rằng tất cả những điều này đều do Đức Chúa Trời tể trị, và nếu họ không được Ngài ban phước – nếu họ chỉ dựa vào tài năng của bản thân – thì chắc chắn không có được cả đống tiền tài này. Đây là suy nghĩ thật và nhận thức thật của họ, họ thực sự cảm tạ Đức Chúa Trời. Nhưng đến một ngày, công việc kinh doanh của họ thất bại, cuộc sống khó khăn và họ phải chịu cảnh nghèo đói. Tại sao lại thế? Bởi vì họ tham hưởng an nhàn, không để tâm đến việc làm sao để thực hiện tốt bổn phận của mình, dành hết thời gian cho việc mưu cầu tiền tài, trở thành nô lệ của đồng tiền, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của mình, và vì thế đã bị Đức Chúa Trời tước đi những thứ này. Trong lòng họ biết rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ rất nhiều, đã ban cho họ rất nhiều thứ, nhưng họ lại không có lòng muốn đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời, không muốn ra ngoài thực hiện bổn phận, nhút nhát và luôn sợ bị bắt, sợ mất hết tiền tài và sự hưởng thụ này, kết quả là bị Đức Chúa Trời tước đi những thứ này. Lòng họ biết rõ mồn một rằng Đức Chúa Trời đã lấy đi những thứ này khỏi họ, và họ đang bị Đức Chúa Trời sửa dạy. Thế là họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Lạy Đức Chúa Trời! Ngài đã ban phước cho con một lần, vậy Ngài có thể ban phước cho con lần nữa. Sự hiện hữu của Ngài là đời đời, nên những phước lành của Ngài cũng song hành cùng nhân loại. Con tạ ơn Ngài! Dù chuyện gì xảy ra, những phước lành và lời hứa của Ngài sẽ không thay đổi. Nếu Ngài lấy đi của con, con vẫn sẽ vâng phục”. Nhưng từ “vâng phục” từ miệng họ nghe sáo rỗng. Miệng nói có thể vâng phục, nhưng sau đó họ lại ngẫm nghĩ và trong lòng thấy không ổn: “Mọi chuyện đã từng rất tốt đẹp. Tại sao Đức Chúa Trời lại lấy đi tất cả? Chẳng phải ở nhà làm bổn phận cũng giống như ra ngoài làm bổn phận sao? Mình đã làm chậm trễ việc gì chứ?”. Họ luôn hoài niệm quá khứ. Họ kiểu như oán giận, bất mãn với Đức Chúa Trời, và thường xuyên cảm thấy chán nản. Trong lòng họ còn có Đức Chúa Trời không? Trong lòng họ chỉ có tiền tài, sự an nhàn và những quãng thời gian tươi đẹp đó. Đức Chúa Trời không hề có chỗ trong lòng họ, Ngài không còn là Đức Chúa Trời của họ nữa. Dẫu biết rằng “Đức Chúa Trời ban cho, Đức Chúa Trời lấy đi” là một lẽ thật, nhưng họ lại thích vế “Đức Chúa Trời ban cho” và ghét vế “Đức Chúa Trời lấy đi”. Rõ ràng, việc tiếp nhận lẽ thật của họ là có chọn lọc. Khi Đức Chúa Trời ban phước cho họ, họ tiếp nhận điều đó như là lẽ thật – nhưng ngay khi bị Đức Chúa Trời lấy đi, họ lại không chịu tiếp nhận điều đó. Họ không tiếp nhận những sự sắp đặt như vậy từ Đức Chúa Trời, mà thay vào đó đối kháng và cáu kỉnh. Khi được yêu cầu thực hiện bổn phận, họ nói: “Tôi sẽ làm nếu Đức Chúa Trời ban phước lành và ân điển cho tôi. Không có phước lành của Đức Chúa Trời trong khi tình hình gia đình tôi nghèo khó như vậy, làm sao tôi thực hiện bổn phận của mình được? Tôi không muốn làm!”. Đây là tâm tính gì? Mặc dù trong lòng họ đã trực tiếp trải nghiệm phước lành của Đức Chúa Trời và việc Ngài đã ban cho họ quá nhiều ra sao, nhưng họ vẫn không sẵn lòng tiếp nhận khi bị Đức Chúa Trời lấy đi. Tại sao lại thế? Bởi vì họ không thể buông bỏ tiền tài và cuộc sống an nhàn của mình. Mặc dù họ có thể không làm ầm lên, không chìa tay ra xin Đức Chúa Trời, và không cố giành lại tài sản trước đây bằng chính nỗ lực của mình, nhưng họ đã trở nên chán nản về hành động của Đức Chúa Trời và hoàn toàn không có khả năng tiếp nhận, họ nói rằng: “Đức Chúa Trời hành động như vậy thật là chẳng quan tâm đến ý muốn của con người. Không thể hiểu nổi. Làm sao tôi có thể tiếp tục tin Đức Chúa Trời được đây? Tôi không còn muốn thừa nhận Ngài là Đức Chúa Trời nữa. Nếu tôi không thừa nhận Ngài là Đức Chúa Trời, thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời”. Đây có phải là một loại tâm tính không? (Thưa, phải.) Sa-tan có loại tâm tính này, Sa-tan phủ nhận Đức Chúa Trời như thế này. Loại tâm tính này là loại tâm tính chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Khi chán ghét lẽ thật đến mức độ này, người ta sẽ đi về đâu? Nó khiến họ đối kháng với Đức Chúa Trời và nó khiến họ ngoan cố đối kháng đến cùng – có nghĩa là họ hoàn toàn tiêu đời.
– Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trạng thái rõ ràng nhất đối với những người chán ghét lẽ thật là họ không quan tâm đến lẽ thật và những điều tích cực, thậm chí còn thấy phản cảm và ghê tởm chúng, và họ đặc biệt thích chạy theo các trào lưu. Lòng họ không tiếp nhận những điều Đức Chúa Trời yêu thích và những điều Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải làm. Thay vào đó, họ không thèm đếm xỉa đến và rất thờ ơ, thậm chí một số người còn khinh miệt các tiêu chuẩn và nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người. Họ thấy phản cảm với những điều tích cực, và nội tâm họ luôn có cảm giác chống đối, đối đầu và hoàn toàn khinh thường những điều đó. Đây là biểu hiện chính của việc chán ghét lẽ thật. Trong đời sống hội thánh, việc đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện, thông công lẽ thật, thực hiện bổn phận, và giải quyết vấn đề bằng lẽ thật đều là những điều tích cực. Chúng làm Đức Chúa Trời hài lòng, nhưng một số người thấy phản cảm với những điều tích cực này, không quan tâm đến chúng và thờ ơ với chúng. Điều đáng ghét nhất là họ có thái độ khinh thường đối với những người tích cực, chẳng hạn như những người trung thực, những người mưu cầu lẽ thật, những người trung thành thực hiện bổn phận, và những người bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Họ luôn cố gắng đả kích và loại trừ những người này. Nếu họ phát hiện ra những người đó có thiếu sót hoặc bộc lộ sự bại hoại thì họ chộp lấy những chuyện đó, làm ầm ĩ lên và cứ mãi hạ thấp người đó. Đây là loại tâm tính gì vậy? Tại sao họ lại ghét những người tích cực đến vậy? Tại sao họ thích và làm vừa lòng những kẻ ác, những kẻ chẳng tin và những kẻ địch lại Đấng Christ đến thế, và tại sao họ thường thông đồng với những người như vậy? Khi nói đến những điều tiêu cực và tà ác, họ cảm thấy thích thú và phấn khởi, nhưng khi nói đến những điều tích cực, sự chống cự bắt đầu xuất hiện trong thái độ của họ; cụ thể là khi họ nghe mọi người thông công về lẽ thật hoặc giải quyết vấn đề bằng cách dùng lẽ thật thì họ cảm thấy chán ghét và bất mãn, và họ trút sự bất bình của mình. Chẳng phải tâm tính này là chán ghét lẽ thật sao? Chẳng phải đây là bộc lộ sự bại hoại sao? Có nhiều người tin Đức Chúa Trời, thích làm việc cho Đức Chúa Trời và sốt sắng chạy đôn đáo khắp nơi vì Ngài. Khi phát huy những ân tứ và thế mạnh của mình, khi chiều theo những sở thích của mình và được phô trương, thì họ hăng hái vô cùng. Nhưng khi ngươi yêu cầu họ thực hành lẽ thật và hành động theo nguyên tắc lẽ thật, thì việc đó lại khiến lòng họ nguội lạnh và mất hết nhiệt huyết. Nếu không được phép khoe mẽ, họ trở nên mất hết sức mạnh và chán nản. Tại sao họ có năng lượng để khoe mẽ? Và tại sao mà họ lại không có năng lượng để thực hành lẽ thật chứ? Vấn đề ở đây là gì? Mọi người đều thích làm bản thân mình nổi bật; họ đều ham muốn hư vinh. Tất cả mọi người đều có năng lượng vô hạn khi tin vào Đức Chúa Trời để được phước lành và phần thưởng, vậy tại sao họ trở nên mất hết sức mạnh, tại sao họ trở nên chán nản khi thực hành lẽ thật và chống lại xác thịt? Tại sao lại xảy ra chuyện này? Điều này chứng tỏ rằng lòng người đang có sự uế tạp. Họ tin vào Đức Chúa Trời hoàn toàn là vì phước lành – nói thẳng ra, họ làm thế để bước vào thiên quốc. Không có phước lành hay lợi ích để mưu cầu, con người trở nên mất hết sức mạnh, chán nản và không có nhiệt huyết. Những điều này đều do tâm tính bại hoại chán ghét lẽ thật mà ra. Khi bị kiểm soát bởi tâm tính này, con người không sẵn lòng chọn con đường mưu cầu lẽ thật, họ đi con đường riêng của mình, họ chọn lầm đường, họ biết rõ rằng mưu cầu danh lợi và địa vị là sai, ấy vậy mà vẫn không thể chịu được nếu không làm những điều này, không thể gạt chúng sang một bên và vẫn mưu cầu danh lợi, địa vị và đi theo con đường của Sa-tan. Trong trường hợp đó, họ không đi theo Đức Chúa Trời mà là đi theo Sa-tan. Mọi việc họ làm đều là phục vụ cho Sa-tan, và họ là đầy tớ của Sa-tan.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Biểu hiện chính của loại tâm tính chán ghét lẽ thật là gì? Đó là không chịu tiếp nhận việc bị tỉa sửa. Không tiếp nhận việc bị tỉa sửa là một loại tình trạng mà loại tâm tính này biểu hiện. Khi bị tỉa sửa, trong thâm tâm, những người này đặc biệt chống đối. Họ nghĩ: “Tôi không muốn nghe! Tôi không muốn nghe!” hoặc “Sao không tỉa sửa người khác đi? Sao cứ nhắm vào tôi?”. Chán ghét lẽ thật nghĩa là gì? Chán ghét lẽ thật là khi đối với bất cứ điều gì liên quan đến những điều tích cực, lẽ thật, yêu cầu hoặc ý muốn của Đức Chúa Trời thì người ta hoàn toàn không hứng thú, có lúc còn thấy ác cảm, có lúc không thèm quan tâm, có lúc thì khinh mạn, thờ ơ, xem là không quan trọng, lấy lệ và qua loa, hoặc không có trách nhiệm. Biểu hiện chính của chán ghét lẽ thật không chỉ là sự ác cảm khi nghe lẽ thật, mà còn bao gồm không sẵn lòng thực hành lẽ thật, đến lúc thực hành lẽ thật thì rụt lại, như thể lẽ thật không liên quan gì đến mình. Có những người khi thông công trong các buổi nhóm họp có vẻ rất hoạt ngôn, thích lặp lại câu chữ giáo lý và nói những chuyện trên trời dưới đất để mê hoặc và làm lung lạc người khác. Lúc đó, họ có vẻ tràn đầy sinh lực và cảm xúc dâng trào, cứ thao thao bất tuyệt, nói mãi không ngừng. Trong khi đó, lại có những người suốt ngày từ sáng đến đêm bận rộn chuyện tin Đức Chúa Trời, họ đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện, nghe thánh ca, ghi chép, như thể họ không thể xa Đức Chúa Trời giây phút nào. Từ sáng đến tối, họ bận rộn thực hiện bổn phận của mình. Những người này có thực sự yêu lẽ thật không? Có phải họ không có tâm tính chán ghét lẽ thật không? Khi nào có thể nhìn thấy tình trạng thực sự của họ? (Thưa, khi đến lúc thực hành lẽ thật thì họ bỏ chạy, và không sẵn lòng tiếp nhận việc bị tỉa sửa.) Liệu đó là do họ nghe không hiểu, hay là do họ không hiểu lẽ thật nên không sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật? Câu trả lời là cả hai đều không phải. Họ bị bản tính của mình chi phối. Đây là vấn đề tâm tính. Trong lòng họ biết rất rõ rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và là điều tích cực, biết việc thực hành lẽ thật có thể mang lại những thay đổi trong tâm tính của con người, giúp họ có khả năng đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời – nhưng họ lại không tiếp nhận, cũng không đưa lời Ngài vào thực hành. Đây là chán ghét lẽ thật. Tâm tính chán ghét lẽ thật này các ngươi đã nhìn thấy ở ai? (Thưa, ở những người không tin.) Những người không tin chán ghét lẽ thật, điều đó rất rõ ràng. Đức Chúa Trời không cách nào cứu rỗi những người như vậy. Vậy trong những người tin Đức Chúa Trời, các ngươi đã thấy người ta chán ghét lẽ thật trong những việc nào? Đó có thể là khi ngươi thông công về lẽ thật với họ, họ không đứng dậy bỏ đi, và khi mối thông công đụng chạm đến những khó khăn và vấn đề của họ, họ đã đối diện với chúng một cách đúng đắn – nhưng họ vẫn có tâm tính chán ghét lẽ thật. Có thể thấy điều này ở đâu? (Thưa, họ thường xuyên nghe giảng, nhưng lại không đưa lẽ thật vào thực hành.) Những người không đưa lẽ thật vào thực hành chắc chắn có tâm tính chán ghét lẽ thật. Một số người thỉnh thoảng có thể đưa một chút lẽ thật vào thực hành, vậy họ có tâm tính chán ghét lẽ thật không? Tâm tính đó cũng có ở những người thực hành lẽ thật, chỉ là mức độ khác nhau. Việc ngươi có thể thực hành lẽ thật không có nghĩa là ngươi không có tâm tính chán ghét lẽ thật. Thực hành lẽ thật không có nghĩa là tâm tính sống của ngươi đã thay đổi ngay lập tức – không phải vậy. Ngươi phải giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình, chỉ có như thế mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính sống. Thực hành lẽ thật một lần không có nghĩa là ngươi không còn tâm tính bại hoại nữa. Ngươi có thể thực hành lẽ thật trong một lĩnh vực, nhưng chưa hẳn có thể thực hành lẽ thật trong các lĩnh vực khác. Bối cảnh và nguyên nhân liên quan là khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là có tâm tính bại hoại tồn tại, đó là căn nguyên của vấn đề. Do đó, một khi tâm tính của người ta thay đổi, thì mọi khó khăn, lý do và cái cớ liên quan đến việc thực hành lẽ thật đều sẽ được giải quyết, và tất cả những sự phản nghịch, thiếu sót và khuyết điểm của họ đều sẽ được giải quyết. Nếu tâm tính không thay đổi, người ta sẽ luôn gặp khó khăn trong việc thực hành lẽ thật, và sẽ luôn có những lý do, cái cớ. Nếu ngươi mong muốn có thể thực hành lẽ thật và vâng lời Đức Chúa Trời trong mọi sự, thì trước tiên phải có sự thay đổi trong tâm tính của ngươi. Chỉ khi đó ngươi mới có thể giải quyết tận gốc các vấn đề.
– Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong các buổi nhóm họp, một số người có thể thông công một chút về tình trạng của bản thân, nhưng khi nói đến thực chất của vấn đề, ý đồ và suy nghĩ cá nhân của họ thì họ lại lảng tránh. Khi bị mọi người vạch trần là họ có ý đồ, mục đích, họ tỏ vẻ gật gù, thừa nhận. Nhưng khi mọi người cố gắng vạch trần hoặc mổ xẻ sâu hơn, thì họ không chịu nổi, đứng dậy bỏ đi. Tại sao vào lúc quan trọng, họ lại lẻn đi? (Thưa, vì họ không tiếp nhận lẽ thật và không sẵn lòng đối mặt với những vấn đề của chính mình.) Đây là vấn đề tâm tính. Khi họ không sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật để giải quyết những vấn đề bên trong mình, như thế chẳng phải là họ chán ghét lẽ thật sao? Một số lãnh đạo và chấp sự không muốn nghe dạng bài giảng nào nhất? (Thưa, những bài giảng về cách phân định kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả.) Đúng vậy. Họ nghĩ bụng: “Cứ nói mãi về việc phân biệt kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả, cũng như về người Pha-ri-si – tại sao các người cứ nói mãi không dứt về mấy chuyện này? Nghe mà thấy mệt”. Nghe nói sẽ có buổi giảng về việc phân biệt lãnh đạo và chấp sự giả là họ tìm mọi lý do để bỏ đi. “Bỏ đi” ở đây nghĩa là gì? Nghĩa là lẻn đi, trốn tránh. Tại sao họ lại cố trốn tránh? Khi người khác nói sự thật thì ngươi nên lắng nghe: lắng nghe sẽ tốt cho ngươi. Hãy ghi chú lại những lời nghiêm khắc hoặc những điều ngươi thấy khó tiếp nhận; sau đó ngươi nên thường xuyên suy ngẫm về những điều này, từ từ hấp thụ, và dần dần thay đổi. Vậy sao lại trốn tránh? Những người như vậy cảm thấy những lời phán xét này quá nghiêm khắc và không dễ nghe, nên sự kháng cự và ác cảm dâng lên trong họ. Họ tự nhủ: “Mình đâu có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay lãnh đạo giả – tại sao cứ nói hoài về mình vậy? Sao không nói về người khác đi? Nói gì đó về việc phân biệt kẻ ác đi, đừng nói về tôi nữa!”. Họ trở nên lảng tránh và ác cảm với chuyện này. Đây là tâm tính gì? Nếu họ không sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật, và luôn lý sự, tranh luận để biện hộ cho mình, thì chẳng phải có vấn đề tâm tính bại hoại ở đây sao? Đây là tâm tính chán ghét lẽ thật. Các lãnh đạo và chấp sự có kiểu tình trạng này, vậy những anh chị em bình thường có không? (Thưa, họ cũng có.) Khi mọi người mới gặp nhau, ai cũng đầy ắp tình yêu thương và rất vui vẻ nói như vẹt về câu chữ giáo lý. Dường như ai cũng yêu lẽ thật. Nhưng khi nói đến những vấn đề cá nhân và khó khăn thực tế, thì nhiều người câm như hến. Ví dụ: một số người luôn bị bó buộc bởi hôn nhân, không sẵn lòng thực hiện bổn phận hay mưu cầu lẽ thật, và hôn nhân trở thành trở ngại lớn nhất, mối phiền toái lớn nhất của họ. Trong các buổi nhóm họp, khi mọi người thông công về tình trạng này, thì họ soi mình vào lời thông công của những người khác và cảm thấy như người ta đang nói về mình. Họ nói: “Anh chị em thông công về lẽ thật thì tôi không có ý kiến gì, nhưng tại sao lại lôi tôi ra? Anh chị em không có vấn đề gì hay sao? Tại sao lại chỉ nói về một mình tôi?”. Đây là tâm tính gì? Khi nhóm họp để thông công về lẽ thật, các ngươi phải mổ xẻ những vấn đề thực tế và để cho mọi người nói lên nhận thức của mình về chúng; chỉ khi đó các ngươi mới có thể biết mình và giải quyết được vấn đề của mình. Tại sao người ta không thể tiếp nhận điều này? Khi người ta không thể tiếp nhận việc bị tỉa sửa, và không thể tiếp nhận lẽ thật, thì đó là tâm tính gì? Chẳng phải các ngươi nên phân định rõ chuyện này sao? Đây đều là những biểu hiện của sự chán ghét lẽ thật – đây là thực chất của vấn đề. Khi chán ghét lẽ thật, người ta rất khó tiếp nhận lẽ thật – và nếu họ không thể tiếp nhận lẽ thật, thì vấn đề tâm tính bại hoại của họ có thể được giải quyết không? (Thưa, không.) Vậy một người như thế này, một người không có khả năng tiếp nhận lẽ thật, thì có khả năng đạt được lẽ thật không? Họ có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi không? Chắc chắn là không.
– Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Để bảo vệ hư vinh và thể diện của bản thân, cũng như duy trì danh tiếng và địa vị của mình, một số người vui vẻ giúp đỡ người khác và xả thân vì bạn bè bằng bất kể giá nào. Nhưng khi họ cần phải bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, lẽ thật và chính nghĩa, thì lòng tốt đó lại hoàn toàn tan biến. Khi phải thực hành lẽ thật, họ lại không hề làm. Đây là chuyện gì vậy? Để bảo vệ tôn nghiêm và thể diện của bản thân mình, họ sẽ trả bất cứ giá nào và chịu bất cứ đau khổ nào. Nhưng khi họ cần làm công tác thực tế, xử lý những chuyện thực tế, bảo vệ công tác của hội thánh và những điều tích cực, bảo vệ cũng như cung cấp cho dân được Đức Chúa Trời chọn, tại sao họ lại không còn sức mạnh để trả giá hay chịu khổ chút nào? Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật ra, họ có kiểu tâm tính chán ghét lẽ thật. Tại sao Ta nói tâm tính họ chán ghét lẽ thật? Bởi vì bất cứ khi nào có điều gì liên quan đến việc làm chứng cho Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật, bảo vệ dân được Đức Chúa Trời chọn, chống lại quỷ kế của Sa-tan, hay bảo vệ công tác của hội thánh, họ lại bỏ trốn, ẩn náu, và không quan tâm chút gì đến những chuyện chính. Khí khái anh hùng và tinh thần chịu khổ của họ đâu rồi? Họ dùng chúng ở đâu chứ? Điều này rất dễ thấy. Ngay cả khi có người khiển trách họ và nói họ không nên quá ích kỷ, hèn hạ và bảo vệ bản thân mình, mà nên bảo vệ công tác của hội thánh, thì họ cũng chẳng thực sự quan tâm. Họ tự nhủ: “Mình không làm những việc đó, chúng đâu có liên can gì đến mình. Làm như vậy thì có lợi gì cho việc mưu cầu danh lợi của mình chứ?”. Họ không phải là người mưu cầu lẽ thật. Họ thích mưu cầu danh lợi, địa vị, và không hề làm công tác Đức Chúa Trời giao phó. Thế nên khi cần họ thực hiện công tác của hội thánh, họ đơn giản là chọn cách bỏ trốn. Như thế nghĩa là trong thâm tâm, họ không thích những điều tích cực và không hứng thú với lẽ thật. Điều này là biểu hiện rõ ràng của sự chán ghét lẽ thật. Chỉ những ai yêu lẽ thật và có thực tế lẽ thật mới có thể bước lên và không chút thoái thác khi công tác của nhà Đức Chúa Trời và dân được Đức Chúa Trời chọn yêu cầu, chỉ họ mới có thể can đảm đứng lên để làm chứng cho Đức Chúa Trời, thông công lẽ thật, dẫn dắt những người được Đức Chúa Trời chọn đi đúng đường, và cho phép họ đạt được sự thuận phục đối với công tác của Đức Chúa Trời. Chỉ có như thế mới là một thái độ có trách nhiệm và là biểu hiện của việc quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu các ngươi không có thái độ này và không có gì khác ngoài sự cẩu thả khi xử lý mọi việc, nghĩ rằng: “Tôi sẽ làm việc trong phạm vi bổn phận của riêng mình chứ không quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Nếu anh hỏi tôi điều gì đó, tôi vui thì sẽ trả lời, không vui thì tôi không trả lời. Thái độ của tôi là vậy”, thế thì đây là một loại tâm tính bại hoại, phải không? Chỉ bảo vệ địa vị, danh tiếng, thể diện của riêng mình và chỉ bảo vệ những điều liên quan đến lợi ích riêng của mình – đây mà là bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa sao? Đây mà là bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời sao? Đằng sau những động cơ nhỏ nhen, ích kỷ này là tâm tính chán ghét lẽ thật. Đa số các ngươi thường bộc lộ những dạng biểu hiện này, và cứ hễ đối mặt với điều gì liên quan đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, là các ngươi cho qua chuyện bằng cách nói rằng: “Tôi không thấy”, hoặc “Tôi không biết” hoặc “Tôi chưa nghe”. Cho dù ngươi thực sự không biết hay chỉ đang giả vờ, nếu vào thời điểm quan trọng nhất, ngươi bộc lộ loại tâm tính bại hoại này, thì thật khó để nói ngươi có phải là người thực sự tin Đức Chúa Trời hay không; với Ta, ngươi hoặc là người hồ đồ trong đức tin hoặc là kẻ chẳng tin. Ngươi tuyệt đối không phải là người yêu lẽ thật.
Có lẽ các ngươi hiểu chán ghét lẽ thật là gì, nhưng tại sao Ta lại nói chán ghét lẽ thật là một tâm tính? Tâm tính thì không liên quan gì đến những biểu hiện nhất thời và thi thoảng, những biểu hiện nhất thời và thi thoảng thì không được xem là vấn đề về tâm tính. Bất kể người ta có dạng tâm tính bại hoại nào, nó cũng sẽ bộc lộ ra nơi họ một cách thường xuyên, thậm chí là liên tục, hễ gặp bối cảnh phù hợp thì sẽ bộc lộ. Do đó, ngươi không thể tùy tiện xác định một vấn đề về tâm tính dựa trên những biểu hiện nhất thời và thi thoảng. Vậy tâm tính là gì? Tâm tính thì liên quan đến các ý định và động cơ, liên quan đến suy nghĩ và quan điểm của người ta. Ngươi dường như có thể cảm thấy chúng đang chi phối và ảnh hưởng ngươi, nhưng những tâm tính bại hoại cũng có thể ẩn giấu và che đậy, không thể thấy được qua những hiện tượng bề ngoài. Nói tóm lại, chỉ cần trong ngươi có tâm tính, thì nó sẽ quấy nhiễu ngươi, kìm kẹp và kiểm soát ngươi, khiến ngươi nảy sinh nhiều hành vi và biểu hiện – như thế chính là tâm tính. Tâm tính chán ghét lẽ thật thường khiến người ta nảy sinh những hành vi, suy nghĩ, quan điểm và thái độ nào? Một đặc trưng chính trong biểu hiện của sự chán ghét lẽ thật chính là không cảm thấy hứng thú với những điều tích cực và lẽ thật, và khi liên quan đến việc thực hành lẽ thật thì họ không có hứng thú, trong lòng không có sức mạnh, cũng không muốn hướng tới lẽ thật, thậm chí còn cảm thấy như vậy rất tốt. Ta sẽ cho một ví dụ đơn giản. Một thường thức mà người ta hay nói về chuyện sức khỏe chính là ăn thêm rau củ và hoa quả, ăn những món thanh đạm và bớt ăn thịt, nhất là hạn chế ăn đồ chiên, đây là một hướng dẫn tích cực cho sức khỏe và sống khỏe của người ta. Ai cũng có thể hiểu và tiếp thu chuyện nên ăn thêm món gì, giảm món gì, vậy đây là chuyện tiếp thu trên lý thuyết hay trong thực hành? (Thưa, trên lý thuyết.) Sự tiếp thu trên lý thuyết biểu hiện như thế nào? Nó là một dạng công nhận cơ bản. Là sau khi phân định dựa trên phán đoán của mình, ngươi nghĩ rằng phát biểu này đúng và rất tốt. Nhưng ngươi có luận chứng nào cho phát biểu này không? Ngươi có căn cứ nào để tin nó không? Không thông qua thể nghiệm, không có luận cứ hay căn cứ gì để chứng minh liệu phát biểu này đúng hay sai, càng không có bài học nào rút ra từ sai lầm quá khứ, không có bất kỳ ví dụ đời thực nào, ngươi cứ thế tiếp thu quan điểm này thôi, đây chính là sự tiếp thu về mặt lý thuyết. Bất kể ngươi tiếp thu về mặt lý thuyết hay thực hành, trước hết ngươi phải xác định rằng phát biểu “ăn thêm rau bớt thịt” là đúng và tích cực. Vậy, làm sao để thấy được tâm tính chán ghét lẽ thật của ngươi? Dựa trên cách tiếp cận của ngươi với phát biểu đó và cách ngươi vận dụng nó vào cuộc sống của mình, qua đó sẽ thấy được thái độ của ngươi đối với phát biểu đó, và cho thấy ngươi tiếp thu nó về mặt lý thuyết và đạo lý, hay ngươi áp dụng nó vào đời thực và biến nó thành thực tế của mình. Nếu ngươi chỉ tiếp thu phát biểu này về mặt đạo lý, nhưng việc ngươi làm trong đời thực thì lại hoàn toàn trái ngược với nó, hoặc ngươi chẳng hề vận dụng mặt thực tế của phát biểu này, vậy thì ngươi yêu thích hay là chán ghét nó? Ví dụ như, trong bữa ăn mà ngươi thấy có một ít rau, ngươi nghĩ: “Rau tốt cho sức khỏe, nhưng vị lại không ngon, thịt ngon hơn, vậy thì mình sẽ ăn chút thịt trước”, rồi ngươi chỉ ăn thịt mà không ăn rau – chuyện này cho thấy dạng tâm tính gì? Là tâm tính không tiếp thu những phát biểu đúng đắn, chán ghét những điều tích cực và chỉ sẵn lòng ăn theo sở thích xác thịt của mình. Dạng người này là kẻ tham ăn và tham hưởng thụ, vốn đã rất chán ghét, chống lại và thấy phản cảm với những điều tích cực, và đây chính là một dạng tâm tính. Có người có thể thừa nhận rằng phát biểu này rất đúng, nhưng bản thân họ không thể làm được, và dù không làm được nhưng họ vẫn bảo người khác làm; sau một thời gian nói mãi như vậy, phát biểu này trở thành một dạng lý thuyết đối với họ, không còn tác dụng gì đối với họ nữa. Người đó biết rất rõ trong lòng rằng ăn thêm rau là điều đúng đắn, ăn thêm thịt là không tốt, nhưng họ nghĩ: “Đằng nào mình cũng đâu thiệt thòi gì, ăn thịt thì có lợi mà, mình chẳng thấy nó có gì là không lành mạnh”. Tham lam và dục vọng đã khiến họ chọn lối sống sai lầm, khiến họ liên tục đi ngược lại thường thức và lối sống đúng đắn. Họ có dạng tâm tính bại hoại tham chiếm lợi và tham hưởng thụ xác thịt, vậy họ có dễ tiếp thu những câu nói đúng đắn và những điều tích cực không? Sẽ không dễ chút nào. Như thế chẳng phải lối sống của họ bị tâm tính bại hoại chi phối sao? Đây là sự bộc lộ tâm tính bại hoại của họ, và nó là biểu hiện tâm tính bại hoại của họ. Cái biểu hiện ra bên ngoài là những hành vi và thái độ này, nhưng thật ra, có một dạng tâm tính chi phối chúng. Là tâm tính gì vậy? Đó là tâm tính chán ghét lẽ thật. Tâm tính chán ghét lẽ thật thì khó phát hiện, chẳng ai cảm thấy mình chán ghét lẽ thật, nhưng việc họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà vẫn không biết cách thực hành lẽ thật là đủ chứng tỏ họ chán ghét lẽ thật. Người ta nghe quá nhiều bài giảng, đọc quá nhiều lời Đức Chúa Trời, và tâm ý của Đức Chúa Trời là khiến cho trong lòng con người tiếp nhận lời Ngài và đưa những lời này vào cuộc sống thực tế để thực hành và vận dụng, để họ hiểu được lẽ thật và biến lẽ thật thành sự sống của mình. Với hầu hết mọi người, đây là một yêu cầu khó mà đạt được, chính vì thế nên mới nói rằng hầu hết mọi người đều có tâm tính chán ghét lẽ thật.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Tất cả mọi người, ai cũng có tâm tính kiêu ngạo, tự nên công chính và họ luôn tự phụ. Bất kể họ nghĩ gì, nói gì hay nhìn sự việc như thế nào, họ cũng luôn cho rằng những quan điểm và thái độ của riêng họ là đúng, cho rằng những lời người khác nói đều không hay hoặc không đúng bằng lời họ nói. Họ luôn bám vào những quan điểm của riêng mình, ai nói gì cũng không nghe. Ngay cả khi những gì người khác nói là đúng hay phù hợp với lẽ thật thì họ cũng sẽ không tiếp nhận; họ chỉ ra vẻ lắng nghe chứ không thực sự chấp nhận ý kiến, và khi đến lúc phải hành động, họ vẫn làm việc theo cách của riêng mình, luôn cho rằng những gì mình nói là đúng và có lý. … Đức Chúa Trời sẽ phán gì khi Ngài nhìn thấy hành vi này của ngươi? Đức Chúa Trời sẽ phán: “Ngươi thật cương ngạnh! Ngươi có thể bám vào ý kiến của mình khi không biết mình sai – điều này có thể hiểu được, nhưng khi ngươi biết rõ là mình sai mà vẫn bám vào ý kiến của mình, thà chết chứ không hối lỗi, thì ngươi chỉ là một kẻ ngu ngốc cứng đầu, và ngươi đang gặp rắc rối. Nếu bất kể ai đưa ra đề nghị, ngươi cũng luôn dùng thái độ tiêu cực, chống đối và không tiếp nhận dù chỉ một chút lẽ thật, nếu trong lòng ngươi hoàn toàn kháng cự, khép kín, và bác bỏ, thì ngươi thật lố bịch, ngươi là một kẻ vô lý! Ngươi quá khó để giải quyết!”. Ngươi khó để giải quyết ở điểm nào? Ngươi khó để giải quyết vì những gì ngươi thể hiện ra không phải là một cách tiếp cận sai lầm, hay một hành vi sai lầm, mà là sự bộc lộ của tâm tính. Sự bộc lộ của tâm tính gì? Tâm tính chán ghét lẽ thật và thù hận lẽ thật. Một khi ngươi đã được xác định là người căm ghét lẽ thật thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi đang gặp rắc rối, và Ngài sẽ ghét bỏ, phớt lờ ngươi. Từ góc nhìn của con người thì cùng lắm họ sẽ nói là: “Tâm tính của người này xấu thật, người này cực kỳ cố chấp, cương ngạnh và kiêu ngạo! Người này khó gần và không yêu lẽ thật. Người này chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật và không đưa lẽ thật vào thực hành”. Cùng lắm, mọi người sẽ cho ngươi đánh giá như thế, nhưng liệu đánh giá như thế có thể quyết định số phận của ngươi không? Đánh giá người ta đưa ra cho ngươi không thể quyết định số phận của ngươi, nhưng có một điều mà ngươi không được quên: Đức Chúa Trời dò xét lòng người và đồng thời Đức Chúa Trời cũng quan sát từng lời nói, việc làm của họ. Nếu Đức Chúa Trời định nghĩa ngươi như thế này và nói rằng ngươi thù hận lẽ thật, nếu Ngài không chỉ nói rằng ngươi có một chút tâm tính bại hoại, hay nói rằng ngươi hơi không thuận phục, thì chẳng phải đây là một vấn đề rất nghiêm trọng sao? (Thưa, nghiêm trọng.) Điều này nghĩa là rắc rối, và rắc rối này không nằm ở cách người ta nhìn nhận ngươi hay đánh giá ngươi, mà nằm ở cách Đức Chúa Trời nhìn nhận tâm tính bại hoại thù hận lẽ thật của ngươi. Vậy, Đức Chúa Trời nhìn nhận như thế nào? Có phải Đức Chúa Trời chỉ xác định rằng ngươi thù hận và không yêu lẽ thật, thế thôi? Có đơn giản như thế không? Lẽ thật đến từ đâu? Lẽ thật đại diện cho ai? (Thưa, đại diện cho Đức Chúa Trời.) Hãy suy ngẫm điều này: nếu một người thù hận lẽ thật thì từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ nhìn nhận họ như thế nào? (Thưa, xem họ là kẻ thù của Ngài.) Chẳng phải đây là vấn đề nghiêm trọng sao? Khi một người thù ghét lẽ thật thì họ thù ghét Đức Chúa Trời! Tại sao Ta phán rằng họ thù ghét Đức Chúa Trời? Họ đã chửi rủa Đức Chúa Trời ư? Họ đã chống đối Đức Chúa Trời trước mặt Ngài ư? Họ đã phán xét hay lên án Ngài sau lưng Ngài ư? Không nhất thiết như thế. Vậy tại sao Ta lại phán rằng bộc lộ tâm tính thù hận lẽ thật là thù hận Đức Chúa Trời? Đây không phải là chuyện bé xé ra to, mà là tình hình thực tế. Điều này cũng giống như những người Pha-ri-si giả hình đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus vào thập giá vì họ thù hận lẽ thật – những hậu quả sau đó thật khủng khiếp. Như vậy có nghĩa là, nếu một người có tâm tính chán ghét lẽ thật và thù hận lẽ thật, thì tâm tính này có thể bộc lộ họ mọi lúc mọi nơi, và nếu họ sống theo tâm tính này thì chẳng phải họ sẽ chống đối Đức Chúa Trời sao? Khi họ đối diện với chuyện gì đó liên quan đến lẽ thật hoặc đưa ra một lựa chọn, nếu họ không thể tiếp nhận lẽ thật và họ sống theo tâm tính bại hoại của họ, thì tự nhiên họ sẽ chống đối Đức Chúa Trời và phản bội Ngài, bởi vì tâm tính bại hoại của họ là tâm tính thù hận Đức Chúa Trời và thù hận lẽ thật. Nếu ngươi có một tâm tính như vậy thì ngay cả đối với những lời Đức Chúa Trời phán, ngươi cũng sẽ chất vấn lời Ngài, muốn phân tích và mổ xẻ lời Ngài. Khi đó ngươi sẽ nghi ngờ lời Đức Chúa Trời và nói: “Chúng có thật sự là lời Đức Chúa Trời không? Với tôi chúng không giống lẽ thật, với tôi không nhất thiết tất cả chúng đều đúng!”. Bằng cách này, chẳng phải tâm tính thù hận lẽ thật của ngươi đã bộc lộ sao? Khi ngươi suy nghĩ theo cách như vậy, ngươi có thể thuận phục Đức Chúa Trời không? Ngươi chắc chắn không thể. Nếu ngươi không thể thuận phục Đức Chúa Trời thì Ngài có còn là Đức Chúa Trời của ngươi không? Ngài không còn là Đức Chúa Trời của ngươi. Khi đó, Đức Chúa Trời sẽ là gì đối với ngươi? Ngươi sẽ xem Ngài như một đối tượng nghiên cứu, một người bị nghi ngờ, một người bị lên án; ngươi sẽ xem Ngài như một người tầm thường, bình thường và lên án Ngài như vậy. Khi ngươi làm vậy, ngươi sẽ trở thành kẻ chống đối và báng bổ lại Đức Chúa Trời. Loại tâm tính gì gây ra chuyện này? Chuyện này là do một tâm tính kiêu ngạo đã trở nên bành trướng đến một mức độ nhất định gây ra; không chỉ tâm tính Sa-tan sẽ bộc lộ nơi ngươi, mà bộ mặt Sa-tan của ngươi cũng sẽ hoàn toàn bị bóc trần. Điều gì xảy ra với mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và một người đã đến giai đoạn chống đối Đức Chúa Trời, đồng thời cũng phản nghịch Đức Chúa Trời đến một mức độ nhất định? Nó trở thành mối quan hệ thù địch trong đó một người đặt Đức Chúa Trời ở phía đối lập với họ. Nếu như trong đức tin vào Đức Chúa Trời, ngươi không thể tiếp nhận và thuận phục lẽ thật, thì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của ngươi. Nếu ngươi từ chối lẽ thật và loại bỏ lẽ thật thì ngươi đã trở thành kẻ chống đối Đức Chúa Trời. Vậy thì Đức Chúa Trời vẫn có thể cứu rỗi ngươi chứ? Ngài chắc chắn không thể. Đức Chúa Trời ban cho ngươi cơ hội để nhận được sự cứu rỗi của Ngài và không coi ngươi là kẻ thù, nhưng ngươi lại không thể tiếp nhận lẽ thật và lại đặt Ngài ở phía đối lập với ngươi; việc ngươi không có khả năng tiếp nhận Đức Chúa Trời như lẽ thật của ngươi và như con đường của ngươi khiến ngươi trở thành kẻ chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nên được giải quyết như thế nào? Ngươi phải nhanh chóng ăn năn và xoay chuyển. Ví dụ như khi ngươi gặp phải một vấn đề hoặc khó khăn trong khi thực hiện bổn phận và ngươi không biết cách giải quyết nó, thì ngươi không được mù quáng suy ngẫm về vấn đề đó mà trước tiên ngươi phải yên lặng trước Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tìm kiếm từ Ngài, xem lời Đức Chúa Trời nói gì về vấn đề đó. Nếu như sau khi đọc lời Đức Chúa Trời mà ngươi vẫn không hiểu và không biết vấn đề này liên quan đến những lẽ thật nào, thì ngươi phải bám sát một nguyên tắc – đó là, trước hết hãy thuận phục, không có ý kiến hay suy nghĩ cá nhân nào, hãy chờ đợi với lòng bình an, xem Đức Chúa Trời dự định và muốn hành động như thế nào. Khi không hiểu lẽ thật thì ngươi nên tìm kiếm nó và ngươi nên chờ đợi Đức Chúa Trời hơn là hành động mù quáng và bất cẩn. Nếu ai đó đưa cho ngươi một ý kiến khi ngươi không hiểu lẽ thật và họ nói cho ngươi cách hành động phù hợp với lẽ thật thì trước tiên ngươi nên tiếp nhận, để cho mọi người thông công về nó, xem liệu con đường này có đúng hay không, và liệu có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật hay không. Nếu ngươi xác nhận rằng con đường này phù hợp với lẽ thật thì hãy thực hành như thế; nếu ngươi xác định rằng nó không phù hợp với lẽ thật thì đừng thực hành như thế. Đơn giản thế thôi. Khi tìm kiếm lẽ thật, ngươi nên tìm kiếm từ nhiều người. Nếu ai đó có điều gì muốn nói thì ngươi nên lắng nghe họ và nghiêm túc với mọi lời nói của họ. Đừng làm lơ hoặc mặc kệ họ, bởi vì điều này liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi bổn phận của ngươi và ngươi phải đối xử với nó một cách nghiêm túc. Đây là thái độ và trạng thái đúng đắn. Khi ngươi ở trong trạng thái đúng đắn, không phơi bày tâm tính chán ghét lẽ thật và thù hận lẽ thật thì việc thực hành theo cách này sẽ thay thế tâm tính bại hoại của ngươi. Đây là thực hành lẽ thật. Nếu ngươi thực hành lẽ thật theo cách này thì nó sẽ mang đến kết quả gì? (Thưa, chúng con sẽ được Đức Thánh Linh dẫn dắt.) Nhận được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là một mặt. Đôi khi, chuyện sẽ rất đơn giản và ngươi có thể hoàn thành bằng trí óc của riêng mình; sau khi những người khác đưa ra ý kiến xong và ngươi hiểu được thì ngươi sẽ có thể sửa chữa mọi việc và hành động phù hợp với những nguyên tắc. Người ta có thể nghĩ rằng đây là một vấn đề nhỏ nhưng đối với Đức Chúa Trời thì đây là một vấn đề lớn. Tại sao Ta phán như vậy? Bởi vì khi ngươi thực hành theo cách này thì đối với Đức Chúa Trời, ngươi là một người có thể thực hành lẽ thật, một người yêu lẽ thật và một người không chán ghét lẽ thật – khi Đức Chúa Trời nhìn vào lòng ngươi, Ngài cũng thấy tâm tính của ngươi, và đây là chuyện hệ trọng. Nói cách khác, khi ngươi thực hiện bổn phận và hành động trước Đức Chúa Trời, thì những gì ngươi sống thể hiện ra và bộc lộ đều là những thực tế lẽ thật mà con người nên có. Thái độ, suy nghĩ và trạng thái của ngươi trong mọi việc ngươi làm là những điều quan trọng nhất đối với Đức Chúa Trời và là những điều Đức Chúa Trời dò xét.
– Chỉ khi thường xuyên sống trước mặt Đức Chúa Trời thì mới có thể có mối quan hệ bình thường với Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Tâm tính chán ghét lẽ thật chủ yếu thể hiện ra nơi người ta như thế nào? Khi thấy một điều tích cực, họ không đánh giá nó bằng lẽ thật, vậy họ dùng điều gì để đánh giá? Họ dùng lôgic của Sa-tan để đánh giá và xem nó có được thực hiện cho đẹp mắt không, hình thức thế nào, tạo ấn tượng đến mức nào. Họ đánh giá mọi sự bằng những phương thức mà Sa-tan dùng để đánh giá con người, nghĩa là những nguyên tắc và phương thức mà người ngoại đạo dùng để đánh giá mọi người. Họ không tìm kiếm lẽ thật khi hành động, và xuất phát điểm cho mọi hành động của họ là để đánh giá bản thân bằng quan điểm và tưởng tượng của riêng họ, bằng những triết lý xử thế và tri thức mà họ đã nắm vững, họ gạt lẽ thật sang một bên, chuyện gì họ cũng làm như vậy. Họ dùng quan điểm của con người và lôgic của Sa-tan làm tiêu chí đánh giá, và sau khi đánh giá nhiều lần, họ thấy rằng trong mắt họ, không có ai khác tốt bằng họ, họ là tốt nhất. Trong lòng họ có chỗ cho yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại không? Có các nguyên tắc lẽ thật không? Không, không có gì cả. Họ không thấy được yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, họ không thấy rằng lẽ thật là thực tế của mọi điều tích cực, họ không thấy rằng lẽ thật đứng trên tất cả mọi sự, nên tự nhiên họ xem thường Đức Chúa Trời nhập thể, luôn có quan niệm về cách ăn mặc, cách nói năng và cử chỉ của sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Thế là sau khi tiếp xúc nhiều, họ nghĩ: “Ngài đâu có tôn quý, oai nghi và thâm sâu như tôi tưởng tượng, Ngài còn chẳng có khí chất bằng tôi. Tôi đứng đây chẳng có khí chất của nhân vật lớn sao? Dù Ngài phán lẽ thật, tôi chẳng thấy Ngài có gì giống Đức Chúa Trời cả. Ngài luôn nói về lẽ thật, luôn nói về việc bước vào thực tế, tại sao Ngài không tiết lộ vài lẽ mầu nhiệm đi? Tại sao Ngài không nói một chút ngôn ngữ của tầng trời thứ ba đi?”. Đây là kiểu lôgic và quan điểm nhìn nhận mọi sự kiểu gì vậy? (Thưa, là quan điểm nhìn nhận mọi sự của Sa-tan.) Nó phát xuất từ Sa-tan. Các ngươi nghĩ Ta tiếp cận những chuyện này thế nào? (Thưa, Ngài khinh ghét dạng người này và không sẵn lòng tương tác với họ.) Các ngươi sai rồi. Ngược lại, khi tiếp xúc với một người như thế, Ta sẽ gần gũi họ và thông công với họ một cách bình thường, Ta sẽ cung dưỡng và giúp đỡ họ hết sức có thể. Nếu họ chấp mê bất ngộ, ngoan cố không đổi, thì Ta không chỉ có thể hòa hợp với họ một cách bình thường, mà còn thảo luận nhiều chuyện với họ hết sức có thể. Ta sẽ nói: “Ngươi nghĩ làm cách này có hiệu quả à? Cứ dùng bất kỳ phương thức nào mà ngươi cảm thấy thích đáng, và nếu ngươi cảm thấy không có cách gì thích đáng, thì hãy nghĩ ra cách riêng của mình để giải quyết vấn đề này”. Dạng người này càng nghĩ mình vĩ đại chừng nào, thì Ta càng giao thiệp với họ theo kiểu đó, Ta sẽ không đặt mình lên cao trước ai cả. Nếu có hai cái ghế, một thấp một cao, Ta sẽ để họ ngồi ghế cao, còn Ta ngồi ghế thấp. Ta sẽ ngước lên mà nói chuyện với họ, cuối cùng khiến họ cảm thấy hổ thẹn, khiến họ nhận ra từng chút một rằng họ không sở hữu lẽ thật nào, họ bần cùng và đáng thương, u mê và mụ mị. Các ngươi nghĩ sao về phương thức này? (Thưa, như vậy là tốt.) Vậy, nếu ta gạt họ đi thì có tốt cho họ không? Thật ra, làm thế chẳng có gì sai cả, nhưng sẽ không có ích cho họ. Nếu họ phần nào thật tâm tin Đức Chúa Trời, có đôi chút nhân tính, có thể cứu vãn được, thì Ta tương tác với họ như thế là được. Cuối cùng, đến một ngày, nếu họ hiểu lẽ thật thì tự họ sẽ chọn ngồi ở chiếc ghế thấp, không còn cao ngạo nữa. Nếu Ta gạt họ đi, họ sẽ mãi mãi vô tri và ngu xuẩn như thế, mãi mãi nói lời ngu ngốc và hành động ngu ngốc, họ sẽ luôn là một kẻ ngu xuẩn, bần cùng và đáng thương, đấy là tình trạng xấu xí của những người không mưu cầu lẽ thật. Người ta xem thường và khinh thị những điều tích cực, và khi thấy ai đó trung thực, yêu thương, luôn thực hành lẽ thật nhưng đôi khi lại thiếu trí tuệ, thì trong lòng họ khinh thị những người đó. Họ nghĩ rằng người như thế là vô dụng, vô tích sự, còn bản thân họ thì sắc sảo, giỏi tính toán, giỏi bày mưu tính kế, có thủ đoạn, có ân tứ, có năng lực và giỏi nói năng. Họ nghĩ điều này khiến họ trở thành đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi, nhưng thật ra là ngược lại, đây là dạng người mà Đức Chúa Trời ghê tởm. Đây là tâm tính không yêu lẽ thật và chán ghét lẽ thật.
– Biết tâm tính của một người là nền tảng để thay đổi nó, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Đức Chúa Trời không ghê tởm tố chất kém của con người, Ngài không ghê tởm sự ngu dốt của họ, và Ngài không ghê tởm việc họ có những tâm tính bại hoại. Đức Chúa Trời ghê tởm điều gì nhất ở con người? Đó là khi họ chán ghét lẽ thật. Nếu ngươi chán ghét lẽ thật, thì chỉ vì riêng điều đó thôi, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ vui thích nơi ngươi. Điều này không gì có thể thay đổi được. Nếu ngươi chán ghét lẽ thật, nếu ngươi không yêu thích lẽ thật, nếu thái độ của ngươi đối với lẽ thật là lãnh đạm, khinh mạn và kiêu căng, hay thậm chí ác cảm, chống đối, và cự tuyệt – nếu ngươi có những hành vi này, thì Đức Chúa Trời hoàn toàn chán ghét ngươi, và ngươi chết chắc, không thể cứu được. Nếu ngươi thực sự yêu thích lẽ thật trong lòng mình, nhưng tố chất có phần kém cỏi, thiếu hiểu biết, và hơi ngu dốt; nếu ngươi thường phạm sai lầm nhưng không cố ý hành ác, và chỉ đơn thuần là làm vài việc ngu dại; nếu ngươi thực lòng muốn nghe sự thông công của Đức Chúa Trời về lẽ thật, và thực lòng khao khát lẽ thật; nếu thái độ của ngươi đối với lẽ thật và lời Đức Chúa Trời là chân thành và khao khát, và ngươi có thể coi trọng và trân quý lời Đức Chúa Trời – thế là đủ. Đức Chúa Trời thích những người như vậy. Mặc dù đôi lúc ngươi có thể hơi ngu dốt nhưng Đức Chúa Trời vẫn thích ngươi. Đức Chúa Trời quý tấm lòng của ngươi, tấm lòng khao khát lẽ thật, và Ngài yêu thái độ chân thành của ngươi đối với lẽ thật. Vì vậy, Đức Chúa Trời thương xót ngươi và ban ơn cho ngươi. Ngài không xét đến tố chất thấp kém hay sự ngu ngốc của ngươi, và Ngài cũng không xét đến những sự vi phạm của ngươi. Vì thái độ của ngươi đối với lẽ thật là thành khẩn và thiết tha, và tấm lòng ngươi là thật, thế thì vì nhìn vào tấm lòng thành và thái độ của ngươi, Ngài sẽ mãi luôn thương xót đối với ngươi, và Đức Thánh Linh sẽ công tác nơi ngươi, và ngươi sẽ có hy vọng được cứu rỗi. Mặt khác, nếu ngươi là người có lòng dạ chai đá và bê tha, nếu ngươi chán ghét lẽ thật, và không bao giờ chú ý đến lời Đức Chúa Trời và mọi thứ liên quan đến lẽ thật, và chống đối cũng như khinh bỉ từ tận đáy lòng, thì thái độ của Đức Chúa Trời đối với ngươi là gì? Ghê tởm, ác cảm, và thịnh nộ không ngừng. Hai đặc điểm nào được thể hiện rõ trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời? Lòng thương xót chan chứa và cơn thịnh nộ sâu sắc. Từ “chan chứa” trong “lòng thương xót chan chứa” có nghĩa là lòng thương xót của Đức Chúa Trời là lòng khoan dung, kiên nhẫn, nhẫn nại, và đó là tình yêu vĩ đại nhất – đó là nghĩa của từ “chan chứa”. Bởi vì con người ngu dốt và có tố chất kém nên đây là cách Đức Chúa Trời phải làm. Nếu ngươi yêu thích lẽ thật nhưng lại ngu muội và có tố chất kém, thì thái độ của Đức Chúa Trời sẽ là đầy lòng thương xót đối với ngươi. Lòng thương xót bao gồm những gì? Nhẫn nại và bao dung. Đức Chúa Trời bao dung và nhẫn nại đối với sự ngu muội của ngươi, Ngài cho ngươi đủ lòng tin và bao dung để hỗ trợ ngươi, để chu cấp cho ngươi và trợ giúp ngươi, hầu cho ngươi có thể từng chút hiểu được lẽ thật và dần trưởng thành. Điều này được xây dựng dựa trên nền tảng nào? Nó được xây dựng dựa trên nền tảng tình yêu và lòng khao khát lẽ thật của con người, cũng như thái độ chân thành của họ đối với Đức Chúa Trời, lời Ngài và lẽ thật. Đó là những biểu hiện căn bản nhất mà con người nên có. Nhưng nếu ai đó trong lòng chán ghét lẽ thật, ác cảm với lẽ thật, thậm chí thù hận lẽ thật, nếu họ không bao giờ xem trọng lẽ thật, và luôn nói về công lao của mình, họ đã công tác như thế nào, có bao nhiêu kinh nghiệm, đã trải nghiệm những gì, Đức Chúa Trời xem trọng họ và giao phó cho họ những việc lớn ra sao – nếu họ chỉ nói về những điều này, về vốn liếng, công lao và tài năng của mình, luôn khoe khoang, và không bao giờ thông công về lẽ thật, làm chứng cho Đức Chúa Trời, hay thông công về nhận thức có được từ việc trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời hay nhận thức của họ về Đức Chúa Trời, thì chẳng phải là họ chán ghét lẽ thật sao? Đây là biểu hiện của việc chán ghét lẽ thật và không yêu thích lẽ thật. Có người nói: “Nếu không yêu thích lẽ thật, làm sao họ có thể nghe giảng đạo được?”. Có phải ai nghe giảng đạo cũng yêu thích lẽ thật không? Có những người chỉ làm lấy lệ. Họ bất đắc dĩ phải giả bộ trước mặt người khác, sợ rằng nếu họ không tham gia đời sống hội thánh, thì nhà Đức Chúa Trời sẽ không thừa nhận đức tin của họ. Đức Chúa Trời xác định tính chất thái độ đối với lẽ thật này như thế nào? Đức Chúa Trời phán rằng họ không yêu thích lẽ thật, chán ghét lẽ thật. Trong tâm tính, họ có một thứ trí mạng nhất, thậm chí còn trí mạng hơn cả kiêu ngạo và giả dối, đó là chán ghét lẽ thật. Đức Chúa Trời thấy điều này. Với tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, Ngài đối đãi với dạng người này thế nào? Ngài đầy thịnh nộ đối với họ. Nếu Đức Chúa Trời đầy thịnh nộ đối với ai đó, thì có lúc Ngài sẽ trách mắng, hoặc sửa dạy và trừng phạt họ. Nếu họ không cố ý chống đối Đức Chúa Trời, Ngài sẽ bao dung, chờ đợi và quan sát. Do hoàn cảnh hoặc nguyên nhân khách quan khác, Đức Chúa Trời có thể tạm thời dùng những người không tin này để đem sức lực phục vụ cho Ngài. Nhưng ngay khi hoàn cảnh thích hợp và đến thời điểm thích hợp, dạng người này liền bị tống ra khỏi nhà Đức Chúa Trời, bởi họ thậm chí còn không xứng để đem sức lực phục vụ. Đó là sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời lại đầy sự thịnh nộ sâu sắc như vậy? Điều này thể hiện sự thù hận tột độ của Đức Chúa Trời đối với những kẻ chán ghét lẽ thật. Sự thịnh nộ sâu sắc của Đức Chúa Trời cho thấy Ngài đã quy định kết cục và đích đến của loại người chán ghét lẽ thật này. Đức Chúa Trời xếp những người này vào đâu? Đức Chúa Trời xếp họ vào doanh trại của Sa-tan. Bởi vì Ngài đầy thịnh nộ đối với họ và chán ghét họ, nên Ngài đóng cửa với họ, Ngài không cho phép họ đặt chân qua ngưỡng cửa nhà Ngài và không cho họ cơ hội được cứu rỗi. Đây là một biểu hiện của sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Đức Chúa Trời cũng đặt họ ngang hàng với Sa-tan, với ô quỷ và tà linh, cũng như người không tin, và khi đến thời điểm thích hợp, Ngài sẽ đào thải họ. Đây chẳng phải là một cách xử lý họ sao? (Thưa, phải.) Đó là sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Và một khi bị đào thải, điều gì chờ đợi họ? Họ có bao giờ được hưởng lại ân điển và phúc lành của Đức Chúa Trời, cũng như sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời nữa không? (Thưa, không.)
– Hiểu lẽ thật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện bổn phận của một người cho đúng, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu ngươi chán ghét lẽ thật, luôn bôi nhọ và miệt thị lẽ thật, nếu ngươi có dạng bản tính này, thì ngươi không dễ biến đổi. Cho dù ngươi có biến đổi, thì còn phải xem thái độ của Đức Chúa Trời có chuyển biến hay không. Nếu những gì ngươi làm có thể đạt đến khiến thái độ của Đức Chúa Trời chuyển biến, thì ngươi vẫn còn hy vọng được cứu rỗi. Nếu ngươi không thể đạt đến khiến thái độ của Đức Chúa Trời chuyển biến, và sâu trong lòng Đức Chúa Trời, từ lâu Ngài đã chán ghét thực chất của ngươi, thì ngươi không còn hy vọng được cứu rỗi. Vì thế, các ngươi phải kiểm điểm bản thân. Nếu ngươi đang ở trong tình trạng chán ghét lẽ thật và chống đối lẽ thật, thì rất nguy hiểm. Nếu ngươi thường xuyên nảy sinh tình trạng như vậy, thường xuyên rơi vào tình trạng như vậy, hoặc nếu về cơ bản ngươi là dạng người này, thì càng phiền phức hơn nữa. Nếu thỉnh thoảng ngươi mới ở trong tình trạng chán ghét lẽ thật, thì một mặt, có thể do vóc giạc của ngươi nhỏ bé; mặt khác, bản thân tâm tính bại hoại của con người có dạng thực chất này, mà khó tránh khỏi nảy sinh tình trạng này. Tuy nhiên, tình trạng này không đại diện cho thực chất của ngươi. Đôi khi, một tâm trạng nhất thời có thể nảy sinh một loại tình trạng khiến ngươi chán ghét lẽ thật. Đó chỉ là nhất thời. Nó không phải là do thực chất tâm tính chán ghét lẽ thật của ngươi gây ra. Nếu đó là tình trạng nhất thời thì có thể xoay chuyển, nhưng xoay chuyển thế nào? Ngươi phải lập tức đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật về phương diện này và đạt đến khiến ngươi có thể thừa nhận lẽ thật, cũng như thuận phục lẽ thật và Đức Chúa Trời. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng này. Nếu ngươi không giải quyết mà cứ để nó tiếp diễn, thì ngươi gặp nguy hiểm rồi. Chẳng hạn có người nói: “Dù sao thì tôi cũng có tố chất kém và không hiểu được lẽ thật, nên tôi sẽ không mưu cầu lẽ thật nữa, tôi cũng không cần phải thuận phục Đức Chúa Trời. Làm sao Đức Chúa Trời có thể cho tôi tố chất này được chứ? Đức Chúa Trời không công chính!”. Ngươi phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời. Đó chẳng phải là chán ghét lẽ thật sao? Đó chính là thái độ chán ghét lẽ thật và biểu hiện của chán ghét lẽ thật. Biểu hiện này nảy sinh là có bối cảnh, nên cần phải giải quyết bối cảnh và căn nguyên nảy sinh tình trạng này. Một khi giải quyết được căn nguyên, thì tình trạng của ngươi cũng sẽ biến mất theo. Một số tình trạng giống như triệu chứng, chẳng hạn như ho, có thể là do cảm lạnh hoặc viêm phổi. Nếu ngươi chữa cảm lạnh hoặc viêm phổi, thì cơn ho cũng sẽ thuyên giảm. Khi giải quyết được gốc bệnh, triệu chứng cũng biến mất. Nhưng một số tình trạng chán ghét lẽ thật không phải là triệu chứng, mà là khối u. Gốc bệnh nằm bên trong. Có thể nhìn từ bên ngoài, ngươi không thể tìm thấy bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một khi phát bệnh thì sẽ gây tử vong. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Dạng người này không bao giờ tiếp nhận hay thừa nhận lẽ thật, thậm chí còn thường xuyên bôi nhọ lẽ thật như người ngoại đạo. Dù ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng họ không ngừng bôi nhọ, cự tuyệt và bác bỏ lẽ thật. Bất kể lẽ thật nào – dù là biết mình, thừa nhận tâm tính bại hoại của mình, tiếp nhận lẽ thật, thuận phục Đức Chúa Trời, không làm việc qua loa chiếu lệ, hay là có thể làm người trung thực – phương diện nào họ cũng không tiếp nhận, thừa nhận, không thèm để ý, thậm chí còn bác bỏ và bôi nhọ mọi khía cạnh lẽ thật. Đây chính là tâm tính chán ghét lẽ thật, nó là một loại thực chất. Loại thực chất này dẫn đến kết cục như thế nào? Bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và đào thải, sau đó diệt vong. Hậu quả rất nghiêm trọng.
– Hiểu lẽ thật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện bổn phận của một người cho đúng, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời nhập thể đã đến. Đối với những người tin vào Đức Chúa Trời thực tế, điều quan trọng nhất cần đạt được là gì? Đó là lẽ thật, là sự sống; ngoài ra không còn điều gì có ý nghĩa nữa. Khi Đấng Christ đến, điều Ngài mang đến là lẽ thật, sự sống; Ngài đến để chu cấp sự sống cho con người. Vậy, để tin vào Đức Chúa Trời thực tế, người ta phải làm gì? Để đạt được lẽ thật và sự sống, người ta phải làm gì? Đức Chúa Trời đã bày tỏ quá nhiều lẽ thật. Tất cả những người khao khát sự công chính nên ăn uống no nê lời Đức Chúa Trời. Mọi lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật. Lời của Ngài rất phong phú và dồi dào; khắp nơi đều có vàng ròng, đâu đâu cũng có kho báu. Tận hưởng sự trù phú của vùng đất Ca-na-an xinh đẹp, những ai yêu lẽ thật thì trong lòng đều tràn ngập niềm vui. Mỗi lời của Đức Chúa Trời mà họ ăn uống đều có lẽ thật, ánh sáng và đều quý giá. Những người không yêu lẽ thật thì cau mày buồn bã; họ ngồi dự tiệc nhưng lại chịu đói, lộ vẻ đáng thương. Những người có thể tìm kiếm lẽ thật sẽ ngày càng đạt được nhiều điều, còn những người không tìm kiếm lẽ thật sẽ đi vào ngõ cụt. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là học cách tìm kiếm lẽ thật trong mọi sự, đạt được sự hiểu biết về lẽ thật, biết thực hành lẽ thật và có thể thực sự thuận phục Đức Chúa Trời. Đó chính là tin vào Đức Chúa Trời. Tin vào Đức Chúa Trời thực tế là có được lẽ thật và sự sống. Lẽ thật được dùng để làm gì? Nó có được dùng để làm phong phú thêm thế giới tinh thần của con người không? Có phải là để cung cấp cho con người một nền giáo dục tốt không? (Thưa, không.) Vậy lẽ thật giải quyết được vấn đề gì cho con người? Lẽ thật là để giải quyết tâm tính bại hoại của con người, giải quyết bản tính phạm tội của con người, giúp con người có thể sống trước Đức Chúa Trời và sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Một số người không hiểu lẽ thật là gì. Họ luôn cảm thấy rằng lẽ thật thâm sâu và trừu tượng, và lẽ thật là một điều huyền bí. Họ không hiểu rằng lẽ thật là điều để con người thực hành, là điều để con người áp dụng. Có người đã tin vào Đức Chúa Trời mười hay hai mươi năm mà vẫn không hiểu chính xác lẽ thật là gì. Loại người này đã đạt được lẽ thật chưa? (Thưa, chưa.) Những người chưa có được lẽ thật chẳng đáng thương hay sao? Rất đáng thương – như có bài thánh ca đã hát, họ đang “ngồi dự tiệc nhưng lại chịu đói”. Đạt được lẽ thật không khó, bước vào thực tế lẽ thật cũng không khó, nhưng nếu con người luôn chán ghét lẽ thật, liệu họ có thể đạt được nó không? Họ không thể. Vì vậy ngươi phải luôn đến trước Đức Chúa Trời, xem xét những trạng thái nội tâm chán ghét lẽ thật của mình, xem ngươi có những biểu hiện gì của việc chán ghét lẽ thật, những cách làm việc nào là chán ghét lẽ thật, và ngươi có thái độ chán ghét lẽ thật trong những việc gì – ngươi phải thường xuyên kiểm điểm về những điều này. Chẳng hạn, có người khiển trách ngươi rằng: “Anh không thể thực hiện bổn phận chỉ bằng cách dựa vào ý riêng của mình – anh nên phản tỉnh và biết mình”, thế là ngươi tức giận phản bác: “Cách tôi thực hiện bổn phận là không tốt, còn cách anh thực hiện bổn phận thì tốt sao? Có gì sai trong cách tôi thực hiện bổn phận chứ? Đức Chúa Trời hiểu được lòng tôi!”. Đây là dạng thái độ gì vậy? Có phải là thái độ tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không.) Khi gặp chuyện, trước hết người ta phải có thái độ tiếp nhận lẽ thật. Không có dạng thái độ này cũng giống như việc không có bình để nhận báu vật, do đó khiến ngươi không thể đạt được lẽ thật. Nếu người ta không thể đạt được lẽ thật thì đức tin của họ vào Đức Chúa Trời là vô ích! Mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời là để đạt được lẽ thật. Nếu không thể đạt được lẽ thật thì niềm tin của họ vào Đức Chúa Trời đã thất bại rồi. Đạt được lẽ thật là gì? Đó là khi lẽ thật trở thành thực tế của ngươi, trở thành sự sống của ngươi. Đạt được lẽ thật là như vậy – tin vào Đức Chúa Trời nghĩa là như vậy! Đức Chúa Trời phán lời Ngài để làm gì? Đức Chúa Trời bày tỏ những lẽ thật đó để làm gì? Để con người có thể tiếp nhận lẽ thật hầu cho sự bại hoại sẽ được làm tinh sạch; để con người có thể đạt được lẽ thật hầu cho lẽ thật trở thành sự sống của họ, nếu không thì tại sao Đức Chúa Trời lại bày tỏ nhiều lẽ thật như vậy? Để cạnh tranh với Kinh Thánh ư? Để thành lập một “Trường đại học Lẽ thật” và đào tạo một nhóm người ư? Không phải vì những lý do đó, mà là để cứu rỗi nhân loại triệt để, để con người hiểu được lẽ thật và cuối cùng đạt được lẽ thật. Bây giờ ngươi đã hiểu rồi phải không? Điều gì là quan trọng nhất trong việc tin vào Đức Chúa Trời? (Thưa, là đạt được lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật.) Tiếp theo, vấn đề là các ngươi bước vào thực tế lẽ thật bằng cách nào và liệu các ngươi có thể bước vào thực tế lẽ thật hay không.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời chứng trải nghiệm liên quan
Thấy được tôi là kẻ chán ghét lẽ thật
Thu hoạch từ việc viết lời chứng